tue_ngoc2006

New Member

Download miễn phí Bài kiểm tra môn kinh tế quốc tế





Câu 10: Tại sao hiện nay các Quốc gia lại gia tăng sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau ngoài các công cụ bảo hộ truyền thống như thuế quan và hạn ngạch. Bạn có nghĩ rằng một nước hoàn toàn có được chỉ số về mức độ bảo hộ chính xác đối với các ngành thay thế nhập khẩu không? tại sao?
Trả lời:
1. Hiện nay các Quốc gia lại gia tăng sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau ngoài các công cụ bảo hộ truyền thống như thuế quan và hạn ngạch vì : Đối với các công cụ truyền thống thì chỉ được áp dụng với những quốc gia, những trường hợp mang tính phổ biến, còn trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, với các Quốc gia có đặc điểm rieng biệt thì việc gia tăng sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau là cần thiết, bù đắp những thiếu hụt mà các công cụ bảo hộ truyền thống không có được. Chẳng hạn như, hạn nghạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước hay nguồn tài nguyên trong nước; còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực ra mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định, được thực hiện với những quốc gia có có khối lượng xuất khẩu quá lớn về một mặt hàng. Hay, với những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động. được xuất phát từ đòi hỏi thực tế của đời sống để đem lại lợi ích cho nước chủ nhà trong quan hệ thương mại quốc tế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Tự do hóa thương mại đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển khác nhau, nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại, tranh thủ khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia.
Nội dung: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phảt triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng lẫn bề sâu.
Biện pháp: Ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do và WTO, chủ động xây dựng lộ trình cắt giảm những hàng rào thuế quan và phi thuế quan, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ xuất nhập khẩu (đầu tư, tỷ giá hối đoái, tín dụng theo chiều hướng nới lỏng dần sự can thiệp).
Kết quả của tự do hóa thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa để hàng hóa và công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Trên cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn.
Như vậy, xu hướng tự do hóa thương mại không có nghĩa là từng bước dỡ bở tất cả các rào cản trong thương mại quốc tế, mà là việc điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần, với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia. Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hoá thương mại một cách phù hợp với điều kiện và khả năng của quốc gia và dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Quá trình tự do hóa thương mại gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuân khổ pháp lý giữa các quốc gia. Song song với xu hướng tự do hóa thương mại luôn luôn là xu hướng bảo hộ mậu dịch. Đây là hai xu hướng đối nghịch nhau trong chính sách thương mại quốc tế, nhưng chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau, một sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Trong thực tế hai xu hướng này song song tồn tại, sử dụng kết hợp với nhau. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tùy theo các điều kiện và đặc điểm cụ thể mà người ta sử dụng và kết hợp khéo léo giữa hai xu hướng này với những mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực của hoạt động thương mại quốc tế.
Liên hệ thực tế Việt Nam:
Trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó chính sách phát triển thương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam luôn khẳng định ủng hộ xu hướng tự do hóa thương mại, tích cực tham gia vào đàm phán, tham gia vào các khu vực mậu dịch tự do FTA và đặc biệt vào ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Kể từ thập niên 1990, hình thái khu vực mậu dịch tự do FTA (Free Trade Agreement) song phương hay nhiều bên trở nên phổ biến, với phạm vi hợp tác rộng lớn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường. Tính đến nay, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết, đã và đang triển khai các hiệp định FTAs như: Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA); Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản; ASEAN - Ấn Độ. Đặc biệt, tháng 7/2009 Hiệp định FTA song phương đầu tiên của Việt Nam với Nhật Bản có hiệu lực, với nhiều cam kết tự do hóa thương mại, miễn giảm thuế…sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu và đầu tư thông thoáng hơn với doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, 1/1995 Việt Nam đã chính thức làm đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đảng ta đã nhận thức rõ: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia”, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm đồng bộ các yếu tố của thị trường, kiên trì đàm phán, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn phát triển thương mại quốc tế với nhiều cơ hội: thị trường hàng hóa được mở rộng, hàng hóa và dịch vụ sẽ được hưởng các ưu đãi và đối xử bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước được nâng cao… Bên cạnh đó sẽ có nhiều thách thức: cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, sự phụ thuộc giữa các nước tăng lên…Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chính sách thương mại của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài, chính sách này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế.
- Đối với các hàng rào thuế quan: Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất, nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn giảm thuế với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa. Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 đến 7 năm tới.Trong đó mức thuế nhập khẩu nông sản giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%. Bên cạnh đó Việt Nam cũng cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thiết bị y tế với thời gian giảm thuế là từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên Việt Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuế quan với đường, trứng, gia cầm, thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này mức thuế hiện hành là ( trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40%, lá thuốc lá 30%, muối 30%).
- Các hàng rào phi thuế quan: Theo định hướng của chính sách thương mại của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu. Ví dụ: Việt Nam cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không liên quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ nhu cầu đại chúng.
- Các hàng rào kỹ thuật: Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con ngườ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top