pe_h30_kute

New Member

Download miễn phí Giáo trình Tổng quan về viễn thông





Trong mạng viễn thông, các hệ thống chuyển mạch, định tuyến đóng vai trò là các nút mạng và được xem như là trái tim của mạng lưới. Như vậy, có nghĩa chuyển mạch có vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định khả năng phục vụ, hoạt động của mạng lưới. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các công nghệ về chuyển mạch và định tuyến cũng phát triển rất nhanh. Chuyển mạch đã trải qua sự phát triển lâu dài, từ tổng đài cơ điện cho đến tổng đài số, từ công nghệ chuyển mạch kênh sang công nghệ chuyển mạch gói
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g dụng Máy chủ A

Máy chủ B
Phần mềm
ứng dụng
Tầng 7
Tầng 6
Tầng 5
Tầng 4

Application
Presentation
Session
Transport
a)
Giao thức tầng ứng dụng Ứng dụng
Giao thức tầng trình diễn
Trình diễn
Giao thức tầng phiên
Phiên
Giao thức tầng giao vận
Giao vận
Mạng truyền thông cấp dưới
a)
Tầng 3
Tầng 2
Tầng 1
Network
Data link
Physical
Network
b) Data link c) Physical
Mạng
Liên kết dữ liệu
Vật lý
Mạng
b) Liên kết dữ liệu c) Vật lý
a) Giao thức tầng mạng
b) Giao thức tầng liên kết dữ liệu c) Giao thức tầng vật lý

