sakura_bluebmt

New Member

Download miễn phí 10 căn bệnh của giới quản lý





Căn bệnh thứ hai: “Ai nấy chỉ sống vì mình”.
Không hiếm khi các giám đốc của bạn thực sự cảm giác thích thú
và say mê với công việc nhằm đạt được thành tích cao nhất,
nhưng nguyên nhân của sự năng động đó lại là lợi ích của bản
thân anh ta. Những nhà quản lý như vậy có khuynh hướng làm
việc riêng lẻ, tách biệt khỏi mọi người. Việc tập trung và kết hợp
vào tập thể những bộ phận rời rạc đó không phải là điều đơn giản.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

10 căn bệnh của
giới quản lý
“Chứng nhức đầu sổ mũi” hay những “căn bệnh trầm kha” của
các nhà lãnh đạo và điều hành ở bất kỳ doanh nghiệp nào không
phải là chuyện hiếm thấy. Tuy nhiên tất cả đều có thể chữa khỏi,
chỉ cần bạn phát hiện kịp thời những biểu hiện sớm của nó trong
vòng 2 năm đầu khi vừa hình thành cấp quản lý này.
Căn bệnh thứ nhất: “Hành khách trên xe
buýt”.
Những người đi xe buýt chỉ quan tâm đến việc
làm sao để họ đến bến đỗ của mình nhanh
nhất, mà không chút mảy may để ý đến mọi
việc xung quanh, đến lái xe, lộ trình hay cả những hành khách đi
cùng trên chuyến xe đó.
Là người xây dựng và tổ chức tập thể trong công ty, lãnh đạo
luôn trông đợi ở cấp dưới sự tham gia tích cực vào mọi hoạt
động, làm việc và cống hiến hết mình. Nhưng ban lãnh đạo lại
thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thờ ơ hay thái độ sốt
sắng lấy lệ. Khi nhân viên không tự nguyện thực thi nhiệm vụ
thường nhật của mình hay chỉ làm việc chểnh mảng, anh ta chính
là “hành khách thừa”. Nếu trong tập thể của bạn, những “hành
khách” này chiếm đa số, thì sớm hay muộn mỗi người cũng sẽ
xuống bến của mình và người cầm lái chỉ còn lại một mình trên
xe. Vậy bạn phải làm gì đây?
Biện pháp dễ dàng thực hiện hơn cả là… sa thải nhân viên đó và
tuyển người mới để thay thế vị trí của anh ta. Tuy nhiên, trong
điều kiện thị trường lao động luôn khan hiếm cán bộ quản lý có
trình độ cao, có lẽ bạn nên để ý đến nhân viên của mình hơn chút
nữa. Không loại trừ trường hợp nhà quản lý đó - vốn là một
người rất có năng lực và luôn nhiệt tình công tác - đã không tìm
thấy động cơ để làm việc hiệu quả hơn. Đối với cấp quản lý thì
đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất. Nhiệm vụ
của bạn là hãy tìm kiếm và loại trừ ngay nguyên nhân đó.
Căn bệnh thứ hai: “Ai nấy chỉ sống vì mình”.
Không hiếm khi các giám đốc của bạn thực sự cảm giác thích thú
và say mê với công việc nhằm đạt được thành tích cao nhất,
nhưng nguyên nhân của sự năng động đó lại là lợi ích của bản
thân anh ta. Những nhà quản lý như vậy có khuynh hướng làm
việc riêng lẻ, tách biệt khỏi mọi người. Việc tập trung và kết hợp
vào tập thể những bộ phận rời rạc đó không phải là điều đơn
giản.
Một trong những cách giải quyết là thể hiện phong cách quản lý
cứng rắn và nghiêm khắc với các hình phạt như cắt thưởng, hạ
bậc lương, kỷ luật, đuổi việc… Thế nhưng khi đó bạn có thể gặp
phải trường hợp là họ sẽ cùng liên kết để đối phó với bạn, thậm
chí phản kháng và chống lại bạn. Nhà lãnh đạo quá khắc nghiệt
sẽ vô tình tạo ra áp lực về tâm lý cho cấp dưới, khiến họ mất tinh
thần.
Phương pháp này tỏ ra hữu ích trong trường hợp bạn cần tập thể
phải hoàn thành nhanh chóng một nhiệm vụ cụ thể nào đó
(thường là nhiệm vụ không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao). Tuy
nhiên, đối với cấp lãnh đạo, kiểu quản lý này dường như chỉ thêm
trói tay họ.
Căn bệnh thứ ba: “Đồng sàng dị mộng”.
Các quyết định của nhà quản lý thiếu sự thảo luận và thông qua
với cấp dưới có thể được coi là biểu hiện cổ điển nhất của căn
bệnh này. Như vậy là những người điều hành và nhân viên có vẻ
như đang tư duy khác nhau, dự tính khác nhau, hành động khác
nhau trong cùng một guồng máy sản xuất, dẫn đến hậu quả là
tính nhất quán của tập thể bị phá vỡ.
Điều nguy hiểm ở đây là cấp quản lý đã phủ nhận quan điểm của
trợ lý, nhân viên…để tự ra quyết định. Cũng có nhiều trường hợp,
họ nghe ý kiến của người khác, vì lịch sự và tôn trọng, nhưng lại
hành động theo cách riêng của mình. Kết quả là anh ta sẽ có một
đội ngũ nhân viên gồm toàn các “vai phụ”. Khi nhân viên cấp dưới
