iwmwbtt

New Member

Download miễn phí Những phát hiện về vạn vật và con người - Giải phẫu thời cận đại





Malpighi đã sửdụng kính hiển vi đểtập trung nghiên cứu cấu trúc tế
vi của các cơ quan nội tạng của cơ thể. Hồi còn là sinh viên y khoa trẻ ởĐại
học Bologna, ông đã bị ấn tượng rất mạnh bởi công trình của Harvey, mà
ông đã nhận ra như là dấu hiệu của “kiến thức mới vềgiải phẫu học đang
ti ến bộ”. Ông tin rằng khi Harvey giải thích chức năng của tim và máu, ông
này đã tạo một s ựnhất quán kỳdiệu cho mọi khoa sinh lý con người và ông
thấy rằng những kỹthuật thí nghiệm, lý luận chặt chẽvà sựloại bỏmọi khả
thểkhai thác của Harvey đều rất thuyết phục. Nhưng vào thời Malpighi,
người ta vẫn chưa nhất trí đón nhận lý thuyết của Harvey



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Những phát hiện về vạn vật và con người
Giải phẫu thời cận đại
“Kính hiển vi của thiên nhiên”
Như chúng ta đã thấy, khoa giải phẫu thời cận đại đã tiến bộ khi
Vesalius và những người khác nhấn mạnh vào việc nghiên cứu cơ thể con
người bằng cách mổ xẻ. Thế nhưng chỉ sau một ít thập kỷ, một số sự so sánh
kỳ lạ sẽ tỏ lộ cơ thể con người bằng những cách bất ngờ. Harvey đã tìm ra
giải thích cho sự tuần hoàn máu nhờ những thí nghiệm của ông trên gà, ếch
nhái, rắn và cá. Nhưng sự tuần hoàn máu của Harvey vẫn chưa đầy đủ và sẽ
phải được những quan sát tỉ mỉ trên những động vật “hạ đẳng”, nhờ một
khoa giải phẫu học so sánh. Mức độ của những sự đối chiếu này sẽ trở nên
rộng lớn hơn, táo bạo hơn và lạ lùng hơn những gì Galen dám làm.
Người hùng của câu chuyện này là Marcello Malpighi (1628-1694),
một nhà khoa học lớn mà công trình ông thực hiện không dựa vào một giáo
điều duy nhất. Ông là một trong những nhà thám hiểm mới đầu tiên xác định
sứ mệnh của mình không phải nhờ những lý thuyết của thầy mình hay nhờ
đề tài nghiên cứu của mình. Họ không còn là những người thuộc “trường
phái Aristote” hay “trường phái Galen”. Quan thầy của họ, người đỡ đầu của
họ là những công cụ giúp họ mở rộng nhãn giới. Điều làm cho những nghiên
cứu của ông có sự nhất quán là một công cụ mới. Malpighi sẽ trở thành một
“nhà hiển vi học” và khoa học của ông sẽ là “khoa hiển vi học”, một từ mới
xuất hiện lần đầu tiên bằng tiếng Anh trên Nhật Ký của Pepys năm 1664. Sự
nghiệp khoa học của ông có sự nhất quán không phải do những gì ông khẳng
định hay chứng minh, mà do những phương tiện vận chuyển đưa ông đi
trong những cuộc hành trình quan sát.
Thường được gọi là nhà sáng lập khoa giải phẫu học hiển vi, Malpighi
là một trong những nhà khám phá kiểu mới này, chuyển hướng chú ý từ vũ
trụ sang lượng gia, từ vạn vật sang sự kiện. Các tác phẩm của Malpighi có
thể được gọi là “Những cuộc du hành với kính hiển vi”, vì công trình của
ông là một nhật ký hỗn hợp của một người du hành vào một thế giới không
thể thấy bằng mắt thường. Vesalius khám phá ra những đường nét lớn của
Lục địa con người, Harvey khám phá ra dòng sông Mississippi. Bây giờ đến
lượt Malpighi mô tả địa hình, những cửa biển, những con rạch và những tiểu
đảo bên trong. Không lạ gì công trình của ông ít có sự thống nhất lý thuyết.
Trên một lãnh thổ tiến hóa tinh vi như thế này, có thể tìm thấy sự thích thú
của việc khám phá khắp nơi.
Malpighi từng nói, hai lần nhìn qua kính viễn vọng của Galileo đã tỏ
lộ về bầu trời nhiều hơn những gì từng được thấy trong suốt những thiên
niên kỷ trước. Khi một nhà phê bình chỉ trích Malpighi là phí thời gian trong
những chuyện nhỏ nhặt ở kính hiển vi và tương phản ông với cái nhìn tập
trung toàn diện của Galen vào những hình thù thấy được, Malpighi đã có sẵn
câu trả lời. Ông lưu ý rằng chính Galen cũng đã kể về những hình thể nhỏ bé
nhất mà ông ta có thể thấy. “tui không phải nhà chiêm tinh”, Malpighi nhận
định, “vì thế tui không thể biết chắc chắn Galen sẽ nói gì, nhưng tui nghĩ có
thể ông ấy sẽ phải hát bài hát thánh ca tạ ơn Chúa vì Người đã tỏ lộ cho ông
biết thật nhiều những thứ mà ông đã không biết, thậm chí những thứ nhỏ bé
nhất”.
Tiếc rằng chúng ta không biết nhiều về công cụ đặc thù mà Malpighi
đã sử dụng để quan sát. Chúng ta chỉ biết ông thường sử dụng một kính hiển
vi có một thấu kính duy nhất mà ông gọi là “thấu kính bọ chét”, và thỉnh
thoảng ông dùng một kính hiển vi có hai thấu kính. Ông coi những kính hiển
vi của mình là những công cụ nòng cốt cho việc nghiên cứu và năm 1684,
