thaogau1278

New Member

Download miễn phí Ôn tập lịch sử học thuyết kinh tế





Học thuyết kinh tế tân cổ điển kế thừa nền tảng tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển, ủng hộ kinh tế tự do và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, tôn trọng quan điểm khách quan. Tuy nhiên cũng đã cải cách khắc phục một số nhược điểm, một số tư tưởng của trường phái cổ điển để thích ứng với các điều kiện mới:
- Nghiên cứu nhu cầu, tâm lý chủ quan của con người.
- Thực tế hóa các tư tưởng của trường phái cổ điển, trừa tượng bất biến.
- Kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học, đưa ra các khái niệm mới như hàm cung, hàm cầu,.
- Phát triển các lý thuyết Ích lợi biên tế, thuyết Giá trị biên tế, lý thuyết giá trị, lý luận về năng suất biên tế, lý thuyết tiền tệ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ÔN TẬP LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH TẾ
Câu 1a : So sánh các quan điểm kinh tế khác nhau của các học thuyết .Trọng nông và trọng thương ? NX
Trọng thương
Trọng nông
- Lưu thông là nguồn gốc tạo ra của cải
-Tiền là biểu hiện của sự giàu có
-Tiền còn là tư bản để sinh lời
-Tiền là của cải duy nhất=>tích trữ tiền
-Coi trọng lưu thông xem nhẹ sản xuất
-Lợi nhuận là kết quả của trao đổi không ngang giá
-Không thấy được vai trò của lao động
-Ủng hộ sự can thiệp của nhà nước
-Coi trọng ngoại thương hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu
-Nghiên cứu ngoại thương
-Bảo vệ lợi ích tư bản tư nhân
-Mâu thuẫn nằm ở lĩnh vực lưu thông
-Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải vật chất
-Khối lượng nông sản biểu hiện cho sự giàu có
-Tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của lưu thông
-Tiền không là của cải duy nhất=> chống việc tích trữ tiền
-Coi trọng sản xuất xem nhẹ lưu thông
-Thừa nhận trao đổi ngang giá => phủ nhận lợi nhuận phát sinh trong lưu thông
-Thấy được vai trò của lao động, lao động tạo ra của cải
-Chống lại vì sự can thiệp của nhà nước là trái tự nhiên
-Tự do lưu thông, tự do thương mại
-Không nghiên cứu ngoại thương mà sản xuất nông nghiệp
-Bảo vệ lợi nhuận địa chủ phong kiến
-Mâu thuẫn thực nằm ở lĩnh vực phân phối
Tóm lại, chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và khá toàn diện, “công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản, chính công lao này mà họ đã trở thành người cha thực sự của khoa kinh tế chính trị hiện đại”. Phái trọng nông đã chuyển công tác nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thong sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất TBCN. Họ cho rằng nguồn gốc của cải là lĩnh vực sản xuất không phải lĩnh vực lưu thông và thu nhập thuần tuý chỉ được tạo ra ở lĩnh vực sản xuất. Đây là cuộc cách mạng về tư tưởng kinh tế của nhân loại. CNTN nghiên cứu quá trình sản xuất không chỉ quá trình sản xuất cá biệt đơn lẻ…mà quan trọng hơn họ biết nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn XH,đặt cơ sở cho nghiên cứu mối liên hệ bản chất nền SXTB - một nội dung hết sức quan trọng của kinh tế chính trị. CNTN còn lần đầu tiên nêu tư tưởng hệ thống quy luật khách quan chi phối hoạt động kinh tế mang lại tính khoa học cho tư tưởng kinh tế. Ngoài ra họ đã nêu ra nhiều vấn đề có giá trị cho đến ngày nay : như tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, tự do buôn bán,…CNTN thật sự đã có những bước tiến bộ vượt bậc so với CNTT còn quá nhiều hạn chế về lý luận và quan điểm.
1b) Tân cổ điển và cổ điển :
Cổ Điển
Tân Cổ Điển
- Ra đời và phát triển ở Châu Âu, từ giữa TK 18-19.
- Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực sản xuất.
- Cho rằng cung quyết định cầu,cung tạo ra cầu, sản xuất quyết định tiêu dùng.
- Sử dụng phương pháp phân tích vĩ mô, cho rằng quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt động kinh tế.
- Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế.
- Lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị, là nguồn gốc của giá trị, của của cải, của giàu có.
- Giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí tương đối cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
- Lao động là cái duy nhất, chính xác để đo lường giá trị trao đổi của hàng hóa.
- Chưa giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.
- Giá thị trường chịu sự điều tiết của giá cả tự nhiên.
- Giá cả hàng hóa trong lưu thông quyết định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
- Ricardo cho rằng tiền lương là giá cả thị trường của lao động phụ thuộc vào giá cả tự nhiên( giá các TLSH…).
- Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương của người công nhân:
+ Adam Smith cho rằng tiền lương chỉ có thể tăng trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
+ Ricardo cho rằng lương thấp là điều tự nhiên, lương cao là thảm họa.
- Lợi nhuận là kết quả của việc trả công thấp hơn giá trị.
- Phủ nhận sự bóc lột khi cho rằng lợi nhuận là kết quả của toàn bộ tư bản đầu tư ban đầu.
- Không giải thích được lợi nhuận trên cơ sở nguyên tắc trao đổi ngang giá.
- Địa chủ có địa tô là kết quả của độ màu mỡ tương đối của đất đai.
- Phát triển lý thuyết Bàn tay vô hình, tôn trọng các quy luật khách quan tự phát, chi phối hoạt động con người.
- Khuyến khích tiết kiệm để đầu tư tư bản.
- Ra đời và phát triển ở Tây Âu, Mỹ, vào cuối TK 19- đầu TK 20.
- Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực trao đổi, lưu thông lợi ích, tiêu dùng.
- Cho rằng cầu quyết định cung, tiêu dùng quyết định sản xuất.
- Sử dụng phương pháp phân tích vi mô, kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù toán học.
- Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ trương chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế.
- Giá trị không bắt nguồn, không phụ thuộc vào lao động mà phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý chủ quan của con người.
- Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa tính quan trọng , cấp thiết của nhu cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết định.
- Giá trị trao đổi được hình thành do sự đánh giá chủ quan của người mua, người bán về công dụng của hàng hóa.
- Giải thích được tại sao vật càng khan hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.( dựa trên quy luật ích lợi biên tiệm giảm dần).
- Giá thị trường là kết quả sự va chạm giữa giá cung với giá cầu, va chạm giữa cung với cầu.
- Giá cả tỉ lệ thuận với khối lượng tiền đưu vào trong lưu thông.
- Clark cho rằng người công nhân được tiền lương là sản phẩm biên tế của lao động.(giải thích dựa trên lý luận năng suất biên tế)
- Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm thất nghiệp của người công nhân. Clark cho rằng công nhân phải chấp nhận tiền lương thấp để có việc làm, muốn tiền lương cao thị có thể chính mình bị sa thải. (lý luận năng suất biên giảm dần)
- Bohm Bawerk cho rằng lợi nhuận là khoảng chênh lệch do sự đánh giá chủ quan khác nhau của con người về 2 loại của cải : của cải hiện tại (TLTD) được đánh giá cao, của cải tương lai (TLSX) được đánh giá thấp.
- Xã hội tư bản là công bằng, nhà tư bản có lợi nhuận phù hợp với năng suất biên tế của tư bản, khẳng định lợi nhuận là không bóc lột.(nguyên tắc hành vi hợp lý)
- Đã giải thích được.
- Địa chủ có địa tô phù hợp với năng suất biên tế của đất đai.
- Phát triển lý thuyết ích lợi biên tế và thuyết giá trị biên tế, quan tâm đến nhu cầu tâm lý chủ quan của con người.
- Không đưa ra quan điểm.
Nhận xét:
Học thuyết kinh tế tân cổ điển kế thừa nền tảng tư tưởng kinh tế của trường phái cổ điển, ủng hộ kinh tế tự do và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, tôn trọng quan điểm khách quan. Tuy nhiên cũng đã cải cách khắc phục một số nhược điểm, một số tư tưởng của trường phái cổ đi...
 
Top