Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: BT cá nhân: Luật quốc tế về vấn đề khai thác chung và thực tiễn tại một số quốc gia Đông Nam Á (trừ Việt Nam)
Trường Đại học Luật Hà Nội – Khoa Pháp luật Quốc tế – Lớp QT33C – Nhóm QT33C 2-2
Bài tập nhóm tháng 2 – Môn Luật Biển Quốc tế hiện đại.
Trang 2
MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế, khả 
năng khai thác biển của con người ngày càng được mở rộng. Cùng với lợi ích to lớn mà biển mang lại, việc tăng cường quyền tài phán của các quốc gia ven biển càng làm cho các mâu thuẫn, tranh chấp trên biển trở nên gay gắt và phức tạp hơn. Các tranh chấp phát sinh trong quá trình phân định biển (đặc biệt là phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế), các tranh chấp về việc khai thác và sử dụng biển, đặc biệt tại các khu vực chồng lấn, các khu vực giáp ranh với đường phân giới biển ngày càng nhiều, thậm chí có khu vực tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Do đó, hợp tác khai thác chung sẽ làm “loãng” và “mềm”  hóa những xung đột và căng thẳng giữa các quốc gia trên biển. Giải pháp này có thể tạm thời gác tranh chấp, nhằm hạn chế tình trạng căng thẳng có thể dẫn đến hoạt động chạy đua vũ trang hoặc xung đột vũ trang. Như vậy, khai thác chung thông qua phương pháp hòa bình có thể làm dịu đi các tranh chấp, bất đồng quốc tế. Để tìm hiểu về hoạt động khai thác chung này, nhóm em lựa chọn  đề  tài:  Luật  quốc  tế  về  vấn  đề  khai  thác  chung  và  thực  tiễn  tại  một  số  quốc  gia Đông Nam Á (trừ Việt Nam).
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về hoạt động khai thác chung trong Luật quốc tế.1. Khái niệm hoạt động khai thác chung. Hiện nay chúng ta thấy không có một định nghĩa chung về khai thác chung được đưa ra 
sử  dụng  một  cách  chính  thống.  Chúng  ta  có  thể  tạm  định  nghĩa  về  hoạt  động  khai  thác chung  này  như  sau:  “Khai  thác  chung  là  thỏa thuận giữa  các  quốc  gia hữu quan trong việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác và quản lý nguồn tài nguyên biển ở những nơi tồn tại vùng chồng lần danh nghĩa chủ quyền và quyền chủ quyền do bờ biển của các quốc gia đối diện nhau hoặc tiếp liền nhau hay những nới có nguồn tài nguyên trải dài qua đường ranh giới đã hoặc định rõ ràng”. 
Qua khái niệm này ta có thể rút ra được một số đặc điểm của hoạt động khai thác chung 
này như sau: 
-
Về mặt chủ thể: chủ thể tham gia hoạt động khai thác chung này là các quốc gia. Và 
đây là một quan hệ song phương hoặc đa phương. Nhưng đa số là hoạt động song phương. Và các quốc gia có thể ủy quyền cho các tổ chức tham gia hoạt động này.
-
Đối tượng của hoạt động khai thác chung: đó chính là tài nguyên (sinh vật, phi sinh 
vật) và các hoạt động khác như nghiên cứu khoa học, môi trường, hàng hải… Nhưng đa số thì đối tượng của hoạt động này là tài nguyên.
-
Vị trí xác lập vùng khai thác chung: gồm có 2 vùng, đó là:
+ vùng khai thác chung nằm trong vùng khai thác các nguồn tài nguyên nằm vắt ngang 
qua đường ranh giới;

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top