lovely_yoyo

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Mỹ





Mỹ là một cường quốc kinh tế, khoa học, công nghệ và quân sự hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Với diện tích 9,3 triệu km2, dân số khoảng 285 triệu người, chiếm 5% dân số thế giới. Mỹ là một thị trường riêng lẻ lớn nhất và là nước tham gia giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quan trọng trên thế giới như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)., là đầu tầu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. Cùng với thu nhập quốc dân cao nên Mỹ là thị trường có sức mua lớn và nhu cầu cũng rất đa dạng. Đây là một thị trường đầy tiềm năng, hấp dẫn và khá lý tưởng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy để xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không những phải thu hút được người tiêu dùng Mỹ mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn trên thế giới cùng xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nay. Hiện nay nó được coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới với giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 1999 đạt 9.256 tỷ USD năm 2000 đạt 9.500 tỷ USD. Thông thường GDP của Mỹ chiếm trên 20% GDP toàn cầu, thương mại chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch Thương mại quốc tế. GDP bình quân đầu người năm 1999 là hơn 34.000 USD cho thấy sức mua của gần 285 triệu dân Mỹ là rất lớn. Với một thị trường hấp dẫn như vậy cho nên tất cả các nước trên thế giới đều mong muốn tiêu thụ được hàng hoá sản phẩm của mình trên thị trường này, điều đó làm tăng nguy cơ giảm sức cạnh tranh của hàng hoá do khó giữ được thị phần, cũng như để chiếm thêm thị phần lại càng khó hơn.
Mỹ là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển bởi vì việc mở rộng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu dịch quốc tế ngày càng tăng. Kim ngạch xuất nhâp khẩu đã nâng từ 14% GDP năm 1986 lên 25% năm vào năm 1998. Tuy vậy, Mỹ cũng là nước hay dùng tự do hoá thương mại để yêu cầu các quốc gia khác mở cửa thị trường của họ cho các công ty của mình nhưng lại tìm mọi cách để bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Đồng USD có vai trò thống trị trên thế giới với hơn 24 nước gắn trực tiếp các đồng tiền của họ vào đồng USD, 55 nước neo giá vào đồng USD, các nước còn lại ở nhiều mức độ khác nhau vẫn sử dụng các hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng USD để tính toán giá trị đồng tiền của mình. Thị trường chứng khoán của Mỹ hàng năm chi phối khoảng 8.000 tỷ USD, trong đó các thị trường chứng khoán Nhật Bản chỉ vào khoảng 3.800 tỷ USD. Mọi sự biến động của đồng USD và hệ thống tài chính Mỹ đều có ảnh hưởng đến sự biến động của nền tài chính quốc tế.
Hàng năm tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ vào khoảng 3-4%/năm và xuất khẩu tăng trưởng trong khoảng 5-10%/năm. Những năm gần đây nền kinh tế Mỹ đạt sự phục hồi và tăng trưởng vững chắc, đạt đỉnh cao nhất năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 4,5%. Sự tăng trưởng bình quân của Mỹ từ 1992-1996 vượt hẳn Châu Âu (1,5%) và Nhật Bản (1,3%). Trong năm 2000, kinh tế Mỹ tuy có nguội đi song vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng khoảng 3,2%. Và theo dự báo của Liên hợp quốc về “tình hình thế giới và triển vọng năm 2002” dự tính tổng sản lượng của nền kinh tế Mỹ năm 2002 tăng 1,25% (so với 1,5% của nền kinh tế thế giới).
Sức mua lớn và đa dạng về chủng loại hàng hoá, Mỹ là một thị trường lý tưởng cho tất cả các nước trên thế giới, chính vì vậy mà môi trường cạnh tranh ở Mỹ rất gay gắt, khốc liệt cho các doanh nghiệp. Đó là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển như Tây Âu, Nhật Bản, các nước NIC... cho đến các nước đang phát triển như ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và các nước cùng kiệt như Campuchia, Bangladet đều có thể xuất khẩu được hàng hoá vào Mỹ. Như vậy Việt Nam muốn bán được sản phẩm hàng hoá của mình trên thị trường này thì đòi hỏi phải cạnh tranh được với một số lượng không nhỏ các đối thủ trên thị trường đó. Theo báo cáo của thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện tại Việt Nam đang đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ và đứng thứ 71 trong số 229 nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,05% tổng giá trị nhập khẩu của Koa Kỳ. Đây là một con số rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai nước.
