Download miễn phí Tiểu luận Vài nét về văn học so sánh và ứng dụng vào tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa truyện cây khế của Việt Nam và truyện Xúc ca tố và Xúc ca tá của Lào





Mục Lục
 
PHẦN NỘI DUNG
I. Vài nét về văn học so sánh
CHƯƠNG I: SƠ KHẢO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ)
I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GỮA “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
II. TÌM HIỂU CHUNG VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”
1. Tác giả
2. Tác phẩm
CHƯƠNG II: NHỮNG KẾ THỪA VÀ SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ
“Truyền kì mạn lục” qua so sánh “Mẫu đơn đăng ký” và “Mộc miên thụ truyện”
I. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN”: NHỮNG KẾ THỪA
1. Motipe người lấy vợ ma
2. Cốt truyện, kết cấu
3. Không gian - thời gian
4. Tương quan hệ thống nhân vật
II. TỪ “MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ” ĐẾN “MỘC MIÊN THỤ TRUYỆN” NHỮNG SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DỮ
1. “Chuyện cây gạo” mang đậm phong vị văn học Việt Nam
2. Tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ
III. KẾT LUẬN CHUNG
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n thức được tầm quan trong của mảng kiến thức văn học dân gian trong văn học lớp 10 liên quan dến việc giảng dạy văn học cấp ba của tui nên tui chọn dề tài này cho bài tiểu luận của mình.
Sự so sánh, đối chiếu hai tác phẩm không nhằm mục đích xác định tác phẩm nào có giá trị hơn mà để tìm hiểu so sánh, phân tích về: Nhân vật, kết cấu, cốt truyện, chủ đề tư tưởng…để thấy được nét tương đồng, dị biệt cơ bản trong truyện cổ tích Việt & Lào cũng như nguyên nhân của những điểm dị biệt và tương đồng đó.
PHẦN NỘI DUNG
I. Vài nét về văn học so sánh.
Trước hết ta phải hiểu văn học so sánh là gì? Nó là một bộ môn hay là một phương pháp?
Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp. Trong cuộc sống hàng ngày so sánh là một yêu cầu tự nhiên, là một trong những phương pháp để xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hay ngôi thứ. Còn trong nghiên cứu văn học, nó là một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tức là ban đầu nó chỉ là một phương pháp nghiên cứu văn học, được gọi là phương pháp so sánh.
Đến thế kỉ XIX, nó được coi là một bộ môn văn học sử được tiến hành theo cách so sánh. Là một bộ môn văn học sử nghiên cứu sự phát triển của văn học nhân loại qua những mốc lịch sử từ đó vẽ ra bức tranh phát triển về mặt lịch đại, đồng đại và chỉ ra quy luật phát triển của văn học, nghiên cứu những đặc điểm chung nhất của văn học nhân loại. Khái niệm “văn học so sánh” gần gũi tuy nhiên không đồng nhất với “văn học thế giới”.
Một nhà mĩ học người Rumani ( J.Vianu) đă quan niệm “ văn học thế giới” không phái là tổng số các nền văn học dân tộc. Lịch sử văn học thể giới lựa chọn trong khối lượng đồ sộ các sự kiện của các nền văn học dân tộc để chỉ giữ lại những sự kiện có tầm quan trọng quốc tế trong văn học thế giới và những sự kiện mà với tư cách là người phát, người truyền đạt hay người tiếp nhận sự ảnh hưởng, chúng đã đóng một vai trò trong việc hình thành các trào lưu của văn học thế giới.
Như vậy là văn học thế giới chỉ quan tâm tới cái quốc tế ( tương ứng với cái chung trong phạm trù cái chung trong triết học). Giữa văn học thế giới với văn học so sánh có những chỗ giống nhau: phát huy những giá trị tiến bộ chung của các nước khác nhau nhưng văn học so sánh còn có thêm một mục đích cơ bản nữa là chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc. Nó là cầu nối văn học sử dân tộc và văn học thế giới.
Với sự ra đời “ Tạp chí lịch sử văn học so sánh” ( 1886) đã khẳng định sự ra đời của bộ môn văn học so sánh.
Ngày nay Văn học so sánh ngày càng được xác định là bộ môn khoa học cần thiết nhằm phục vụ trước hết cho văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới với hai mục đích cơ bản: xác định tính khái quát khách quan của văn học nhân loại và chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc.
