Michele

New Member

Download miễn phí Đề tài Phụ nữ tham gia lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam hiện nay





I. MỞ ĐẦU
 
1. Lý do chọn đề tài do 1
2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3. Mục tiêu nghiên cứu . 2
4. Đối tượng, khách thểvà phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu . 3
4.2 Khách thể nghiên cứu . 3
4.3 Phạm vi nghiên cứu . 3
5.Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp luận . 3
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 3
6.Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 4
6.1 Giả thuyết nghiên cứu . 4
6.2 Khung lý thuyết . 4
II> NỘI DUNG CHÍNH.
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TỄN . 5
1.Cơ sở lý luận . 5
1.1 Lý thuyết nghiên cứu giới và phát triển trong Xã hội học về Giới . 5
1.2 Phương pháp tiếp cận giới . 6
1.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng giới . 6
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 6
3. Những khái niệm công cụ . 8
3.1 Khái niệm giới . 8
3.2 Khái niệm Bình đẳng và bất bình đẳng giới 8
3.3 định kiến giới . 9
3.4 Lãnh đạo và quản lý . 9
3.5 Địa vị xã hội 9
Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 10
1.Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới 10
2.Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam 13
2.1 Phụ nữ Việt Nam tham gia lãnh đạo, quản lý trong lịch sử . 13
2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ trong công tác lãnh đạo và quản lý . 14
2.3 Thực trạng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay.16
2.3.1 trong cơ Quan lập pháp . 16
2.3.2 trong cơ quana hành pháp 22
2.3.3 Trong cơ quan tư pháp . 23
2.3.4 Trong các cấp Đảng uỷ 24
2.3.5 Trong các đoàn thể chính trị xã hội 25
3. Nguyên nhân phụ nữ Việt Nam còn ít tham gia hoạt động
chính trị - xã hội 26
3.1 Định kiến giới về năng lực . 26
3.2 Gánh nặng gia đình . 28
3.3 Chính sách của Đảng và Nhà nước . 29
3.4 Văn hoá truyên thống, những tập tục phong kiến 29
III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nữ và nam giới, đặc biệt là khái niệm về chức năng sinh sản.Nếu như giới là sản phẩm của xã hội thì giới tính là sản phẩm của sinh học, giới có thể thay đổi thì giới tính lại bất biến không thay đổi…
3.2 Bất bình đẳng và bất bình đẳng giới:
-"Bình đẳng giới được coi là sự bình đẳng về pháp luật, về cơ hội tiếp cận(bao gồm cả nguồn vốn, nguôn lực và thành quả lao động). về tiếng nói , tức khả năng tác động và đóng góp cho quá trình phát triển"
-Bình đẳng giới là việc nam nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.
-"Bất bình đẳng giới là khái niệm chỉ sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích khác nhau trong một nhóm hay nhiều nhóm xã hội"[3]
3.3 Định kiến về giới
"Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hay nữ." [14]
Theo từ điển thuật ngữ giớí của Chương trình Lương thực Thế Giới : "Định kiến giới được hiểu là những hành động chống lại phụ nữ ( hay nam giới ) dựa trên cơ sở nhận thức rằng giới tính này không có quyền bình dẳng với giới kia và không có quyền lợi như nhau." [15]
3.4 Khái niệm lãnh đạo và quản lý:
-"Lãnh đạo là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý vào đối tượng bị quản lý trên cơ sở phát huy một cách tối đa những năng lực của cấp dưới nhằm đạt tới hiệu quả cao nhất những mục tiêu của tổ chức.Nếu lãnh đạo hướng hành vi chủ đạo của mình vào kết quả hoạt động tập thể thì quản lý bám sát mục tiêu cụ thể gắn liền với các thao tác"[6,251]
- Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt hiệu quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra [6,105]
-Giữa hai khái niệm lãnh đạo và quản lý có nhiều điểm tương đồng mặc dù đây là hai khái niệm khác nhau.Tuy vậy, với phạm vi nghiên cứu đề tài, hai khái niệm này không có sự tách biệt.
3.5 Địa vị xã hội
Địa vị xã hội là vị trí xã hội mà tương ứng với nó là những quyền hạn và nghĩa vụ xác định. Đó là sự lượng giá, sự thẩm định của xã hội về phẩm chất hay uy tín của một người nào đó tương ứng với cương vị của anh ta.[6,30]
Chương II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thế giới.
Phụ nữ trên thế giới nhìn chung trong vài thập kỷ qua đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong việc tham gia chính quyền ở các cấp và ngày càng chiếm giữ những vị trí quan trọng như Tổn thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Đại biểu Quốc hội…Tuy nhiên chưa ở nước nào có phụ nữ bình đẳng hoàn toàn so với nam giới trong lĩnh vực này và các vị trí chủ chốt ra quyết định vẫn chủ yếu do nam giới nắm giữ.
Tại Hội nghị thế giới lần thứ 4 họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) tháng 9 năm 1995 vấn đề phụ nữ tham gia hoạtđộng chính trị và lãnh đạo đất nước rất được quan tâm bởi các đại biểu thay mặt chính phủ cũng như diễn đàn các tổ chức phi chính phủ.
Hiện nay, ở các nước trên thế giới, phụ nữ tham gia quốc hội đạt tỷ lệ cao chưa từng có.Theo Liên minh nghị viện thế giới (IPU), trong năm 2006 tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội là 17%, tăng 11% so với 12 năm trước.