2. Đặc điểm về chính trị.
Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lập pháp tối cao ở Mỹ được quốc hội thực hiện thông qua hai viện: thượng nghị viện và hạ nghị viện. Chủ tịch hạ nghị viện sẽ do các hạ nghị sỹ bầu ra còn chủ tịch thượng nghị viện sẽ do phó tổng thống đảm nhiệm mặc dù không tham gia trực tiếp vào các cuộc thảo luận của cơ quan này. Công việc của hai viện phần lớn được tiến hành tại các uỷ ban. Hệ thống uỷ ban của hai viện được phát triển khá rộng rãi và các uỷ ban này đều chịu sự kiểm soát của đảng có nhiều đại Bảng hơn tại viện đó. Nói chung quyền lãnh đạo ở cả hai viện đều nằm trong tay các thành viên thuộc đảng có ưu thế.
Hệ thống hành pháp của Mỹ được phân chia thành hai cấp Chính phủ: các Bang và trung ương. Do đó, trên lãnh thổ mỗi bang tại Mỹ đều có hai chính phủ hoạt động: Chính phủ của bang với các tổ chức chính quyền và toà án nhằm thực hiện luật pháp của bang và chính quyền trung ương với các tổ chức chính quyền và toà án thi hành luật pháp của liên bang. Nhà nước liên bang có quyền đặt ra tiêu chuẩn đo lường, cấp chứng nhận bản quyền, bằng phát minh, điều chỉnh thương mại giữa các bang với các nước... đồng thời cùng với chính quyền các Bang đưa ra các quy định về thuế, thành lập ngân hàng... Với hệ thống chính trị như vậy, hàng hoá của Việt Nam muốn xâm nhập được vào thị trường Mỹ thì nó phải qua hai vòng kiểm soát ngặt nghèo, bao gồm luật pháp của từng Bang và luật pháp của trung ương, hơn nữa luật pháp của mỗi Bang lại không giống nhau, mỗi Bang có một quy định riêng, do đó để cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam phải hiểu biết về luật pháp của cả nước Mỹ và của từng Bang để từ đó có các biện pháp, chính sách thích hợp nhằm chiếm lĩnh thêm thị phần cũng như để duy trì phần thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được....
Để hiến pháp có hiệu lực, quốc hội đã tạo ra một hệ thống toà án hoàn chỉnh. Một hệ thống nguyên tắc đã được thiết lập nhằm để hệ thống toà án liên bang và toà án bang thực hiện tốt quyền phán quyết trên cùng một lãnh thổ. Theo đó những vấn đề thuộc hiến pháp, luật pháp của liên bang sẽ được toà án tối cao Mỹ xem xét cuối cùng, việc vi phạm luật lệ của bang sẽ do toà án của bang xét xử. Quyết định của toà án tối cao có tầm quan trọng hàng đầu đối với hệ thống luật của Mỹ.
Một đặc điểm lớn về chính trị của Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng là Mỹ hay sử dụng chính sách cấm vận và trừng phạt kinh tế để đạt được các mục đích của mình. Theo một thống kê thì từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 1998 Mỹ đã áp đặt 115 lệnh trừng phạt, trong đó hơn một nửa được ban hành trong 4 năm cuối và 2/3 dân số thế giới đang phải chịu một hình thức trừng phạt nào đó do Mỹ áp đặt. Các lệnh trừng phạt, cấm vận này đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản về tự do hoá thương mại của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Qua đó, ta thấy rằng kinh doanh trên thị trường Mỹ là phải rất thận trọng, chỉ một sơ suất rất nhỏ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
3. Đặc điểm về pháp luật.
Mỹ có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật pháp được xe...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường M Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may trên t Luận văn Kinh tế 0
O Thực trạng về sức cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty Hanoisimex trên thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
T Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ tuổi mãn kinh quận Tây Hồ thành phố Hà Nội (Nghiên cứu Văn hóa, Xã hội 0
B Thực trạng các vấn đề Sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiể Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top