kiniem_12

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: nghiên cứu lịch sử Phù Nam
Bài thuyết trình: Vương quốc cổ Phù Nam
2
Đầu tiên  là  các  công trình  dịch  giới  thiệu  thư  tịch  cổ Trung Quốc của  Hervey  de 
Saint Denys và De Rosny công bố vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên những bản dịch này còn 
thiếu hệ thống, chưa rõ ràng và cụ thể nên những thông báo về Phù Nam còn nhiều tính 
đoán định và hết sức mơ hồ về sự tồn tại, phát triển của vương quốc này. 
Đầu thế kỷ XX, một nhà sử học người Pháp là P. Pelliot đã rất công phu khi dịch và 
giới thiệu một cách có hệ thống theo thời gian lịch sử, các đoạn nói về lịch sử Phù Nam của 
sử sách Trung Hoa, từ Tiền Hán thư, Hậu hán thư, đến Tấn thư, Tống thư của nhà Tiền 
Tống (420 - 478), Nam Tề thư (479 - 501), Lương thư của nhà Lương (502 - 556), đến Tùy 
thư (589 - 618), Cựu Đường thư và Tân Đường thư (618 - 916). Bên cạnh đó, ông còn giới 
thiệu tác phẩm riêng biệt cũng nói về nước Phù Nam là Thủy kinh chú, thông qua đó người 
ta có thể thấy những nét khái quát về lịch sử Phù Nam như vị trí địa lý, truyền thuyết về lập 
nước, đời sống tôn giáo, văn hóa, sự chinh phục nước láng giềng của vua Phạm Sư Nam, 
việc ngoại giao với Trung Hoa… Tất cả những công trình này của P.Pelliot được tập hợp 
trong tác phẩm có nhan đề “Nước Phù Nam” xuất bản năm 1903 trên Viện Viễn Đông Bắc 
Cổ. Đây được coi là công trình mở đầu cho việc nghiên cứu về Phù Nam vì tác phẩm trên 
đã không chỉ tổng kết tình hình nghiên cứu trong nước và những hiểu biết ở cuối thế kỷ 
XIX đầu thế kỷ XX, đề xuất những quan niệm mới của mình, đồng thời giới thiệu một cách 
có hệ thống nguồn thư tịch, làm cơ sở tư liệu cho những quan điểm của Pelliot, vừa mở ra 
khả năng tiếp tục tìm hiểu.
Từ năm 1903 đến năm 1944, có rất nhiều các công trình khác nữa của các nhà Sử học 
phương Tây tiếp tục nghiên cứu và phát hiện mới về Phù Nam. Tuy nhiên, những kết quả 
nghiên cứu về Phù Nam từ đầu thế kỷ XX phải đến năm 1944 mới được kiểm chứng khi L. 
Malleret tiến hành khai quật vùng di tích Óc Eo – chân núi Ba Thê, xã Vọng Thê, huyện 
Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Kết quả của cuộc khai quật đã thu được những hiện vật vô cùng 
phong phú, đồ sộ khiến bản thân những người tiến hành khai quật đều không ngờ tới. Những 
kết quả công bố của Malleret đã tạo điều kiện cho việc hình dung được cơ sở vật chất và cơ 
sở văn hóa của một quốc gia cổ phát triển là nước Phù Nam. Đây là mốc quan trọng, đánh 
dấu một bước ngoặt lịch sử trong việc nghiên cứu về nước Phù Nam nói riêng và vùng Nam 
Bộ của Việt Nam nói chung. Có thể khẳng định, việc phát hiện ra khu di tích Óc Em “là điểm 
xuất phát bắt buộc của mọi nghiên cứu về các tỉnh miền Nam Việt Nam”
1
. Dựa trên những 
kết quả của việc khai quật di chỉ Óc Eo và nền văn hóa Óc Eo, từ năm 1959 đến năm 1963, 
Malleret đã công bố tác phẩm Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long. Trong tác phẩm này, 
ông đã hệ thống lại một khối lượng hiện vật khổng lồ để chứng minh rằng văn hóa Óc Eo là 
nền văn hóa của quốc gia cổ Phù Nam, Óc Eo là một cảng thị đại diện cho Phù Nam.
1
 Lương Ninh, 2009, Một con đường Sử học, Nxb Đại học Sư phạm, trang 428

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top