Môi trường vật lý
Tầng vật lý
Hình 3.8: Mô hình tham chiếu OSI
Tầng vật lý liên quan đến quá trình truyền dẫn tín hiệu qua một kênh truyền thông. Vấn đề chính của việc thiết kế là đảm bảo khi một bên gửi bít “1” thì bên kia cũng phải nhận được bít “1” chứ không phải bít “0”. Các đặc tính kỹ thuật điển hình của tầng vật lý gồm: tốc độ bít, giá trị điện áp sử dụng để biểu diễn bít “0” và bít “1”, số chân cắm và loại bộ nối (connector) sử dụng. Tầng vật lý trong các hệ thống được thiết kế để giảm thiểu lỗi khi hoạt động. Trong trường hợp có lỗi thì các tầng trên sẽ bị ảnh hưởng.
Các đặc tả của tầng vật lý liên quan đến các giao diện điện, cơ và phương tiện truyền dẫn vật lý. Phương tiện truyền dẫn được hiểu là ở dưới tầng vật lý, nhưng các đặc tính nó yêu cầu có chứa trong đặc tả của tầng vật lý.
Tầng liên kết dữ liệu
Tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ tạo lập các khung, gửi chúng tới kênh truyền thông vật lý thông qua tầng vật lý; nhận khung, kiểm tra lỗi và chuyển khung không có lỗi lên tầng mạng. Tầng liên kết dữ liệu phía nhận gửi tín hiệu xác nhận cho tầng liên kết dữ liệu phía truyền. Phía truyền có thể truyền lại khung nếu trong một khoảng thời gian nhất định phía nhận không gửi tín hiệu xác nhận.
ISO định rõ tầng liên kết dữ liệu cho các mạng LAN và chia các đặc tả thành 2 tầng
con:
- Tầng điều khiển truy nhập phương tiện (MAC – Medium Access Control)
- Tầng điều khiển liên kết logic (LLC – Logical Link Control)
Do tính chất phức tạp của tầng liên kết dữ liệu trong các mạng LAN mà sự phân chia này là cần thiết. Trong mạng LAN, các máy tính được nối tới cùng một dây cáp, chúng chia sẻ khả năng truyền dẫn của một kênh quảng bá (đa truy nhập hay truy nhập ngẫu nhiên). Tầng con MAC liên quan đến các chức năng phụ thuộc phần cứng mạng. Hai ví dụ phổ biến nhất của các công nghệ mạng LAN là CSMA/CD (Ethernet) và Token Ring. Tầng con LLC quan tâm nhất đến khía cạnh toàn vẹn dữ liệu như: truyền lại dữ liệu, xác nhận việc nhận dữ liệu. Đối với các liên kết điểm-điểm đơn giản hơn thì không cần tách tầng MAC. Trong trường hợp này, chỉ một đặc tả giao thức tầng liên kết dữ liệu cũng có thể bao phủ toàn bộ tầng liên kết dữ liệu.
Trong mạng LAN, mỗi máy tính có riêng một địa chỉ MAC (địa chỉ phần cứng). Địa chỉ này được sử dụng để xác định nguồn và đích của mỗi khung trên kênh quảng bá. Nhờ có địa chỉ MAC, các máy tính có thể có một kết nối điểm-điểm thông qua một kênh quảng bá được chia sẻ bởi nhiều kết nối điểm-điểm. Cần chú ý rằng địa chỉ MAC chỉ được sử dụng ở bên trong mạng LAN chứ không được truyền tới các mạng khác.
Tầng mạng
Các tầng bên dưới tầng mạng chỉ quan tâm đến các kết nối điểm-điểm giữa 2 nút. Tầng mạng có những kiến thức về kiến trúc mạng và cùng với tầng mạng của các nút nó phục vụ, các gói dữ liệu được định tuyến thông qua mạng để tới đích. Mỗi nút có riêng một địa chỉ toàn cục (tầng mạng).
Vấn đề chính yếu là xác định có bao nhiêu gói tin được định tuyến từ điểm nguồn tới điểm đích. Việc định tuyến có thể dựa trên các bảng định tuyến cố định tại tầng mạng và chúng hiếm khi thay đổi, hay các tuyến có thể thay đổi để phản ánh tải trọng hiện thời của mạng.
Khi có nhu cầu, các máy chủ của mạng có thể tự do gửi các gói tin. Chúng thường không được biết gì về mật độ lưu lượng của các máy chủ khác hay của các kết nối trên mạng. Tình cờ, nếu có nhiều máy chủ cùng trao đổi thông tin tại một thời điểm và có quá
nhiều gói được truyền thì sẽ tạo ra các khu vực dễ bị tắc nghẽn trên mạng. Việc điều khiển tắc nghẽn cũng thuộc về tầng mạng.
Trong các mạng dữ liệu công cộng, chức năng tính cước thường được xây dựng bên trong tầng mạng. Phần mềm trong tầng mạng phải đếm xem có bao nhiêu gói tin hay ký tự mà mỗi khách hàng đã gửi để đưa ra thông tin tính cước.
Trong một mạng quảng bá biệt lập (chẳng hạn Ethernet) việc định tuyến đơn giản đến mức có thể không cần đến tầng mạng. Địa chỉ MAC có thể nhận dạng các máy chủ. Tuy nhiên nếu các mạng này được nối tới các mạng khác, thì các địa chỉ mạng bắt buộc phải có. Chú ý rằng các địa chỉ MAC sử dụng trong tầng liên kết dữ liệu là không quan trọng bên ngoài mạng LAN.
Tầng giao vận
Tầng giao vận là tầng đầu-cuối thực sự đầu tiên. Các giao thức từ tầng giao vận trở lên của các trạm sử dụng mạng như một kết nối điểm-điểm để truyền thông. Thông điệp nguồn trên đường đi có thể được tầng mạng tách ra và tầng phiên bên nhận sẽ là nơi đầu tiên các gói nhỏ thuộc cùng một thông điệp gặp lại nhau.
Tầng giao vận hoạt động như một tầng giao diện giữa các tầng thấp (dành cho việc kết nối mạng) và các tầng cao (dành cho các dịch vụ ứng dụng). Nhiệm vụ của tầng này là đảm bảo ngăn chặn thường xuyên việc truyền dẫn từ đầu cuối đến đầu cuối không có lỗi và các gói tin khôn gbị mất trong quá trình truyền thông. Để thực hiện điều này trong tầng giao vận có thể bao gồm các thủ tục truyền lại hay thủ tục xác nhận.
Tầng giao vận thường cung cấp 2 lớp dịch vụ cơ sở cho tầng phiên:
- Truyền các thông điệp và gói dữ liệu riêng biệt qua mạng. Các thông điệp được truyền có thể tới đích theo thứ tự khác nhau và lỗi có thể xuất hiện. Ví dụ giao thức UDP – User Datagram Protocol của Internet (không thuộc về các giao thức OSI) và giao thức giao vận, lớp 1 (TP1) của OSI (IS 9072).
- Kênh truyền điểm-điểm không lỗi sẽ chuyển các thông điệp theo cùng một thứ tự như khi chúng được gửi. Ví dụ giao thức điều khiển truyền thông (TCP) của Internet (không có trong chuẩn giao thức OSI) và TP4 của OSI (IS 8072/8073)
Tầng phiên
Tầng giao vận đảm bảo cho sự thành công trong truyền thông đầu-cuối giữa các máy tính. Thực tế, quá trình truyền thông được thực hiện bởi 4 tầng bên dưới tầng phiên. Ba tầng cao nhất không cần thiết cho quá trình truyền dữ liệu, nhưng chúng tạo sự tương thích cho các ứng dụng và do vậy các chương trình ứng dụng chạy trên các máy có thể hiểu được nhau.
Tầng phiên cho phép sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập các phiên làm việc với nhau. Ví dụ, nó cho phép người sử dụng truy nhập vào một hệ thống chia sẻ thời gian ở xa hay cho phép truyền tệp giữa 2 máy tính.
Tầng phiên cho phép truyền thông các dữ liệu bình thường, giống như tầng giao vận thực hiện, nhưng nó còn cung cấp một s
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top