Download miễn phí Năng lực lãnh đạo bản thân





Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo vĩ đạo và những người khác là một viễn cảnh tràn đầy sức mạnh, óc phán đoán tinh tường và tầm nhìn khoáng đạt.
Viễn ảnh là một khái niệm khá mơ hồ và khó định nghĩa, bởi nó không chỉ hàm ý một mục tiêu hay đích đến cụ thể nào đó, mà viễn cảnh là cả bức tranh lớn miêu tả về những giấc mơ chúng ta hằng ấp ủ, những niềm hy vọng và trách nhiệm. Vậy đâu là viễn ảnh của một nhà lãnh đạo thực thụ? Trước khi bắt đầu tìm hiểu về viễn cảnh của nhà lãnh đạo, bạn hãy xác định cho mình thế nào là năng lực lãnh đạo (leadership). Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó theo phương cách nối kết, liên hoàn sao cho có hiệu quả nhất.Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, như niềm tin, sự tôn trọng con người, cách thức xử thế, tính cách cá nhân, kiến thức và kỹ năng chuyên môn . Mặc dù vị trí của bạn với tư cách là nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban sẽ cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những đòi hỏi của công ty, nhưng quyền lực này không thể biến bạn trở thành nhà lãnh đạo được, mà nó chỉ giúp bạn làm “sếp” mà thôi. Năng lực lãnh đạo là sự khác biệt, vì nó khiến tự bản thân nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai bảo” người khác. Không ai sinh ra đã có trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Năng lực lãnh đạo bản thân
1. Lãnh đạo là gì
Trong thế giới đầy biến động như hiện nay, ai cũng cần trở thành lãnh đạo. Thế nhưng, không ít người
băn khoăn với câu hỏi "lãnh đạo là gì?". Trong cuốn sách "Phát triển kỹ năng lãnh đạo", câu trả lời của
tác giả John C. Maxwell rất đơn giản: lãnh đạo là gây ảnh hưởng. Ông cho rằng: Nếu một người cho
rằng mình đang lãnh đạo, nhưng không ai theo gót anh ta, thì người ấy chỉ đang dạo bộ mà thôi.
Maxwell khẳng định "Chìa khóa để thành công là khả năng lãnh đạo người khác đi tới thành công". Ông
cũng tin tưởng rằng, lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho người "sinh ra để làm lãnh đạo" mà
đó hoàn toàn là những kỹ năng có thể học được.
"Bạn có thể dẫn con ngựa của mình tới vũng nước, nhưng bạn không thể bắt nó uống nước. Nếu bạn
muốn quản lý ai đó, trước hết bạn phải biết chế ngự chính mình, và thực hiện được điều đó nghĩa là bạn
đã chuyển từ vai trò quản lý sang vai trò lãnh đạo".
Để làm rõ khái niệm "lãnh đạo là gây ảnh hưởng", Maxwell đã chỉ ra 5 cấp độ lãnh đạo, bao gồm: chức
vị, sự chấp thuận, định hướng kết quả, phát triển con người và cá nhân. Cụ thể là:
Cấp độ 1: Chức vị: Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo.
Cấp độ 2: Sự chấp thuận: Mọi người đi theo bạn vì họ muốn theo.
Cấp độ 3: Định hướng kết quả: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức
Cấp độ 4: Phát triển con người: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ.
Cấp độ 5: Cá nhân: Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn thay mặt cho điều gì.
Qua 10 chương, cuốn sách đã đi từ định nghĩa về lãnh đạo tới những khẳng định của tác giả. Với ông,
thành tố quan trọng nhất trong kỹ năng lãnh đạo là tính nhất quán, sự sát hạch khắt khe với nhà lãnh đạo
là tạo ra sự thay đổi tích cực; con đường hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo nhanh nhất: giải quyết vấn đề.
Ông cũng nhấn mạnh một ưu điểm trong năng lực lãnh đạo là thái độ, và con người là vốn quý nhất của
nhà lãnh đạo. Thêm vào đó, phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn, và cái giá của lãnh
đạo: tự kỷ luật và bài học quan trọng nhất chính là phát triển đội ngũ nhân sự.
Tác giả cũng sử dụng những câu chuyện thú vị để dẫn dắt vào lập luận của mình. Chẳng hạn, để dẫn đến
luận điểm "ngự trị chính bạn cần có kỷ luật cá nhân" (trang 235), tác giả dẫn câu chuyện về Vua
Frederick của nước Phổ khi ông đang dạo bộ ở ngoại ô Berlin. Khi đó, ông gặp một ông lão đang đi
ngược chiều:
Frederick hỏi: - Chào ông, xin lỗi, ông là ai?
Ông lão trả lời: - tui là vua.
Frederick cười phá lên: - Vua! Thế ông ngự trị vương quốc nào?
Ông lão trả lời một cách tự hào: - Ngự trị chính tôi.
Những câu chuyện nhỏ như vậy làm cho người đọc dễ dàng "bắt nhịp" được với chủ đề mà tác giả đang
muốn đề cập đến.
Thế giới đang cần kiểu nhà lãnh đạo nào? Những phẩm chất nào mà một nhà lãnh đạo như thế cần đến?
