cartoonhy18

New Member

Download miễn phí Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Đại cương về bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng





Bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm sau:
- Mầm bệnh (nhân tốgây bệnh): Mầm bệnh có nhiều loại khác nhau bao gồm:
Siêu vi trùng, vi trùng, soạn trùng, nấm vi thể, ký sinh trùng đường máu. với nhiều
chủng loại khác nhau vềkích thước và hình dạng.
- Hiện tượng nhiễm bệnh: Xảy ra trong cơthểsúc vật sau khi mầm bệnh xâm
nhập cơthểvới các điều kiện gây bệnh sau:
+ Mầm bệnh phải phát triển được trong cơthểsúc vật, phải có độc lực đểcó thể
cản được sức đềkháng của cơthể.
+ Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơthểtheo các con đường tiêu hoá. hô
hấp, niêm mạc, máu, đường sinh dục và qua vết xước ởda.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gáy ra viêm tại chỗ.
Quá trình đó thường xảy ra phán ứng mạnh của cơ thể như tăng thân nhiệt, biến đổi
một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu, tạo kháng thể... Nếu cơ thể không khoanh vùng
được mầm bệnh sẽ lan ra toàn thân gây nhiễm trùng toàn thân hay nhiễm trùng huyết.
9.1.3. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm sau:
- Mầm bệnh (nhân tố gây bệnh): Mầm bệnh có nhiều loại khác nhau bao gồm:
Siêu vi trùng, vi trùng, soạn trùng, nấm vi thể, ký sinh trùng đường máu... với nhiều
chủng loại khác nhau về kích thước và hình dạng.
- Hiện tượng nhiễm bệnh: Xảy ra trong cơ thể súc vật sau khi mầm bệnh xâm
nhập cơ thể với các điều kiện gây bệnh sau:
+ Mầm bệnh phải phát triển được trong cơ thể súc vật, phải có độc lực để có thể
cản được sức đề kháng của cơ thể.
+ Đường xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể theo các con đường tiêu hoá. hô
hấp, niêm mạc, máu, đường sinh dục và qua vết xước ở da.
+ Mầm bệnh phải có số lượng đủ để gây bệnh khi vào cơ thể nó phải phát triển
nhanh. Sức gây bệnh của vi trùng phụ thuộc vào sự biến đổi độc lực và sức đề kháng
của cơ thể vật nuôi. Mầm bệnh có thể bị cơ thể vật nuôi tiêu diệt, cũng có thể phát
triển và gây bệnh truyền nhiễm cho sát nuôi. Đó là cuộc đấu tranh giữa cơ thể bị nhiễm
ht
tp
:/
/c
nt
y.
ru
me
na
si
a.
or
g,
T
L
th
am
k
ha
o,
P
.V
.
Ha
i
203
trùng và vi trùng. Tuỳ theo khả năng chống đỡ của cơ thể mà vật nuôi có thể bị nhiễm
bệnh đơn thuần (chỉ do một loại vi trùng gây nên) hay bị nhiễm trùng kết hợp (do hai
hay nhiều vi trùng gây bệnh cùng một lúc) hay bị nhiễm trùng kế phát nhau.
Tuỳ theo tính chất, mức độ và thời gian của quá trình bệnh mà người ta chia ra
các thể bệnh:
+ Thể quá cấp: súc vật thường chết ngay khi chưa có triệu chứng điển hình.
+ Thể cấp tính: bệnh diễn biến nhanh có triệu chứng điển hình là thường bị chết
trong vòng 7-10 ngày.
+ Thể á cấp tính: bệnh diễn biến chậm hơn kéo dài vài tuần lễ thể hiện rõ triệu
chứng điển hình.
+ Thể mãn tính: bệnh lúc phát lúc khỏi, kéo dài hàng tháng đến hằng năm.
Một số trường hợp có thể có thể ẩn, đó là súc vật mang mầm bệnh nhưng không
phát bệnh rõ ràng nhưng lại thường xuyên thải mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
Đây là nguồn bệnh rất nguy hiểm.
- Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm được chia thành các thời kỳ như sau:
+ Thời kỳ ủ bệnh: Dài hay ngắn tuỳ từng trường hợp vào các loại bệnh khác nhau và khả
năng đề kháng của cơ thể vật nuôi, được tính từ khi vi trùng xâm nhập cho đến khi
xuất hiện triệu chứng đầu tiên.
+ Thời kỳ liềm phát: Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi bệnh toàn
phát. Cơ thể phát sinh các rối loạn nhẹ như sốt, ủ rũ, kém ăn, sổ mũi, chảy nước mãi...
+ Thời kỳ toàn phát: Các triệu chứng xuất hiện rõ đầy đủ, cơ thể súc vật ở trạng
thái mới gọi là trạng thái bệnh lý, quá trình trao đổi chất cũng thay đổi theo.
+ Thời kỳ kết thúc: Cơ thể khỏi bệnh hay chết.
