YuD_Kira

New Member

Download miễn phí Hướng dẫn chăn nuôi Đà Điểu





Đà điểu tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đềdinh dưỡng vẫn
là thời sựvà đang tiếp tục nghiên cứu. Các giai đoạn tuổi, khẩu phần thức ăn được cân
đối nhu cầu dinh dưỡng dưới đây sẽcho kết quảtốt.
Thức ăn nuôi đà điểu mới, không ôi mốc, tốt nhất sửdụng cám viên để đà điểu ăn
không rơi vãi. Với điều kiện thực tiễn ởViệt Nam, trong những tháng đầu chúng ta có
thểsửdụng cám viên dùng cho gia cầm đểcho đà điểu ăn. Từ03 tháng tuổi trở đi, có
thểtựlàm lấy thức ăn từcác nguyên liệu sẵn có ởcác địa phương như: ngô, thóc, cám,
đậu tương, bột cá, bột xương. Thức ăn xanh của đà điểu gồm các loại rau như: xà lách,
rau muống ởnhững tháng đầu. Sau đó có thểsửdụng cỏxanh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u dài trung
bình 25 cm. Những cá thể quá hung dữ thường không giữ lại làm giống vì khó kiểm
soát và dễ làm chấn thương con mái. Đà điểu trống biểu hiện khỏe mạnh ở màu đỏ rực
rỡ của mỏ và thân.
- Ghép đàn và phối giống
Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho chúng có thời gian sớm quen
nhau. Khi muốn giao phối con trống lượn quanh mái, có động tác xòe cánh đầu đánh
sang hai bên hông, nếu mái đồng ý cho phối thì nằm xuống chờ trống leo lên với một
chân phải để lên lưng mái và hai đuôi úp dính vào nhau. Động tác phối xong con
trống đứng dậy bỏ đi , còn con mái vẫn nằm, miệng tép tép sau 3 - 4 phút mới đứng
dậy. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14 - 16 giờ
rất ít khi diễn ra vào buổi tối. Trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.
- Nhu cầu dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở,
tuy vậy kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này so với gia cầm vẫn còn vô cùng đơn giản.
Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần:
Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn
buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ. Tuy vậy,
để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đà điểu trong mùa vụ đẻ trứng, có thể phân loại
đà điểu theo năng suất trứng. Đối với đà điểu đẻ cao, phải cho ăn khẩu phần thức ăn
có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn.
Thức ăn xanh: Cỏ ghi nê, cỏ voi và các loại rau khác đà điểu ăn được. Tốt nhất
là đà điểu được thả ở bãi có thảm cỏ xanh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý
muốn.
- Nước uống
Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống. Chúng sẽ không uống nước nóng vì
vậy bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng,
mỗi ngày thay một lần.
- Mùa vụ sinh sản - quy luật đẻ
ở Việt Nam đà điểu đẻ từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 - 9 năm sau. Nghỉ đẻ
và thay lông 3 - 3,5 tháng, trong ngày đẻ tập trung từ 14 - 19 giờ. Vì vậy, thời gian này
phải bố trí người trực đẻ kịp thời nhặt trứng ra khỏi ổ tránh để chúng dẫm vỡ. Nếu quá
19 giờ mà không thấy đẻ xem như ngày hôm đó không đẻ.
Đà điểu mái đẻ theo từng đợt được 8 - 10 quả trứng thì nghỉ sau 7-10 ngày
mới tiếp tục đẻ lại. Con đẻ ít có thể giãn đoạn 1-2 tháng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng
Do nhu cầu con giống trên thế giới nên nâng cao sản lượng trứng ostrich có một
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. ở nhiều nước, người chăn nuôi hướng tới vừa nâng cao số
lượng trứng của một con mái vừa giảm độ tuổi thành thục sinh dục. Trên thế giới đã có
rất nhiều tiến bộ về lĩnh vực này. Kết quả chọn lọc được tiến hành trên 100 năm qua
cho thấy con mái bắt đầu đẻ trong điều kiện trang trại vào năm tuổi thứ 2 - 2,5 trong khi
con trống đến tuổi thành thục vào khoảng 3 năm. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp
ostrich đẻ trứng đầu vào tháng tuổi thứ 16 - 18.
Trong tự nhiên, ostrich đến tuổi thành thục vào năm thứ 4 - 5. Vì thế, thuần hóa