Một kỷ lục khác là phụ nữ cũng được bầu làm chủ tịch tại 35/262 hội nghị hay nghị viện trên thế giới, trong đó có những nước lần đầu bầu phụ nữ làm chủ tịch quốc hội như Gambia, Israel, Swaziland, Turkmenistan và Mỹ - nơi bà Nancy Pelosi hiện là Chủ tịch Hạ Viện.Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội tăng chậm.Các nước có tỉ lệ phụ nữ tham gia cao nhất trong quốc hội là Rwanda và Thụy Điển với gần 50%, tiếp đến là các nước Costa Rica, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch.
Ở Canada, phụ nữ chiếm 35% trong quốc hội, Đức: 31,6%, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE): 22,5%, CHDCND Triều Tiên: 20,1%, Anh: 18,9%, Mỹ: 16,3% và Pháp: 12,2%.
Bảng 1 : Tỷ lệ nữ trong các nghị viện phân theo các châu lục
Vùng
Tỷ lệ(%)
Thế giới
17.7
Các nước Bắc Âu
41
Nam Mỹ
38.6
Châu Âu
19.1
Châu Phi Hạ Sahảa
16.8
Châu Á
16.4
Thái Bình Dương ( gồm cả Úc và Newzeland )
14.5
Các nước Ả Rập
8.6
(Nguồn: tác giả xử lý số liệu Theo Reuters, Economic Times,chủ nhật,04/03/2007)
Phụ nữ ngày càng có vai trò lớn hơn trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt là lĩnh vực chính trị. Do vậy, xu hướng phụ nữ tham gia bộ máy lãnh đạo chính trị ở các quốc gia sẽ ngày càng tăng cao.
Khu vực Bắc Âu đứng đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ trong Quốc hội, chiếm khoảng 41%; đứng thứ hai là khu vực Nam Mỹ; còn lại các Châu lục khác tỷ lệ nữ trong các nghị viện đều dưới 20%.
Tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo trên thế giới hiện nay chiếm 17.7%. Mặc dù tỷ lệ này cao hơn so với 10% vào năm 1995, nhưng vẫn còn cách xa mức tối thiểu cần thiết là 30% để gia tăng ảnh hưởng của phái nữ trên chính trường. Thực tế đã chứng minh rằng trong nhiều trường hợp, khi phụ nữ tham gia lãnh đạo, họ đã nêu ra nhiều vấn đề mới trong các chương trình hoạt động.Họ có những cách nhìn mới và phương pháp mềm dẻo, sáng tạo.Dư luận đã thừa nhận sự tham gia đông đảo của phụ nữ trong chính phủ Na Uy đã thúc đẩy việc thực hiện các quyền của phụ nữ,bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường và viện trợ nhằm mục đích phát triển. Hay tại Thụy Điển , phụ nữ tham gia hoạt động cả trong và ngoài chính phủ đã tích cực góp phần vào việc ngăn chặn sự tham gia của các nước này vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân [7]. Phụ nữ đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của họ trong việc giải quyết xung đột, chống đói cùng kiệt trên toàn thế giới, nhưng tỷ lệ lãnh đạo nữ vẫn còn rất hạn chế dù đã được cải thiện.
Khảo sát của EC tại 262 Thượng viện và Hạ viện ở 189 quốc gia trên toàn thế giới cho biết chỉ có 30 phụ nữ đứng đầu cơ quan lập pháp. Trong khu vực EU, 24% ghế nghị sĩ hiện do phụ nữ chiếm giữ, so với 16% cách đây 1 thập kỷ.
(ứ bảy, 08 Tháng ba 2008, 09:15 GMT+7 ) )
Theo khảo sát của EC, mặc dù vấn đề bình đẳng giới ngày càng được quan tâm và cải thiện, nhưng phái yếu cũng chỉ chiếm 24% ghế Bộ trưởng trong các Chính phủ. Phụ nữ đang chiếm đa số trong Chính phủ Phần Lan, Na Uy. Tại Thụy Điển, 46% quan chức Chính phủ là phái nữ và tỷ lệ này ở Tây Ban Nha là 41%. Ngược lại, ở Thổ Nhỹ Kỳ chỉ có một phụ nữ là thành viên Nội các. Tại quốc gia Đông Âu Rumania không có phụ nữ nào là thành viên Chính phủ. Một số quan chức châu Âu vừa đề nghị, phụ nữ nên nắm quyền lãnh đạo ít nhất 1 trong 3 cơ quan của EU là Nghị viện châu Âu, EC và Hội đồng châu Âu. Hiện cả 3 cơ quan này đều do nam giới đứng đầu. Trong số 12 Chủ tịch Nghị viện châu Âu kể từ 1979 đến nay, chỉ có 2 phụ nữ.
Theo như nhận định của Tổ chức Châu Á (AF),trụ sở tại Mỹ, đưa ra trong báo cáo nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 năm nay: Phụ nữ đang đảm nhận những vai trò lãnh đạo lớn hơn trong chính trị và kinh doanh ở Châu Á nhưng sự hiện diện của họ trong ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J Sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nước cho các đô thị nhỏ (nghiên cứu Chương trình cấp thoá Văn hóa, Xã hội 0
S Thực trạng tham gia vào sinh hoạt hội phụ nữ của phụ nữ thủ đô hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
M Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt Kinh tế quốc tế 0
N Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo Lịch sử Việt Nam 0
H Hoạt động tham vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS tại nhóm hoa hướng dương Đại Từ - Thái Nguyên. Văn hóa, Xã hội 2
W Nhu cầu tham vấn tâm lý của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2
Y Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Ngôi nhà Bình yên – Trung ương Hội liên hiệp phụ Văn hóa, Xã hội 2
N Vai trò của Tham vấn đối với phụ nữ sau sinh bị khủng hoảng tâm lý tại huyện Từ Liêm, Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
C Phong trào đấu tranh đòi quyền tham chính của phụ nữ ở Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Văn hóa, Xã hội 2
N Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Khoa học Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top