9.2. SỨC ĐỘ KHÁNG TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ VẬT NUÔI VỚI BỆNH
Sức đề kháng của cơ thể với bệnh truyền nhiễm có liên quan đến trạng thái sinh
lý của cơ thể vật nuôi, trạng thái sinh lý ấy phụ thuộc vào tuổi điêu kiện thức ăn dinh
dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng của con người.
Nhiêu nhà bác học đã nghiên cứu vai trò của cơ thể đối với bệnh truyền nhiễm.
Thuyết thực bào của J.J.Métnhicốp đã có ảnh hưởng dẫn đến việc phát triển học thuyết
về sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh. Song song với sự phát triển của học thuyết
miễn dịch của J.J.Métnhicốp, nhiều tài liệu về khả năng diệt vi trùng của máu và hệ
bạch huyết cung như khả năng trung hoà độc tố bằng kháng thể đã dược nêu ra. Trong
quá trình đó đã xuất hiện nhiều học thuyết miễn dịch thể dịch. Từ các hiện tượng
không bị nhiễm bệnh hay từ các chức năng bảo vệ cơ thể khác (khả năng trung hoà
độc tố, làm tan vỡ vi trùng...), các tác giả tổng hợp thành học thuyết để giải thích các
hiện tượng phức tạp thuộc phạm trù miễn dịch. Hệ thống phòng vệ hay sức đề kháng
tự nhiên của cơ thể bao gồm:
204
9.2.1. Da
Da là tổ chức thượng bì kép sừng hoá, có tác dụng bảo vệ cho cơ thể tránh được
những tác động của các nhân tố cơ học, hoá học và vi sinh vật gây bệnh. Da lành lặn là
bức tường bảo vệ vững chắc cho cơ thể. Chỉ có một số ít mầm bệnh truyền nhiễm có
thể xuyên qua da lành lặn. Ví dụ: Bruscelloz, tularemia, nấm lông, nấm da. Tế bào
chết ớ thượng bì luôn luôn bị rụng cuốn theo nhiều vi trùng, dịch tuyến mồ hôi trên da
rửa trôi và có chất lizozym làm dung giải nhiều vi trùng. Người ta thí nghiệm thả vi
khuẩn Salmonella sống trên da người. sau 20 phút kiểm tra chỉ có 1% sống, còn 99%
bị tiêu diệt. Sự bài tiết của da, rụng vảy, bụi đất... làm bề mặt da và lông, tóc bị bẩn. Vì
vậy trên lông, da và nhất là các nếp nhăn thường bị thấm nhiều mồ hôi và mỡ dễ bị
phân huỷ sẽ làm giảm độ axit của da và tăng độ thích ứng của vi trùng độc. Da thường
xuyên tiếp xúc với ngoại cảnh do đó tiếp xúc với nhiều loại vi trùng (trên lcm2 da bê bị
bẩn có chứa hàng triệu vi trùng các loại). Da sạch và lành lặn có chức năng bảo vệ cao:
dưới lớp giác mạc của thượng bì là mồ hôi liên kết có nhiều mạch máu và dây thần
kinh, các tuyến mồ hôi và tuyến mơ. Nếu vi trùng xuyên qua thượng bì là da liền bị
các tế bào mô liên kết và bạch cầu tiêu diệt. Tại nơi vi trùng xâm nhập. Xét nghiệm
cho thấy có rất nhiều bạch cầu, nếu bạch cầu không chống nổi thì vi trùng sẽ xâm nhập
vào các mô và cơ quan khác.
Trạng thái tự vệ của da phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, không phải ngẫu nhiên
mà người ta có thể đánh giá một phần sức khoẻ của gia súc qua trạng thái của lông và
da. Nếu da khô, lông dài khô và rối thì sức đề kháng của cơ thể thấp. Nếu da bóng
nuột, lông mềm và mượt thì sức đề kháng cao. Cho vật nuôi ăn đầy đủ, đúng mức, tắm
trải thường xuyên là những biện pháp tốt nhất phòng bệnh cho da, kích thích trao đổi
chất, làm tăng tính ngon miệng và tăng sức đề kháng. thức ăn thiếu vitamin và khoáng
sẽ làm da kém sức đề kháng.
9.2.2. Niêm mạc
Niêm mạc mắt, mũi, miệng, ruột và đường sinh dục so với da thì vi trùng dễ thích
ứng hơn, nhiều loại vi trùng xám nhập vào cơ thể theo đường niêm mạc. Song nếu
niêm mạc của cơ thể gia súc khoẻ mạnh có sức đề kháng cao. Niêm mạc đường hô hấp
bao bọc bởi lớp thượng bì có lông rung nhỏ cùng với chất nhầy có vai trò giữ bụi và vi
trùng rồi tống chúng ra ngoài qua đờm. hay phàn xạ hắt hơi. Niêm mạc còn tiết ra
lizozym trong dịch nước bọt. nước mũi, nước mắt... dịch vị và dịch ruột có thể tiêu diệt
hầu hết các vi trùng xâm nhập.
9.2.3. Ổ viêm
Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng, phản ứng
viêm càng mạnh ở điểm nhiễm trùng chứng tỏ khả năng kháng thề của cơ thể càng
cao. Trong ồ viêm có nhiều dịch ...
 
Top