tieubaoa1

New Member
Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở Tác giả Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia ( nếu có sự liên kết và có đồng tiền chung ) thì tỷ giá hối đoái mà họ quan tâm hàng đầu chính là tỷ giá giữa đồng tiền của chính quốc gia đó ,hay nhóm các quốc gia đó (đòng nội tệ) với các đồng tiền của các quốc gia khác ( các đồng ngoại tệ) Tỷ giá giữ vai trò quan trọng đối với mọi nền kinh tế.Sự vận động của nó có tác động sâu sắc mạnh mẽ tới mục tiêu,chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thể hiện trên hai điểm cơ bản sau : Thứ nhất, TGHĐ và ngoại thương: Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá(Tăng trị giá so với đồng tiền khác)thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn.Ngược lại khi đồng tiền một nước sụt giá,hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên rẻ hởn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn(các yếu tố khác không đổi).Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động tới cán cân thanh toán quốc tế,gây ra thâm hụt hay thặng dư cán cân. Thứ hai,TGHĐ và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát. Tỷ giá hối đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương ,mà thông qua đó tỷ giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong nước ,lạm phát khả năng sản xuất , công ăn việc làm hay thất nghiệp… Với mức tỷ giá hối đoái 1USD =10500VND của năm 1994 thấp hơn mức 1USD = 13500VND của năm 1998 ,tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu giả định mặt bằng giá thế giới không đổi ,thì không chỉ có xe con khi nhập khẩu tính thành tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu ,máy móc cho sản xuất . Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi,thì điều này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên . Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm ( đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá ) có nghĩa lạm phát đã tăng . Nhưng bên cạnh đó , đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước ,thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này , giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm , giảm thất nghiệp ,sản lượng quốc gia có thể tăng lên . Ngược lại , nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm ,khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước cũng có xu hướng giảm ,sản lượng quốc gia có thể giảm ,thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên … nếu tỷ gá hối đoái giảm xuống ( USD giảm giá hay VND tăng giá )
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top