1. Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam:



Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tức là dịch chuyển tỷ lệ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; đồng thời dịch chuyển tỷ lệ sở hữu từ nhà nước sáng tư nhân và nước ngoài (tái cơ cấu về sở hữu sản xuất) sẽ có tác dụng tích cực lên nền kinh tế vì các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động không có hiệu quả cáo. Do đó, chính sách cổ phần hóa DNNN là một chính sách đúng và cần làm càng nhanh càng tốt.



Ngoài ra, tái cơ cấu kinh tế có thể hiểu sâu hơn là chuyển vai trò đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Với Việt Nam, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm hụt thương mại, ưu tiên phát triển các ngành xuất khẩu đem lại nhiều ngoại tệ cho Việt Nam như dầu khí, dệt may, nông lâm, thủy sản,…



TTCK là nơi để thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tức TTCK phải có thanh khoản cao, công nghệ tốt, thời gian giao dịch dài, biên độ lớn, doanh nghiệp chất lượng… để quá trình chuyển tỷ lệ sở hữu được tiện lợi. Tháng 3.2014, Thủ tướng đã có Nghị quyết về đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DNNN phải hoàn thành trước ngày 31.12.2015.



Do đó, muốn tái cơ cấu kinh tế thành công sớm thì TTCK phải tăng mạnh và sớm



2. Quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chính sách vĩ mô giúp tăng GDP cao, thời gian 2011 – 2015



Các vấn đề nội tại kinh tế Việt Nam từ 2000 – 2011 như sau:



Thứ nhất, DNNN đóng góp phần lớn vào tỷ trọng tăng trưởng GDP hàng năm. Ví dụ: năm 2009 tỷ trọng GDP của khối DNNN ở mức 34,72% và năm 2013 khoảng 32,4%, tức 57 tỷ USD (GDP năm 2013 gần 176 tỷ USD. Phần lớn nhóm lợi ích đang nắm cổ phần lớn trong các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, gây khó khăn trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vì lợi ích nhóm.



Thứ hai, hệ thống tài chính ngân hàng chịu sự chi phối của các DNNN rất nhiều, trong tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống thì các DNNN chiếm tỷ lệ vay rất lớn, gây khó khăn trong việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước về độ minh bạch và số liệu nợ xấu



Thứ ba, TTCK Việt Nam có thanh khoản kém, quy mô vốn hóa chưa lớn, công nghệ kém, biên độ và thời gian chưa thực sự kích thích khối ngoài với vốn lớn để họ tham gia vào TTCK, các CTCK hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp.



Thứ tư, lượng tiền nhàn rỗi, tiền bị động (không biết đầu tư vào đâu) trong nền kinh tế rất nhiều, tồn tại dưới dạng tài sản như bất động sản, vàng vật chất. Ước tính khoảng 40-50 tỷ USD



Thứ năm, điều tiết chính sách kinh tế vĩ mô không đạt được mục tiêu đề ra, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp,…



Đứng trước những khó khắn đó, các nhà điều hành đã vạch lại kế hoạch phát triển kinh tế tốt hơn với những chính sách vĩ mô đưa ra hợp lý với trình tự từng bước để không bị sốc và hợp với quy luật phát triển của tự nhiên, chi tiết như sau:



Thứ nhất, tái cấu trúc lại TTCK theo hướng bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường. Cụ thế như sau: tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, biện pháp xử lý đối với các công ty chứng khoán,…Mục đích là làm cho TTCK Việt Nam chuyên nghiệp hơn, tăng quy mô vốn hóa, thu hút dòng tiền nhàn rỗi vào thị trường từ khối ngoại và khối nội, thúc đấy TTCK tăng nhiều hơn, thoát khỏi sự ảm đạm quá khứ.



Thứ hai, tăng trưởng GDP cao để hoàn thành quá trình tái cơ cấu kinh tế thành công. Do đó chính sách vĩ mô phải logic nhằm mục đích đạt được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao, có thể GDP năm 2014 khoảng 6% và năm 2015 khoảng 6,5% - 7%.



Một bài viết hay về tuy duy kinh tế, tài chính và giúp tìm cơ hội trong TTCK VN trong 1-2 năm tới, sác xuất xảy ra rất cao vì thiên thời, địa lời



“Sóng thần chứng khoán: HOSE lên 815,x – 833,x vào tháng 12.2014 đến tháng 4.2015 để hoàn thành quá trình tái cơ cấu kinh tế”
 

Marji

New Member






Sao thuyết âm mưu lại thất bại cùng với sự thất bại của đội Argentine thế ?
 

yumi.hq_blog

New Member
Ông này chuyên viết bài vớ vẩn phán trời phán đất. Đề nghị cảnh cáo không cho post
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top