Edric

New Member

Download miễn phí Đề tài Ảnh hưởng của việc chuyển giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương





MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Giả thuyết nghiên cứu 6
7. Khung lý thuyết 7
Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận 8
1.2. Những khái niệm công cụ 13
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu 15
Chương 2. ảnh hưởng của việc bàn giao đất tới cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
2.1. Việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp 19
2.2. Mức sống của các gia đình sau khi bàn giao đất cho địa phương 34
2.3. Xu hướng cơ cấu việc làm của người dân xã ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương sau khi bàn giao đất cho các khu công nghiệp trong thời gian tới 36
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận 41
2. Khuyến nghị 42
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

5
6,0
Doanh nhân
0.1
0,1
Công nhân
7,5
9,5
Lao động tự do
13,1
23,1
Học sinh
1,5
0,1
Khác
10,3
15,3
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Bảng 2 : Việc làm của người dân (lao động số 2 trong gia đình) trước khi bàn giao đất (trước 2003) và sau khi bàn giao đất (sau 2003)
Nghề nghiệp
Trước 2003 (%)
Sau 2003 (%)
Nông nghiệp
64,6
41,0
Tiểu thủ công nghiệp
1,5
1,3
Buôn bán nhỏ
7,0
16,2
Cán bộ viên chức
7,4
7,5
Doanh nhân
0.1
0,4
Công nhân
7,2
17,9
Lao động tự do
5,7
12,1
Học sinh
3,4
0,3
Khác
7,2
11,8
(Khảo sát tại xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
Qua bảng số liệu trên ta thấy : Trước khi bàn giao đất có tới trên dưới 60% số người được hỏi làm nông nghiệp (được thể hiện khá rõ thông qua khảo sát đối với các lao động trong các gia đình tại địa phương: 59,9% đối với lao động số 1 và 64,6% đối với lao động số 2 trong các hộ gia đình ) ; nhưng sau khi các hộ dân này bàn giao đất cho các khu công nghiệp thì con số này chỉ còn ở mức trên khoảng 40% . Nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, có tới 66,40% hộ gia đình tại các thôn thuộc xã Ái Quốc có đất chuyển giao cho các khu công nghiệp. Với diện tích đất chỉ còn ít, lại làm ăn manh mún do vậy nhân dân không còn thiết tha với nghề nông. Qua khảo sát chúng tui cũng thấy được rằng đa số những người làm nông nghiệp còn lại ở địa phương phần lớn là tầng lớp trung tuổi. Có tới 41,7% những người được hỏi làm nghề thuần nông ở trong độ tuổi từ 46-55. Những lao động trong độ tuổi này rất khó đáp ứng được yêu cầu của các nhà máy, xí nghiệp mới hình thành tại địa phương do vậy nên họ chỉ có thể lựa chọn tiếp tục nghề nông với diện tích đất bị thu hẹp tương đối hay kết hợp với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Có đến 30% những người được hỏi trong độ tuổi từ 46-55 làm trong các ngành nghề thủ công nghiêp. Như vậy lao động trong các ngành ngề nông nghiệp không còn chiếm một tỷ lệ lớn như trước đây nhưng vẫn là một ngành nghề chính. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của rất nhiều ngành nghề khác nhau, đòi hỏi phải có chính sách mới phù hợp để chuyển đổi sang các hình thức kinh doanh khác trong quá trình phát triển kinh tế địa phương. Theo M. Weber, hành động lựa chon tiếp tục làm nghề nông nghiệp của một số người được coi là hành động duy lý- truyền thống, hành động tuân thủ những tập quán được truyền lại từ đời này qua đời khác. Nghề nông được coi là một nghề truyền thống của địa phương ( với trên dưới 60% dân cư sống bằng nghề nông ) nhưng bên cạnh đó bên cạnh kinh nghiệm do cha ông truyền lại thì người dân cũng được phổ biến những kỹ thuật hiện đại để có thu hoạch cao trên diện tích đất canh tác. Mặc dù tỷ trọng vông nghiệp, dịch vụ tại địa phương đã tăng lên chiếm 66,2%, nông nghiệp chỉ còn 33,8% nhưng Nam Sách vẫn còn 65% số lao động nông nghiệp; đời sống kinh tế của người dân phần lớn phụ thuộc vào nghề nông.
