tctuvan

New Member
Tải miễn phí bộ tài liệu ôn thi

A. Câu hỏi vấn đáp:

I. Nhóm câu hỏi về quan điểm, đường lối phát triển giáo dục và Luật giáo dục:
Câu 1. Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục:
1. GD là quốc sách hàng đầu
2. Xây dựng nền GD có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN
3. Phát triển GD gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng
4. GD là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân

Câu 2. Các giải pháp phát triển giáo dục:
1. Đổi mới cơ cấu đào tạo và hoàn thiện mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
2. Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo
3. Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý
4. Đổi mới tổ chức triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ
5. Đổi mới việc huy động nguồn lực và cơ chế tài chính
6. Đổi mới cơ chế quản lý
7. Hội nhập quốc tế
Câu 3. Các mục tiêu giáo dục:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 4. Tính chất, nguyên lý giáo dục (điều 3, Luật Giáo dục)

- Tính chất: Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy Chủ nghĩa MacLenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
- Nguyên lý: Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Câu 5. Nhiệm vụ nhà giáo: (điều 72, Luật giáo dục)

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:
1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của các nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bừng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Quyền của nhà giáo (điều 73, Luật giáo dục)

Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

Câu 7: Mục tiêu của giáo dục đại học

1. Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo
3. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
4. Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
5. Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
* Tóm lại, Giáo dục Đại học phải đảm bảo các mục tiêu sau:
- Đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao
- Mở rộng đào tạo sau trung học phổ thông: đa dạng hóa chương trình đào tạo, liên thông, khắc phục mất cấn đối về cơ cấu
- Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội
- Tăng cường năng lực tạo việc làm.

Link download:


Ngoài ra bạn cũng nên đọc qua các phần tin học trong bộ tài liệu:
Ôn thi Tin học công chức nhà nước
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top