Trong phần lời bạt của cuốn sách, Maxwell đã "phác thảo" ra mẫu nhà lãnh đạo này. Ông cho rằng, người
đó là...
- Người sử dụng ảnh hưởng của mình trong một thời điểm thích hợp, cho những công việc thích hợp.
- Người có trách nhiệm cao khi thất bại, không vỗ ngực khi thành công.
- Người tự lãnh đạo bản thân thành công trước khi lãnh đạo người khác
- Người luôn tìm kiếm giải pháp tối ưu chứ không phải giải pháp gần nhau.
- Người gia tăng giá trị cho mọi người và tổ chức của mình.
- Người làm việc vì lợi ích của người khác chứ không phải vì lợi ích cá nhân.
- Người kiểm soát bản thân họ bằng cái đầu và kiểm soát người khác bằng trái tim.
- Người biết con đường, đi trên con đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó.
- Người cổ vũ và khích lệ, chứ không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác.
- Người sống với mọi người để biết vấn đề của họ và sống với Chúa để lãnh trách nhiệm giải quyết vấn đề
đó.
- Người nhận ra rằng cá tính còn quan trọng hơn chức vị.
- Người đưa ra ý kiến chứ không dựa trên những ý kiến được trưng cầu.
- Người hiểu rằng tổ chức là sự phản chiếu của những tính cách.
- Người không bao giờ đặt mình lên trên mọi người trừ việc đảm nhận trách nhiệm.
- Người trung thực trong cả việc nhỏ và việc lớn.
- Người tự rèn luyện tính kỷ luật bản thân nên không cần những người khác ép mình vào khuôn khổ.
- Người gặp thất bại nhưng có khả năng chuyển bại thành thắng.
- Người sử dụng chiếc la bàn đạo đức với chiếc kim luôn chỉ về bên phải.
Ngay từ trang đầu, tác giả cho biết, cuốn sách chính là sự tri ân với "người tui luôn cảm phục, người bạn
đã dành cho tui những tình cảm nồng ấm; người cố vấn thông thái đã khéo léo cố vấn tôi; người đã khích
lệ tui bằng những lời nói đầy cảm hứng; một nhà lãnh đạo tui yêu quý và học hỏi" - đó là cha ông -
Melvin Maxwell.
Thế nên, xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, người đọc có cảm giác cũng nhận được từ John C. Maxwell một
sự khích lệ: Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn, vì bạn hoàn toàn có thể học được chúng. Và nếu
bạn mơ ước trở thành nhà lãnh đạo, John C. Maxwell sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, giá trị, sự ảnh
hưởng và những động lực cần có của một nhà lãnh đạo thành công.
2. Lãnh đạo bản thân
Bạn có định giá được bản thân mình hay không? Nói rõ hơn là bạn biết: Mình là ai? bạn đang ở đâu? giá
trị của bạn là bao nhiêu?
Có bao nhiêu người biết đến bạn? có bao nhiêu người yêu quý bạn? bạn quan trọng như thế nào với chính
mình?trong gia đình, trong tổ chức và trong XH này?
Điều đó phụ thuộc vào bạn quản lý cảm xúc, quản trị tri thức và đóng góp được những gì...nghĩa là bạn
đang định giá chính mình
Khi định giá được chính mình bạn sẽ lãnh đạo bản thân mình tốt hơn
3. Năng lực lãnh đạo và khái niệm viễn cảnh
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo vĩ đạo và những người khác là một viễn
cảnh tràn đầy sức mạnh, óc phán đoán tinh tường và tầm nhìn khoáng đạt.
Viễn ảnh là một khái niệm khá mơ hồ và khó định nghĩa, bởi nó không chỉ hàm ý một mục tiêu hay đích
đến cụ thể nào đó, mà viễn cảnh là cả bức tranh lớn miêu tả về những giấc mơ chúng ta hằng ấp ủ, những
niềm hy vọng và trách nhiệm... Vậy đâu là viễn ảnh của một nhà lãnh đạo thực thụ? Trước khi bắt đầu tìm
hiểu về viễn cảnh của nhà lãnh đạo, bạn hãy xác định cho mình thế nào là năng lực lãnh đạo (leadership).
Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ
hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó theo phương cách nối kết, liên hoàn sao cho có hiệu quả nhất.
Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, như niềm tin, sự tôn
trọng con người, cách thức xử thế, tính cách cá nhân, kiến thức và kỹ năng chuyên ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
E Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng Bộ Công ty Luận văn Kinh tế 0
I Đánh giá năng lực của Lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
E Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công Ty Công Nghệ Thông Tin Điện Lực Miền Trung (CPC Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực lãnh đạo tại Vietcombank Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao năng lực lãnh đạo tại Công ty cổ phần Sông Đà 906 Luận văn Kinh tế 0
K Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ công chức nữ tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Luận văn Kinh tế 0
V Nâng cao năng lực động viên khuyến khích và năng lực gây ảnh hưởng của Lãnh đạo Công ty TNHH Phát tr Luận văn Kinh tế 0
T Năng lực lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội :Luận văn ThS. Kinh doanh và Luận văn Kinh tế 0
A Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2002 Luận văn Kinh tế 0
T Năng lực lãnh đạo của đội ngũ quản lý cấp cao tại Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Việt Nam - VPB Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top