Pepe

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG.
3.1.Giới thiệu các ngôn ngữ lập trình:
Lập trình cho S7 200 và các PLC khác của hãng Siemens dựa trên 3 phương pháp
cơ bản:
Phương pháp hình thang (Ladder logic _ LAD).
Phương pháp khối hàm (Function Block Diagram _ FBD).
Phương pháp liệt kê câu lệnh (Statement List _ STL).
Chương này sẽ giới thiệu các thành phần cơ bản của ba phương pháp và cách sử dụng
chúng trong lập trình.
Nếu chương trình được viết theo ngôn ngữ LAD (hay FBD) thì có thể chưyển sang ngôn
ngữ STL hay FBD (hay LAD) tương ứng. Nhưng không phải bất cứ chương trình viết
theo STL nào cũng chuyển sang ngôn ngữ LAD hay FBD được. Bộ tập lênh STL được
trình bày trong giáo án này đều có một chức năng như các tiếp điểm, cuộn dây, các hộp
(trong LAD) hay IC số trong FBD.
Những lệnh này phải phối hợp được trạng thái các tiếp điểm để quyết định về giá
trị trạng thái đầu ra hay giá trị logic cho phép hay không cho phép thực chức năng của
một (hay nhiều) cuộn dây hay hộp. Trong lập trình lôgic thường hay sử dụng hai ngôn
ngữ LAD và STL vì nó gần gũi hơn đối với chuyên ngành điện. Sau đây là những định
nghĩa cần nắm khi bắt tay vào thiết kế một chương trình:
1. Định nghĩa về LAD: LAD là ngôn ngữ lập trình bằng đồ họa. Nhữnh thành phần cơ
bản dùng trong LAD tương ứng với những thành phần cơ bản dùng trong bảng mạch rơle.
+ Tiếp điểm có hai loại: Thường đóng
Thường hở
+ Cuộn dây (coil): ( )
+ Hộp (box): Mô tả các hàm khác nhau, nó làm việc khi có tín hiệu đưa đến hộp.
Có các nhóm hộp sau: hộp các bộ định thời, hộp các bộ đếm, hộp di chuyển dữ
liệu, hộp các hàm toán học, hộp trong truyền thông mạng...
+ Mạng LAD: Là mạch nối các phần tử thành một mạng hoàn thiện, các phần tử
như cuộn dây hay các hộp phải được mắc đúng chiều. Nguồn điện có hai đường
chính, một đường bên trái thể hiện dây nóng, một đường bên phải là dây trung tính
(neutral) nhưng không được thể hiện trên giao diện lập trình. Một mach làm việc
được khi các phần tử được mắc đúng chiều và kín mạch.
2. Định nghĩa về STL: Là phương pháp thể hiện chương trình dưới dạng tập hợp các câu
lệnh. Để tạo ra một chương trình bằng STL, người lập trình cần hiểu rõ cách
sử dụng 9 bit trong ngăn xếp (stack) logic của S7 200.
Ngăn xếp là một khối 9 bit chồng lên nhau từ S0÷S8, nhưng tất cả các thuật toán
liên quan đến ngăn xếp đều làm việc với bit đầu tiên và bit thứ hai (S0 và S1) của ngăn
xếp. giá trị logic mới có thể được gởi hay nối thêm vào ngăn xếp. Hai bit S0 và S1 phối
hợp với nhau thì ngăn xếp được kéo lên một bit.
Ngăn xếp của S7 200 (logic stack):Đề cương chi tiết môn học điều khiển logic Bộ môn tự động Đo Lường – Khoa Điện
Người biên soạn: Lâm Tăng Đức - Nguyễn Kim Ánh 45
S0
S1
S2
S3
S4
S5
S6
S7
S8
3.2.Vòng quét (thực hiện chương trình) và cấu trúc của một chương trình:
PLC thực hiện chương trình theo vòng lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét (scan).
Các giai đoạn của vòng quét:
Khi gặp lệnh vào/ra tức thời ngay lập tức hệ thống dừng tất cả mọi công việc khác,
ngay cả chương trình xử lý ngắt để thực hiện chương trình này trực tiếp với cổng vào/ra.
Nếu sử dụng các chế độ ngắt, chương trình con tương ứng với từng tín hiệu
ngắt được soạn thảo và cài đặt như một bộ phận của chương trình. Chương trình xử
lý ngắt chỉ được thực hiện trong vòng quét khi xuất hiện tín hiệu báo ngắt và có thể
xảy ra ở bất cứ thời điểm nàơ trong vòng quét.
Stack0 bit đầu tiên của ngăn xếp.
Stack1 bit thứ hai của ngăn xếp.
Stack2 bit thứ ba của ngăn xếp.
Stack3 bit thứ tư của ngăn xếp.
Stack4 bit thứ năm của ngăn xếp.
Stack5 bit thứ sáu của ngăn xếp.
Stack6 bit thứ bảy của ngăn xếp.
Stack7 bit thứ tám của ngăn xếp.
Stack8 bit thứ chín của ngăn xếp.
