Richmond

New Member

Download miễn phí Những đức tính của người lãnh đạo trí tuệ





Đức tính thứ năm là maddava hay tử tế và hiền dịu. Sống ở phương
Tây, tôi nhận thấy người ta rất khát khao được đối xử tử tế và hiền dịu,
và khát khao đó đã trở thành lý tưởng của nhiều người. Nhưng trong
thực tế, con người lại rất khắc nghiệt và tàn nhẫn với chính bản thân họ
và những người chung quanh; họ thường phê phán gay gắt, phản ứng
giận dữ, và xem sự tử tế và hiền dịu là cái gì ủy mị và ướt át. Ở phương
Tây, sự hiền dịu được xem là biểu hiện của một tâm hồn yếu đuối. Vì
thế mà tại tu viện, chúng tôi nhấn mạnh việc hành thiềnmetta hay rải
tâm từ cho chính bản thân mình và người khác



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NHỮNG ĐỨC TÍNH
CỦA NGƯỜI LÃNH
ĐẠO TRÍ TUỆ
Khi quán tưởng về xã hội toàn hảo, chúng ta cũng nên suy nghĩ về vai
trò của người lãnh đạo toàn hảo, vì hai vấn đề nầy có liên quan với nhau.
Trong kinh điển Pali có nêu ra mười vương pháp (rajadhamma) hay
mười đức tính và bổn phận của người lãnh đạo trí tuệ.
Đức tính đầu tiên là dana, hay rộng lượng và bố thí. Bất cứ nhà lãnh
đạo nào, cho dù đó là một vị thống lãnh toàn cầu, thủ tướng, tổng thống,
hay chủ tịch của bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào, trước hết phải là
người rộng lượng bố thí vì đây là đức tính khai mở tâm thức con người.
Bạn chỉ cần quán tưởng về hành động hiến dâng mà không mong chờ
được đáp lại. Khi chúng ta cho ai những gì mà chúng ta trân quý, hành
động nầy sẽ làm cho tâm chúng ta rộng mở. Và hành động hiến dâng nầy
làm cho tình cảm cao thượng nẩy nở trong chúng ta. Con người chỉ đẹp
và cao thượng nhất khi họ có thể hiến dâng những gì mà họ mong muốn
và thương yêu cho người khác.
Đức tính thứ hai là sila, hay đạo đức và giới hạnh. Một người lãnh
đạo phải là người có giới đức hoàn toàn trong sạch, một người mà bạn
có thể hoàn toàn tin tưởng. Bạn có thể đồng ý hay không đồng ý với
đường lối, chính sách hay lập trường của vị ấy; điều nầy không quan
trọng lắm; nhưng quan trọng nhất là đạo đức trong sạch của vị ấy, vì
không ai có thể tin tưởng một người thiếu đạo đức. Người ta thiếu niềm
tin và nghi ngờ những người không dứt khoát tránh xa những hành động
tàn nhẫn, giết người, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu và sử dụng
các chất ma túy. Trên đây là sila hay những giới đức cơ bản mà nếu là
Phật tử, bạn phải luôn giữ gìn cho trong sạch.
Đức tính thứ ba là pariccaga, hay hy sinh. Đức tánh nầy có nghĩa là
bạn từ bỏ hạnh phúc cá nhân, cuộc sống an toàn, và tiện nghi của mình
vì lợi lạc của toàn thể dân tộc. Chúng ta cần xem xét kỷ đức tính hy sinh.
Bạn có sẳn sàng hy sinh những tiện nghi, đặc quyền đặc lợi, và thuận lợi
riêng tư cho hạnh phúc gia đình bạn không? Trong nửa thế kỷ qua, con
người gần như coi thường đức tính hy sinh; họ cho hy sinh là đồng nghĩa
với ngu ngốc, ngây thơ, và khờ dại.
Hình như xu hướng chung của con người ngày nay là nghĩ đến quyền lợi
riêng của họ trước nhất, là đòi hỏi "Nhà nước nầy đã làm gì cho tôi? tui
bòn rút được gì từ chính phủ nầy?" Nhưng bản thân tôi, bất cứ lúc nào
suy nghĩ theo chiều hướng này, tự nhiên tui thấy lòng tự trọng của mình
bị sút giảm. Ngược lại, khi tui hy sinh bản thân mình cho người khác, tui
thấy đây là điều đúng cần làm. Buông bỏ quyền lợi, tiện lợi, và tiện
nghi cá nhân vì lợi lạc của người khác là những gì mà bây giờ mỗi khi
nhìn lại, tui không bao giờ hối tiếc là mình đã làm.
Đức tính thứ tư là ajjava hay chân thật và chính trực. Đức tính nầy
không chỉ có nghĩa là không lừa dối kẻ khác mà còn là thành thật với
chính bản thân mình. Để chân thật với chính mình, không đổ lỗi hay lên
án bản thân mình hay người khác, hay không còn hiểu sai lạc về cuộc
đời, tâm bạn phải trong sáng, không còn bị hoen ố bởi tham ái hay sợ hãi
Đức tính thứ năm là maddava hay tử tế và hiền dịu. Sống ở phương
Tây, tui nhận thấy người ta rất khát khao được đối xử tử tế và hiền dịu,
và khát khao đó đã trở thành lý tưởng của nhiều người. Nhưng trong
thực tế, con người lại rất khắc nghiệt và tàn nhẫn với chính bản thân họ
và những người chung quanh; họ thường phê phán gay gắt, phản ứng
