coheocon_lovely

New Member

Download miễn phí 6 phẩm chất quan trọng trong nghệ thuật quản lý





Các vị tướng thường dựa vào những cố vấn quân sự của mình, còn các nhà quản lý cũng phải
dựa vào những chuyên viên tư vấn để ra quy ết định. Đa số các nhà quản lý ra quyết định nhanh
nhạy thường lấy ý kiến ở hai cấp độ- một là, của tất cả các cộng sự, hai là, của các nhà tư vấn có
kinh nghiệm nhất. Trong khi đó, những nhà quản lý quyết định chậm thường không giao cho ai
giữ vai trò tư vấn. Họ ít có các quan hệ gần gũi và nghe ý kiến của người khác. hay giả họ có
tranh thủ ý kiến thì chỉ là tình cờ. Ở đây, chính các nhà tư vấn mới là người đẩy nhanh quá trình
ra quyết định. Họ không chỉ đóng góp năng lực từng trải của mình, mà còn phát huy các quan hệ
cộng tác gần gũi, tăng thêm sự tự tin của người ra quy ết định. Trước những tình hình chưa rõ
ràng và chắc chắn, sự bàn bạc với những chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho các
nhà quản lý có thêm lòng can đảm và tự tin trong việc đưa ra những quyết định chuẩn xác.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