đã quen với việc nhắm mắt làm theo những yêu cầu của giám
đốc, anh ta sẽ không thể giao phó hay phân công ai thay thế
mình trong khi phải vắng mặt hay đi công tác. Cuối cùng là chỉ
cần giám đốc đi vắng, thì mọi hoạt động trong công ty sẽ tê liệt và
bạn, với tư cách chủ doanh nghiệp, sẽ trở thành giám đốc điều
hành bất đắc dĩ.
Trong trường hợp này, cách tốt nhất là những giám đốc mạnh
mẽ, độc đoán đó phải ra đi để cho những người “yếu kém” hơn
về thế chỗ.
Căn bệnh thứ tư: “Nhiều người thông minh, ít người trưởng
thành”.
Ở công ty bạn có những chuyên gia cao cấp luôn đùn đẩy trách
nhiệm và trốn tránh việc ra quyết định không? Nếu có, thì quả là
bạn đã xây dựng một tập thể điều hành chỉ biết thực hiện tốt
những công việc thường nhật, mà không có khả năng tìm kiếm
những ý tưởng mới, soạn thảo các chiến lược quan trọng, và
đáng nói hơn là không thể tự mình ra quyết định. Cái bạn đang có
không phải là tập thể quản lý, mà chỉ là một nhóm các cá nhân có
chức danh nhưng lại không thể tự mình “bơi” trong dòng chảy
của các hoạt động kinh doanh.
Một biến thể khác của căn bệnh này là cán bộ điều hành ngay từ
lúc đầu đã coi mình là người thừa hành theo chỉ đạo của lãnh
đạo, chứ không tự hành động như một giám đốc điều hành thực
thụ. Họ thậm chí không có ý định sáng tạo hay cải tiến điều gì,
bởi vì “người đứng đầu sẽ tự quyết định mọi việc theo cách tốt
nhất”.
Điều này thường xảy ra khi bạn đưa một nhân viên giỏi chuyên
môn vào vị trí quản lý. Vì thế, trước khi đi đến quyết định thăng
chức cho nhân viên, bạn cần xem xét đến năng lực của anh ta
trong lĩnh vực này.
Căn bệnh thứ năm: “Một người vì mọi người”.
Đây là căn bệnh phổ biến ở các công ty thương mại, khi bao giờ
người ta cũng chọn ra một giám đốc nào đó tài năng nhất, có
thành tích kinh doanh cao nhất và đem về doanh thu nhiều nhất
cho công ty. Còn những người ít thành công hơn sẽ cho rằng dù
sao thì họ cũng không thể đạt được vị trí đó, nên cứ để một mình
anh ta nỗ lực với gánh nặng của phần lớn công việc. Lãnh đạo
cũng sẽ “ưu ái” anh ta hơn mỗi khi phân công nhiệm vụ.
Tình hình này không tồn tại ở giai đoạn khởi đầu, mà chỉ xuất
hiện sau đó khoảng 2-3 năm, khi kinh doanh phát triển và đội ngũ
quản lý tăng lên. Đôi khi căn bệnh này lại bắt nguồn từ chính
những người đứng đầu – họ tự nguyện và sẵn sàng nhận lấy mọi
trọng trách mà không biết cách, và không muốn, chia sẻ với cấp
dưới.
Nhìn bề ngoài, việc có một nhân vật xuất sắc nổi lên quả là điều
đáng tự hào và có lợi cho công ty. Nhưng sự nguy hại chính là
việc một người sẵn sàng làm mọi việc được giao, trong khi đa số
những người còn lại sẽ ỷ lại, dựa dẫm vào thành tích của anh ta.
Còn nhiệm vụ của bạn khi đó là phải biết giao phó một cách hợp
lý, phân chia công việc sao cho mọi người đều có thể cạnh tranh
bình đẳng.
Căn bệnh thứ sáu: “Những kẻ nịnh thần”
Bản thân giám đốc cũng có thể mắc bệnh háo danh và thích
được khen ngợi. Khi anh ta đối xử với cấp dưới bằng thái đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Giải pháp của Nhật Bản cho căn bệnh môi trường Minamata ở tỉnh Kumamoto từ thập niên 1950 đến thập n Văn hóa, Xã hội 0
S Tìm hiểu các căn nguyên vi rút gây viêm đường hô hấp cấp của một số bệnh nhân điều trị ở bệnh viên Đ Khoa học Tự nhiên 0
P Thưa bác sĩ, nhiều người tỏ ra lo sợ trước sự lây lan của căn bệnh virus Liệu có đáng phải lo lắng t Sức khỏe sinh sản 0
K Bất lực của đàn ông giờ đây người ta gọi nó gần như căn bệnh của thế kỷ Có phải thật vậy không? Sức khỏe sinh sản 0
H Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình vể “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nh Văn học 0
N Nghiên cứu đặc điểm di căn hạch của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú tại bệnh viện Bạch Mai Tài liệu chưa phân loại 2
P hướng dẫn giúp các thức ăn có thể dùng cho mẹ tôi mà không ảnh hưởng đến căn bệnh của bà. Ẩm thực 1
T anh chị cho suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm họa của căn bệnh HIV/AIDS. giúp em bài n Sinh viên chia sẻ 0
V Tiểu luận Mại dâm – một căn bệnh khó chữa của xã hội Văn hóa, Xã hội 1
Q Tình hình đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Y dược 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top