đã giảm được tuổi thành thục sinh dục. Hơn thế nữa, ostrich trang trại đã đẻ được nhiều
trứng hơn so với nhu cầu duy trì giống nòi. Trong tự nhiên, một ổ trứng ostrich thường
có 12 - 18 quả (từ con mái chính). Trong trang trại, những con mái đẻ từ 40 - 100 quả
và đôi khi còn nhiều hơn thế. Một số con mái nuôi trong các trang trại của Mỹ thậm chí
còn đẻ tới 130 quả/mùa cho dù hầu hết chỉ là 40 - 60. Số lượng trứng cao nhất của một
con mái/mùa được ghi nhận là ở Hoa Kỳ với 167 quả.
Sự khác biệt lớn trong số lượng trứng ostrich là một ảnh hưởng của nhiều yếu tố
di truyền và môi trường. Một trong số đó là độ tuổi. Con mái non trong mùa sinh sản
đầu tiên đẻ 10 - 20 quả với khối lượng 1.100 - 1.600 g. Số lượng và khối lượng trứng
tăng lên trong các mùa tiếp theo. Trong mùa sinh sản thứ 2, khối lượng trứng đạt trung
bình khoảng 1.500 g. Các loài phụ ostrich cũng rất quan trọng. Black Châu Phi được
biết đến có năng suất trứng cao nhất. Hơn thế, loài này còn đến tuổi thành thục sớm hơn
cả Blue Neck hay Red Neck.
Điều kiện khí hậu cũng là yếu tố quan trọng và người ta cho rằng kiểu khí hậu
tối ưu đối với ostrich là ở Nam Phi (ấm và khô). Sản lượng trứng ở đó cao hơn Châu
Âu. Số lượng trứng/mùa ở Nam Phi đạt khoảng 60 quả/mái trong khi đó ở Châu Âu
thường giao động từ 35 - 50.
Sản lượng trứng cũng phụ thuộc vào độ dài ban ngày. Các quá trình sinh học
của ostrich trong mùa sinh sản được ánh sáng kích thích rất lớn. Nó đóng một vai trò
đặc biệt trong các quá trình liên quan đến cực điểm giới tính và hình thành trứng. ánh
sáng kích thích quá trình sản sinh estrogen có nghĩa là lượng huyết thanh trong máu
tăng lên cùng với độ dài trong ngày. Tuy nhiên, mức độ protein trong thức ăn được
tăng lên trong mùa sinh sản và ở phương diện nào đó cũng tăng khả năng sinh sản của
chúng. Cần duy trì ánh sáng nhân tạo kéo dài trong ngày đảm bảo thời gian chiếu sáng
16 h/ngày trong cả mùa sinh sản.
- Nhặt trứng
Nên thu nhặt trứng hàng ngày vào buổi chiều muộn hay buổi tối. Đây là công
việc rất rắc rối và tốn nhiều nhân công đặc biệt trong những trang trại rộng lớn bởi vì
đà điểu đẻ trứng ở bất kỳ nơi nào. Để chúng có thể dễ dàng đẻ được ở những nơi đã
chọn trong sân chơi, tốt hơn hết là rải cát để khiến chúng làm ổ tại đây. Đôi khi người
ta còn làm mái che nhỏ (dài 3 m x rộng 3 m x cao 3 m) để che mưa hay nắng nóng.
Tuy nhiên, hiếm khi đà điểu cần đến sự bảo vệ như thế.
Trong mùa sinh sản, người thu nhặt trứng có thể có nguy cơ bị con trống tấn
công do không muốn bị mất trứng trong ổ của con mái. Trong trường hợp này, trứng
phải do hai người thu nhặt một trong số đó cầm một cây gậy dài có chạc ở đầu bởi vì
con trống thường cảm giác nể sợ những vật cao hơn mình. Còn người kia tiến hành
nhặt trứng. Phần hàng rào dưới sân chơi của con trưởng thành nên để một khoảng
không chắn lưới để trong trường bị tấn công khi đang thu nhặt trứng, ta có thể dễ dàng
thoát ra được.
- Vòng đời sinh sản
Vòng đời sinh sản của đà điểu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ thể con sinh sản.
Con mái nuôi trong điều kiện tốt, cho ăn theo khẩu phần có thể đẻ trứng trong 35 - 40
năm. Đỉnh cao của vòng sinh sản rơi vào năm tuổi thứ 5 - 7 và duy trì trong 12 - 15
năm. Con trống được tận dụng trong 10 - 12 năm. khi so sánh với các loài gia cầm
khác thì vòng đời sinh sản của đà điểu dường như kéo dài hơn. 40 năm là con số ấn
tượng khi so sánh với các loài gia cầm khác. Giả sử 1 mái đẻ 40 trứng/mùa và tiếp tục
duy trì số lượng này trong 40 năm thì tổng số là 1.600 quả. Nhân số này với khối
lượng trứng trung bình (1,5 kg) thì ta được tổng khối lượng là 2.400 kg trứng. Qua
giai đoạn 40 năm, con mái sản sinh được 25 kg trứng/1 kg khối lượng cơ thể. Đối với
gà sinh sản (3 - 4 năm) thì giá trị này đạt xấp xỉ 11 kg.
- Những công việc q...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top