6 phẩm chất quan trọng trong nghệ thuật quản lý
Công việc quản lý thật nhiều thú vị, đồng thời cũng là một quá trình khó khăn gian khổ. Mọi
người thường hay nhắc đến thuật ngữ “nhà quản lý bẩm sinh” khi nói về thành công của một số
nhà quản lý. Sự thật không hẳn như vậy. Nhà quản lý giỏi có thể là bất cứ ai, ở bất cứ đâu khi
anh ta hội đủ các phẩm chất cần thiết. Chỉ nhìn vào những nhà quản lý thành đạt tại các công ty,
chúng ta có thể thấy được những phẩm chất của họ khác biệt thật là xa so với những trưởng
phòng hay giám sát viên đơn thuần. Một cuộc nghiên cứu của tạp chí Nihon Keizai, Nhật Bản, đã
đúc kết được 6 phẩm chất có quan trọng nhất ở tất cả các nhà quản lý thành công:
1. Phẩm chất của một vị tướng giỏi
Khi xông pha trận mạc, một người cầm quân “trăm trận trăm thắng” phải là người biết điều binh
khiển tướng, thông tuệ binh sách, mưu lược... Nhà quản lý cũng cần phẩm chất như vậy với sự
hiểu biết cặn kẽ về một loại hình hoạt động đặc biệt nào đó, nhất là loại hình hoạt động có liên
quan đến các phương pháp, các chu trình, các thủ tục hay các kỹ thuật trong công ty. Trong số
các phẩm chất của một nhà quản lý, phẩm chất kỹ thuật là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất, và
trong thời đại chuyên môn hoá ngày nay, phẩm chất này càng được chú trọng. Hầu hết các
chương trình đào tạo quản lý chủ yếu hướng đến việc phát triển kỹ thuật chuyên môn quản lý.
Một vị tướng giỏi còn là một người biết đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất trong thời gian
ngắn nhất. Trong quản lý kinh doanh hiện đại, người ta không xây dựng chiến lược như trước
đây, bởi các chiến lược tốt nhất cũng sẽ trở nên không còn phù hợp nếu việc xác định mất quá
nhiều thời gian. Nhưng làm sao để có được cách lựa chọn nhanh nhạy và thực sự tranh thủ được
thời gian? Điều này tuỳ từng trường hợp vào khả năng của các nhà quản lý có thể ra quyết định chớp
nhoáng như một vị tướng quân sự tài ba hay không.
Các vị tướng thường dựa vào những cố vấn quân sự của mình, còn các nhà quản lý cũng phải
dựa vào những chuyên viên tư vấn để ra quyết định. Đa số các nhà quản lý ra quyết định nhanh
nhạy thường lấy ý kiến ở hai cấp độ- một là, của tất cả các cộng sự, hai là, của các nhà tư vấn có
kinh nghiệm nhất. Trong khi đó, những nhà quản lý quyết định chậm thường không giao cho ai
giữ vai trò tư vấn. Họ ít có các quan hệ gần gũi và nghe ý kiến của người khác. hay giả họ có
tranh thủ ý kiến thì chỉ là tình cờ. Ở đây, chính các nhà tư vấn mới là người đẩy nhanh quá trình
ra quyết định. Họ không chỉ đóng góp năng lực từng trải của mình, mà còn phát huy các quan hệ
cộng tác gần gũi, tăng thêm sự tự tin của người ra quyết định. Trước những tình hình chưa rõ
ràng và chắc chắn, sự bàn bạc với những chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho các
nhà quản lý có thêm lòng can đảm và tự tin trong việc đưa ra những quyết định chuẩn xác.
2. Phẩm chất của một người chủ gia đình mẫu mực
Gần đây, người ta hay nói nhiều đến văn hoá công ty và muốn biết ai là người tạo dựng nên nó.
Câu trả lời là tất cả các thành viên trong công ty. Nhưng ai là người khơi dậy, nuôi dưỡng và
định hướng, phát huy văn hóa đó để tạo thành một bản sắc riêng của công ty? Câu trả lời là nhà
quản lý trên cương vị một người “chủ gia đình” mẫu mực.
Trong gia đình, vai trò của người cha là hết sức quan trọng, một người cha mẫu mực không chỉ là
khuôn hình mẫu, là người thầy, là trọng tài mà còn cao hơn còn phải biết là người bạn gần gũi,
cởi mở cảm thông và biết chia sẻ với mọi thành viên trong gia đình, theo đúng nghĩa một người
bạn. Làm được như vậy, gia đình- công ty sẽ là một thể hữu cơ, gắn kết chặt chẽ với nhau, mọi
thành viên đều có cơ hội bày tỏ chính mình, cơ hội để phát huy sự sáng tạo cá nhân của mình
đóng góp cho cái chung. Rustomiji, một doanh nhân lớn của Nhật Bản đã nói “Đây là hãng của
tôi. Đây là nhà máy của tôi. Đây là nơi nuôi sống tôi. Bạn sẽ giống người trúng xổ số độc đắc
nếu những người lao động của bạn có ý thức giống như câu nói trên”.
Về mặt tâm lý, nhân viên trong công ty chỉ tuân phục nếu được người quản lý tôn trọng danh dự
và bảo đảm quyền lợi cho họ, vì thế, nhà quản lý phải tránh bớt các mệnh lệnh độc tài, nên mềm
mỏng mà kiên quyết. Đó chính là phẩm chất của người chủ gia đình mẫu mực.
Nếu phẩm chất “vị tướng giỏi” trước hết đề cập đến chuyện làm việc với các khái niệm, các chu
trình hay đối tượng vật chất, thì phẩm chất “người chủ gia đình” đề cập đến khía cạnh con người.
Nhà quản lý có phẩm chất “người chủ gia đình” là người có đủ nhạy cảm đối với những nhu cầu
và động cơ của các nhân viên trong công ty đến mức có thể đoán và đánh giá được những
phản ứng từ phía các nhân viên cùng những hậu quả từ cách hành động mà nhà quản lý đã, đang
hay sẽ thực thi. Như vậy, nhà quản lý luôn tính đến nhận thức và thái độ của những người khác.
3. Phẩm chất của một thuyền trưởng bản lĩnh
Đại dương mênh mông luôn ẩn chứa trong đó bao mối nguy hiểm. Kinh doanh trên thương
trường cũng vậy và công ty luôn phải đối phó với sự cạnh tranh khắc nghiệt từ mọi phía. Nhà
quản lý ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản trị còn rất đến bản lĩnh của một thuyền
trưởng kinh nghiệm biết chèo lái con thuyền công ty đi đúng luồng lạch, vượt qua khó khăn để
cập bến an toàn. Khi đó, nhà quản lý không chỉ là người chỉ huy, lãnh đạo mà còn là chỗ dựa, là
nơi gửi gắm niềm tin của thuỷ thủ đoàn trên con thuyền công ty.
Phẩm chất “thuyền trưởng bản lĩnh” bao gồm khả năng bao quát tình hình công ty như một thể
thống nhất, bao gồm việc đánh giá tầm quan trọng của các bộ phận, mức độ phụ thuộc và ảnh
hưởng lẫn nhau trong trường hợp xảy ra sự thay đổi trong một bộ phận bất kỳ. Phẩm chất này
cũng mở rộng đến mối quan hệ giữa công ty với toàn lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, từ đó
nhà quản lý có thể phát hiện nhanh chóng những diễn biến bất thường của môi trường ngoại cảnh
để kịp thời đối phó và điều chỉnh hành động theo hướng có lợi nhất cho công ty. Vì thế sự thành
công của bất cứ quyết định nào đều phụ thuộc vào kỹ năng nhận thức và chèo lái của nhà quản
lý, chưa kể toàn bộ các quyết định mang bản sắc của công ty cũng phụ thuộc vào phẩm chất này.
Từ lâu nay, các thuyền trưởng luôn được xem như những con người lịch thiệp. Với nhà quản lý
cũng vậy, sự lịch thiệp sẽ góp phần nâng cao lòng kính trọng của các nhân viên đối với cấp trên
của mình. Những mệnh lệnh được đưa ra trong công ty dưới dạng lịch thiệp, thường dẫn đến kết
quả tốt hơn là mệnh lệnh không tôn trọng người khác. Các nhà quản lý nên tạo ra cho mình thói
quen bắt đầu trước trong giao tiếp, tỏ ra thân ái, niềm nở và nhìn mọi ngườ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Khảo sát ảnh hưởng của chế độ chiên đến tính chất hóa lý và giá trị cảm quan của sản phẩm xoài chiên Khoa học Tự nhiên 0
D Tổng quan về sử dụng chất bảo quản acid sorbic muối sorbate trong sản phẩm bánh kẹo Khoa học Tự nhiên 0
M Quan niệm của I. Cantơ về bản chất của nhận thức trong tác phẩm phê phán lý tính thuần tuý Kinh tế chính trị 0
P Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn trong Văn hóa, Xã hội 0
N Sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý Khả năng lãnh đạo là phẩm chất quan Mẹo vặt cuộc sống 0
H Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, phẩm chất, nguyên tắc đạo đức Tài liệu chưa phân loại 0
C Quan điểm của Lênin về vật chất trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán v Tài liệu chưa phân loại 2
P Định hướng giá trị của sinh viên về những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ Tài liệu chưa phân loại 0
I Phát triển sản phẩm mới trên cơ sở nghiên cứu các tính chất cảm quan của thực phẩm Luận văn Kinh tế 1
D Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực của sĩ quan, liên hệ bản thân Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top