giận dữ, và xem sự tử tế và hiền dịu là cái gì ủy mị và ướt át. Ở phương
Tây, sự hiền dịu được xem là biểu hiện của một tâm hồn yếu đuối. Vì
thế mà tại tu viện, chúng tui nhấn mạnh việc hành thiềnmetta hay rải
tâm từ cho chính bản thân mình và người khác.
Khi đặt ra những tiêu chuẩn hay lý tưởng quá cao, chúng ta thường thiếu
tâm từ; chúng ta sẽ luôn đòi hỏi cuộc đời phải như thế nầy, phải như thế
nọ, và sẽ bất mãn với những gì xảy ra trong thực tế. Sự bất mãn nầy sẽ
làm chúng ta sân hận và trở nên ác độc. Người đời thường xem đức tính
tử tế và hiền dịu chỉ có ở những người "ba phải" và yếu đuối, nhưng đó
chính là đức tính mà người lãnh đạo trí tuệ cần có.
Đức tính thứ sáu là tapa, nghĩa là tiết chế, tự chủ -- biết từ khước
những gì không cần thiết cho mình. Đức tính thứ bảy là akkodha, nghĩa
là không nóng nảy, không bồng bột, không liều lĩnh, và bình tĩnh. Đây là
điều khó làm vì con người rất khó bình tĩnh trước những rối loạn, hổn
độn, và nghịch cảnh của cuộc sống. Trái lại, hành động theo bản năng,
nói năng hay phản ứng cho thỏa cơn giận thường là dễ hơn.
Đức tính thứ tám là avihimsa, nghĩa là không bạo động, không dùng
bạo lực với bất cứ chúng sanh nào, không đàn áp hay áp đặt ý chí của
mình trên người khác. Tâm kiêu mạn, tự cho mình là cao thượng và đạo
đức cũng là một thái độ của kẻ cả và có tính đàn áp phải không các bạn?
Sống bên cạnh những người có những đòi hỏi và tiêu chuẩn cao, bạn sẽ
bị họ xem thường và đánh giá thấp. Cho dù những người nầy chủ trương
bất bạo động và nghĩ là họ không có chủ tâm bạo động, nhưng bản thân
sự kiêu ngạo và tự phụ của họ là một thái độ bạo động.
Vì thế, những người hay rêu rao những tiêu chuẩn đạo đức cao cả cũng
thường là những người đạo đức giả. Và ngay bây giờ, khi bàn về vấn đề
đạo đức, một số bạn trong chúng ta có thể rất căng thẳng và khó chịu vì
họ nhìn đạo đức như là một cái gì nặng nề và áp chế, giống như nước
Anh vào thời nữ hoàng Victoria, người ta đã sử dụng những tiêu chuẩn
đạo đức để hăm dọa và khủng bố người khác. Nhưng đó không phải
là avihimsa haybất bạo động. Avihimsa là đối nghịch lại với áp đặt và
đàn áp.
Kế đến là đức tính khanti, hay nhẫn nhục, chịu đựng, và tha
thứ. Muốn không đàn áp người khác, không bị sân hận chi phối, chúng
ta phải kiên nhẫn. Chúng ta phải tập chịu đựng những điều phiền toái,
bực bội, trái ý, đáng ghét, và xấu xa. Chúng ta phải chịu đựng thay vì
phản ứng dữ dội, tìm cách đàn áp, hay thủ tiêu nó.
Đức tính cuối cùng là avirodhana, nghĩa là không đi sai đường, sống
hợp với lẽ đạo, sống theo đúng chánh pháp. Cụm từ "không đi sai
đường" dường như là một mệnh lệnh phải không các bạn? Khi tự cho
mình là đúng, chúng ta thường trở nên độc đoán; bản thân tui đã thấy
điều nầy trong chính tôi. Khi tức giận người khác vì cho mình là đúng và
họ là sai, tui có thể trở thành dữ tợn và đối xử tàn tệ với người khác
giống như tinh thần của lời phán trong Kinh Cựu Ước: "Ngươi không
được phép làm như thế!"
tui quả thật đáng sợ khi tự cho mình là người nắm chân lý.
Nhưng avirodhana không phải là cái đúng của bậc gia trưởng độc tài;
trái lại, nó là trí tuệ biết cái gì là đúng đắn, hợp thời và đúng chỗ. Ở
phương Tây, chúng ta có khuynh hướng cho hễ cái ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh Vận dụng những phẩm chất này vào xây dựng đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay? Môn đại cương 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
B Những nét đặc sắc của đời sống văn hóa Đức hiện đại Luận văn Sư phạm 0
C Những giá trị đạo đức truyền thống Nhật Bản thể hiện qua Kotowaza Luận văn Sư phạm 0
C Một số giá trị đạo đức trong triết học Phật giáo và những định hướng vận dụng trong việc xây dựng đạ Kinh tế chính trị 0
C Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Kinh tế chính trị 0
Y Sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng đạo đức cơ bản của Khổng Tử Kinh tế chính trị 0
S Tư Tưởng nhân sinh trong kinh Pàli của Phật giáo - Những vấn đề đặt ra cho việc giáo dục đạo đức con Kinh tế chính trị 0
Q Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ, đảng viên và vận dụng những quan điểm đó trong gi Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top