Sự thay đổi nghề nghiệp của người dân xã Ái Quốc sau khi tiến hành bàn giao đất là tương đối đa dạng. Áp dụng lý thuyết biến đổi xã hội ta thấy sự biến đổi xã hội trên các mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội….. trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi tới việc làm của người dân. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã khiến cho nhiều người nông dân không có việc làm phải chuyển sang nghề khác.
Như trên chúng tui đã thấy, do nhận thức về việc làm của người dân rất đa dạng nên sau khi bàn giao đất sản xuất họ nhanh chóng đi tìm việc làm khác phù hợp. Rất nhiều người dân chuyển sang làm buôn bán, dịch vụ; số người làm nghề này đã có sự tăng đáng kể trong các hộ gia đình đó là từ 5,5% trước năm 2003 đã tăng lên 11,2% từ sau năm 2003 ( theo khảo sát về lao động số 1 trong các hộ gia đình ) và từ 7,0% lên 16,2% ( theo khảo sát về lao động số 2 trong các hộ gia đình ). Sự biến đổi xã hội đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Trước kia, thương nhân không được coi trọng, những người buôn bán bị xã hội lên án, coi thường. Tuy nhiên khi mà nghề nông không còn nhiều cơ hội phát triển nữa thì ngươì ta lại chú ý đến thương nghiệp. Với sự đa dạng cuả thị trường hiện nay, “ trăm người bán, vạn người mua” thì người dân có thể dễ dàng tìm thấy cho mình một mặt hàng kinh doanh nào đó phù hợp. Nếu khéo léo, năng động, nhạy cảm và dễ thích ứng thì buôn bán là nghề phù hợp với rất nhiều người. Bởi nhiều lĩnh vực buôn bán không đòi hỏi trình độ cao và vốn nhiều ; điều này rất phù hợp với hoàn cảnh thực tế của người nông dân sau khi bàn giao đất : trình độ hạn chế, vốn không nhiều. Buôn bán cũng có thể là nghề tạm hay là nghề phụ vì người ta không nhất thiết phải dành thời gian nhất định nào đó cho công việc. Họ có thể buôn bán trong lúc rỗi rãi ( buổi tối, ngoài giờ hành chính, làm phụ thêm đối với người làm ca….) hay làm kết hợp với thời gian học nghề hay tìm công việc có trình độ cao và phù hợp với mình hơn…. Hành động lựa chọn nghề buôn bán theo M. Weber là hành động hợp lý so với giá trị - hành động duy lý đối chiếu với một mục đích, là một hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất. Người dân khi lựa chọn nghề nghiệp buôn bán xuất phát từ mục đích có được thu nhập cao vì trong cơ chế thị trường hiện nay, họ có thể tìm được một loại hàng hoá kinh doanh phù hợp với bản thân mà không cần đòi hỏi phải có một trình độ cao và cũng không bị bó hẹp về thời gian phù hợp với tâm lý của người nông dân.
Qua điều tra, chúng tui thấy rằng số lao động làm trong các ngành nghề tiểu thụ công nghiệp tại địa phương không có sự thay đổi rõ ràng trong thời điểm trước và sau khi bàn giao đất. Sự thay đổi này là không đáng kể chiếm 1,7% trước năm 2003 và 2,1% từ sau 2003 ( qua khảo sát về lao động số 1 trong các gia đình). Như vậy để thấy rằng các chính sách của chính quyền địa phương đối với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là không có sự thay đổi nhiều, không đẩy mạnh phát triển ngành nghề này vì vậy mà số lượng lao động trong các ngành nghề này tăng lên hay giảm xuống không đáng kể. Qua điều tra các hộ dân cho thấy những người trả lời phỏng vấn trực tiếp đa số đều làm nông nghiệp 42,8% trong khi đó tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm 1,2%; công nhân chỉ chiếm khoảng 7,5%, bên cạnh đó các ngành nghề về kinh doanh, dịch vụ lại phát triển khá nhanh (14,2%). Tuy nhiên do đặc thù của công việc phù hợp với khả năng, trình độ của nhiều người (đã được đào tạo) thì số người làm trong các nhà máy, xí nghiệp (công nhân) trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này sẽ được chứng minh trong phần sau.
Theo số liệu thống kê của chính quyền xã Ái Quốc hiện tại điạ phương có rất nhiều làng nghề hoạt động tốt ( 116 làng/ 124 làng có nghề ) và có xu hướng phát triển tạo việc làm cho người lao động và tăng thu nhập như làng chế biến nông s
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top