Bộ môn văn học so sánh đã đề cập trọn vẹn đến một cặp phạm trù: cái chung – cái riêng. xét về mặt triết học thì cái riêng bao hàm cái chung và cái đặc thù. Tuy nhiên điều phân biệt này chưa quan trọng, quan trọng là phải thấy được sự chuyển hoá lẫn nhau giữa cái đặc thù và cái chung, trong văn học so sánh cũng vậy, phải biết cái đặc thù dân tộc và cái quốc tế là một việc làm cần thiết nhưng tuyệt đối không được coi là mục đích tự thân.
Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh trước hết là các mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học .
Mới đầu các nhà so sánh luận ở Châu Âu ( thế kỉ XIX) thường sử dụng phương pháp thực chứng. Họ tiến hành đối chiếu văn bản ,để tìm ra những điểm giống nhau về các mặt: tư tưởng, đề tài, phong cách ,kĩ thuật xây dựng tác phẩm…để xác định các hiện tượng giao lưu văn học một cách thuần tuý thực chứng, thuần tuý sự kiện. Họ không chú ý đến các sự kiện khách quan và chủ quan cụ thể của nhân tố tiếp nhận sự ảnh hưởng, cũng như không phân biệt hiện tượng bị ảnh hưởng thụ động với hiện tượng vay mượn chủ động.
Đến cuối những năm 60, sự tiến bộ của văn học so sánh được đánh dấu bằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chuyên gia so sánh XHCN và phương Tây, chủ trương mở rộng phạm vi nghiên cứu văn học so sánh ra cả về mặt không gian, thời gian. Văn học so sánh không chỉ nghiên cứu các quan hệ văn học quốc tế trực tiếp mà còn đề cập đến cả những điểm giống nhau về loại hình giữa các nền văn học do đặc điểm lịch sử xã hội giống nhau đẻ ra, chứ không phải do ảnh hưởng giữa chúng với nhau.
Các công trình nghiên cứu hiện tượng tương đồng đã cho chúng ta thấy rằng co hai loại hiện tượng tương đồng: tương đồng lịch sử bao gồm hiện tượng tương đồng cùng thời, tương đồng kế tiếp và tương đồng phi lịch sử.
Loại tương đồng lịch sử là tương đồng của những trào lưu thuộc các nền văn học kế cận nhau như các trào lưu thời Phục hưng, cổ điển… ở Châu Âu và phương Tây. Còn loại hình tương đồng phi lịch sử là sự giống nhau giữa các nền văn học cách xa nhau về không gian và thời gian. Qua việc nghiên cứu sự giống nhau phi lịch sử này các nhà nghiên cứu so sánh sẽ cung cấp tư liệu cho các nhà lí luận văn học để họ rút ra những kết luận bổ ích và xác đáng về qui luật phát triển chung của văn học. Đồng thời việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng phi lịch sử cũng làm sáng tỏ sự phát sinh, phát triển của một thể loại, một loại hình văn học cụ thể qua đó góp cho các nhà lí luận văn học rút ra những kết luận về thể loại hay loại hình học.
Việc nghiên cứu hiện tượng tương đồng giữa các nền văn học cũng cung cấp tư liệu và gợi ý hướng dẫn cho các nhà viết sử văn học dân tộc, cho các nhà phê bình và lí luận để họ khái quát nên những nhận xét và luận điểm về các vấn đề văn học sử dân tộc hay lí luận văn học.
Dựa vào kết quả nghiên cứu của văn học so sánh, các nhà phê bình và lí luận sẽ có những đánh giá chính xác hơn, tránh sa vào quan điểm phiến diện sôvanh. cũng như tránh sa vào lôí phê bình thuần tuý xa rời thực tế.
Đối tượng nghiên cứu thứ ba của văn học so sánh là các điểm khác biệt độc lập. Việc so sánh các điểm khác biệt, độc lập không phải là mục đích tự thân, không phải chỉ để chứng minh đơn thuần cái này khác cái kia mà nó nhằm phục vụ những mục tiêu rất cụ thể của nhà nghiên cứu. đối tượng này là đối tượng bổ sung cho hai đối tượng đầu làm cho văn học so sánh trở thành bộ môn hoàn chỉnh và hữu hiệu.
CHƯƠNG I: SƠ KHẢO NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” (CÙ HỰU) VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC” (NGUYỄN DỮ).
I. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GỮA “TIỄN ĐĂNG TÂN THOẠI” VÀ “TRUYỀN KÌ MẠN LỤC”.
Trong văn xuôi Việt Nam thời Trung đại, “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm có giá trị lớn. Tác phẩm đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà phê bình trên nhiều khía cạnh, phương diện. Đã có nhiều công trình khám phá các ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top