khi một đám cháy đã thiêu rụi căn nhà của ông ở Bologna cùng với tất cả
những kính hiển vi của ông, ông đã vô cùng sầu não. Để bù đắp cho sự mất
mát đó, Hội khoa học Hoàng Gia ở Luân Đôn đã đặt làm đặc biệt cho ông
những thấu kính mới và một số nhà quí tộc yêu thích khoa học cũng gởi tặng
ông các kính hiển vi của họ.
Malpighi đã sử dụng kính hiển vi để tập trung nghiên cứu cấu trúc tế
vi của các cơ quan nội tạng của cơ thể. Hồi còn là sinh viên y khoa trẻ ở Đại
học Bologna, ông đã bị ấn tượng rất mạnh bởi công trình của Harvey, mà
ông đã nhận ra như là dấu hiệu của “kiến thức mới về giải phẫu học đang
tiến bộ”. Ông tin rằng khi Harvey giải thích chức năng của tim và máu, ông
này đã tạo một sự nhất quán kỳ diệu cho mọi khoa sinh lý con người và ông
thấy rằng những kỹ thuật thí nghiệm, lý luận chặt chẽ và sự loại bỏ mọi khả
thể khai thác của Harvey đều rất thuyết phục. Nhưng vào thời Malpighi,
người ta vẫn chưa nhất trí đón nhận lý thuyết của Harvey
Malpighi nói Harvey đã minh chứng rõ ràng máu lưu thông trong cơ
thể nhiều lần mỗi ngày. Nhưng vẫn còn thiếu một mắt xích quan trọng trong
lý thuyết Harvey. Nếu máu lưu thông qua tim quá nhiều và quá nhanh và cơ
thể tạo ra máu quá chậm như thế, thì hẳn nhiên máu phải có một qui trình tái
tạo và tái tuần hoàn. Cùng lượng máu đó phải liên tục di chuyển từ các động
mạch vào các tĩnh mạch để giữ cho sự sống được liên tục. Một nhà giải phẫu
học tài giỏi sẽ không thấy khó khăn gì trong việc hiểu rõ các động mạch hay
tĩnh mạch. Nhưng còn tương quan giữa chúng với nhau thì sao? Bao lâu điều
bí ẩn này chưa được giải quyết, thì vẫn còn có thể nghi ngờ lý thuyết Harvey.
Malpighi xác định chỗ của điều bí ẩn ấy là phổi. Và ở đó ông sẽ giải
quyết điều bí ẩn nhờ những kỹ thuật mới của khoa giải phẫu so sánh. Năm
1661 ông công bố những khám phá của mình trong hai lá thư viết từ
Bologna cho một người bạn thân ở Pisa, Giovanni Borelli. Hai lá thư này
mau chóng được xuất bản ở Bologna thành một cuốn sách với tựa đề Về
phổi và đã trở thành một công trình tiên phong cho khoa y học cận đại.
Trong khoa giải phẫu truyền thống của Galen, phổi được nghĩ là cơ
quan nội tạng bằng thịt, là nguồn của những khí chất nóng - ẩm và có bản
chất nóng. Malpighi tự hỏi đây có phải cấu trúc thực sự của phổi không. “Vì
Thiên Nhiên có thói quen đặt những cái khiếm khuyết làm nền cho những
cái hoàn hảo, nên chúng ta tìm ra ánh sáng từng bước một”. Bằng cách mổ
xẻ những động vật “hạ đẳng” và quan sát dưới kính hiển vi, ông hi vọng tìm
ra những chìa khóa mới cho việc giải phẫu cơ thể người. Không biết là do
giỏi tính toán, do trực giác khoa học, hay do may mắn, Malpighi đã tình cờ
đến được tại chỗ để thấy rõ cái mắt xích còn thiếu trong lý thuyết tuần hoàn
máu. Trong lá thơ gởi cho Borelli, Malpighi nhớ lại:
tui đã hi sinh hầu như cả một chủng loại ếch, một điều chưa từng xảy
ra ngay cả trong cuộc chiến man rợ giữa loài ếch và loài mèo trong tác phẩm
của Homer. tui đã thực hiện những cuộc mổ xẻ ếch, với sự trợ giúp của
đồng nghiệp yêu quí của tôi, Carol Frassati, để đạt được hiểu biết chắc chắn
hơn về chất màng m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Những giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005 Kiến trúc, xây dựng 0
D Tìm hiểu hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay và những cơ sở pháp lý để thực hiệ Luận văn Kinh tế 1
L Những định hướng phát triển công nghiêph hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Hà Nộ Luận văn Kinh tế 0
Y Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng đén tình hình phát triển của công ty hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Những nhân tố thúc đẩy, cản trở và phát sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nền kinh Luận văn Sư phạm 0
B Trung Quốc hiện đại hóa, phát triển và hội nhập :Trung Quốc cải cách mở cửa - Những bài học kinh ngh Luận văn Sư phạm 0
F Phát huy những giá trị tích cực trong tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Tày tỉnh Bắc Cạn hiện nay Kinh tế chính trị 0
N Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ giảng viên tiếng nước ngoài trong tình hình hiện nay Luận văn Sư phạm 0
H Lạm phát và những giải pháp kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 1
T Phát hiện những ứng dụng gây tốn pin trên iPhone, iPad Hỏi đáp về thiết bị di động 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top