Hình 3.3: Mô tả ngăn xếp của S7 200.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiĐề cương chi tiết môn học điều khiển logic Bộ môn tự động Đo Lường – Khoa Điện
Người biên soạn: Lâm Tăng Đức - Nguyễn Kim Ánh 46
3.3.Tập lệnh S7-200:
Tập lệnh của S7-200 được chia làm 3 nhóm:
1. Các lệnh mà khi thực hiện thì làm việc độc lập không phụ thuộc vào giá trị logic
của bit đầu tiên trong ngăn xếp (gọi là nhóm lệnh không điều kiện).
2. Các lệnh chỉ thực hiện khi bit đầu tiên trong ngăn xếp có giá trị bằng 1 (gọi là
nhóm lệnh có điều kiện).
3. Các nhãn lệnh đánh dấu vị trí trong tập lệnh (gọi là nhóm lệnh điều khiển
chương trình).
! Các ngôn ngữ sử dụng chữ I (Immediately) để chỉ ý nghĩa tức thời.
Cây lệnh
Tập lệnh Bit
Tập lệnh can thiệp vào thời gian hệ thống
Tập lệnh truyền thông
Tập lệnh so sánh
Tập lệnh biến đổi
Tập các bộ đếm
Tập lệnh toán học
Tập lệnh toán học
Tập lệnh điều khiển ngắt
Tập lệnh các phép tính logic biến đổi
Tập lệnh di chuyển dữ liệu
Tập lệnh điều khiển chương trình
Tập lệnh thao tác với thanh ghi (dịch/quay vòng thanh ghi)
Tập lệnh làm việc với chuỗi
Tập lệnh làm việc với bảng dữ liệu
Tập các bộ định thời
Tập lệnh gọi chương trình con và chương trình ngắt
14. SIMATIC Shift and Rotate Register Instrutions:
Làm việc với thanh ghi có nhóm lệnh sau:
Lệnh dịch chuyển thanh ghi, trong này cũng có hai nhóm:
+ Lệnh dịch chuyển thanh ghi 8 bit, 16 bit, 32 bit.
+ Lệnh dịch chuyển thanh ghi có độ dài tuỳ ý, được định nghĩa trong lệnh.
Lệnh quay vòng thanh ghi, trong này cũng có hai nhóm :
+ Lệnh quay vòng thanh ghi 8 bit, 16 bit, 32 bit.
+ Lệnh quay vòng thanh ghi có độ dài tuỳ ý, được định nghĩa trong lệnh.
Khi sử dụng lệnh dịch chuyển các bit của thanh ghi (Byte, Word, DWord) cần chú ý
các điểm sau đây:
1. Không thực hiện việc dich chuyển nếu số lần đẩy bằng 0.
2. Nếu số lần đẩy có giá trị lớn hơn 0, bit nhớ tràn SM1.1 sẽ có giá trị của bit cuối
cùng được đẩy ra.
3. Nếu số lần đẩy lớn hơn hay bằng 8 đối với byte, 16 đối với Word, 32 đối với
từ kép thì lệnh sẽ thực hiện lệnh đẩy lớn nhất chỉ bằng 8, 16, 32.
4. Lệnh SLB (đẩy các bit của byte sang trái), SLW (đẩy các bit của Word sang
trái) và SLD (đẩy các bit của từ kép sang trái) sẽ chuyển giá trị 0 vào bit thấp
nhất của Byte, Word hay DWord sau mỗi lần đẩy. Sau lệnh thực hiện, bit SM1.1
sẽ có giá trị logic của bit thứ 8-N, 16-N hay 32-N, trong đó N là số lần đẩy.
5. Lệnh SRB (đẩy các bit của byte sang phải), SRW (đẩy các bit của Word sang
phải) và SRD (đẩy các bit của từ kép sang phải) sẽ chuyển giá trị 0 vào bit thấp
nhất của Byte, Word hay DWord sau mỗi lần đẩy. Sau lệnh thực hiện, bit SM1.1
sẽ có giá trị logic của bit thứ N-1, trong đó N là số lần đẩy.
6. Bit báo kết quả 0 (bit SM1.0) sẽ có giá trị logic bằng 1 nếu như sau khi thực
hiện lệnh đẩy nội dung của Byte, Word, DWord bằng 0.
Khi sử dụng lệnh quay vòng các bit của thanh ghi (Byte, Word, DWord) cần chú ý các
điểm sau đây:
1. Lệnh quay thực hiệnn phép đẩy vòng tròn sang trái hay sang phải các bit của
một Byte, Word, DWord. Tại mỗi một lần quay, giá trị của các bit bị đẩy ra ở một
đầu của thanh ghi lại được đưa vào đầu kia của thanh ghi đó.
2. Không thực hiện việc quay vòng nếu số lần quay bằng 0. Hay bằng một bội số
của 8 (đối với byte), của 16 (đối với word) và của 32 (đối với DWord).
3. Đối với các giá trị của số đếm lần quay lớn hơn 8 (đối với byte), của 16 (đối với
word) và của 32 (đối với DWord) lệnh sẽ thực hiện với số đếm lần quay mới bằng
phần dư của của phép chia tương ứng.
4. Khi thực hiện lệnh quay sang phải RRB (quay các bit của byte sang phải),
RRW (quay các bit của Word sang phải) và RRD (quay các bit của từ kép sang
phải), tại mỗi lần quay giá trị của bit thấp nhất được ghi vào bit boá tràn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top