Caine

New Member

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu báo Nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn





MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứ 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 7
1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo nông nghiệp Việt Nam 7
2. Chức năng, nhiệm vụ của báo nông nghiệp Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, 8
2.1. Báo chí với công tác tuyên truyền công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 8
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA BÁO NÔNG NGHIỆP TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (KHẢO SÁT NĂM 2001 - 2002)
1. Thời sự, kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1. Phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1.1. Những thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 14
1.1.2. Những vấn đề vướng mắc 18
1.2. Đầu tư vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng 20
1.3. Thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn 23
2. Văn hoá, xã hội nông thôn và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 25
2.1. Văn hoá -xã hội 25
2.1.1. Góp phần xây dựng nông thôn mới, con người mới 26
2.1.2. Giữ gìn nét đẹp trong văn hoá xã hội truyền thống ở nông thôn 28
2.1.3. Phê phán xự xuống cấp của văn hoá xã hội ở nông thôn 31
2.2. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng 35
3. Khuyến nông, khoa học kỹ thuật và tiến bộ canh tác 37
3.1. Hiệu quả của công tác khuyến nông trong tuyên truyền khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, nông thôn 39
3.2. Trao đổi, phổ biến kinh nghiệm sản xuất 45
3.2.1. Nêu gương những điển hình làm ăn kinh tế giỏi 45
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong
nông nghiệp 47
3.2.2. Trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp 47
4. Vấn đề bạn đọc 50
4.1. Phản ánh những vấn đề tồn tại trong nông nghiệp, nông thôn 50
4.2. Biểu dương gương người tốt, việc tốt 53
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC THỂ HIỆN TRÊN BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 54
1. Đánh giá chung 54
2. Hệ thống các thể loại thường xuyên xuất hiện 56
2.1. Tin 56
2.2. Bài phản ánh 58
2.3. Thể loại phóng sự 61
2.4. Ghi chép 63
2.5. Điều tra 64
3. Hình thức trình bày báo nông nghiệp Việt Nam 65
3.1. Chuyên trang, chuyên mục 66
3.2. Khổ báo 67
3.3. Măng - séc 67
3.4. Chữ (text) 68
3.5. Màu sắc 69
3.6. Fi - lê (Filet) 70
3.7. Nền (Trame) 70
3.8. Biểu tượng (vi nhet - vingette) 70
3.9. Ảnh 71
Kết luận 73
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện An Phú với vài chục nóc nhà thì đã có tới 17 vụ bạo hành khác nhau”. Những phản ánh trên đây là thực tế, đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cấp chính quyền sở tại, sự đổi mới trong nhận thức, tư duy của chính các cặp vợ chồng, hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong giữ gìn hạnh phúc gia đình. Tìm hiểu nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình, tác giả Hữu Tạo trong bài: “Vũ phu đời mới”, Số 24. 9.2.2001, chúng ta nhận thấy rằng: Do những hủ tục nặng nề còn sót lại, người đàn bà ở các vùng nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi lép vế. Ngược lại, người đàn ông có quyền “tối thượng”, họ quan niệm “một nước không có hai vua”, người vợ nhất nhất phục tùng. Trong khi đó “Luật pháp đã quy định quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, thì còn nhiều chị em bị những ông chồng “vũ phu” hành hạ, nhưng vẫn coi như “cái số”.... . Còn theo các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Sức khoẻ và sinh sản gia đình (RAFH) thì Việt Nam có ba cơ sở lịch sử làm cho vị trí của người đàn ông cao hơn hẳn người phụ nữ đó là; Tư tưởng trọng nam khinh nữ- “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”; tổn thất về người trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã làm cho tỷ lệ nam nữ thay đổi và người đàn ông càng trở nên đáng trân trọng hơn”. (“Nhức nhối bạo lực gia đình đối với phụ nữ”- Phạm Việt Thư. Số 206. 25.12.2001).
Đó là thực trạng đau lòng tồn tại ở các vùng nông thôn, nó đang là vấn đề bị lên án gay gắt và báo NNVN đang góp tiếng nói của mình trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình, để bảo vệ mái ấm gia đình, bảo vệ nền tảng của văn hoá Việt Nam. Đã đến lúc cần nhìn nhận và có biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự xuống cấp của nền tảng gia đình truyền thống ở các vùng nông thôn.
Song song với việc tiếp thu nếp sống mới thì một số dân cư ở một số địa phương vẫn lưu giữ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời đã tồn tại từ lâu đời, nó bám sâu vào đời sống, tâm lý của người dân. Nó đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn, cản trở quá trình đổi mới, xây dựng nông thôn mới. Phản ánh thực trạng này Tiến Dũng (Số 126.2001) có bài; “Bói chân gà ra... chân điên”. Do tin vào mấy lời nói của thầy cúng một cách vô căn cứ chỉ qua đôi chân gà rằng; “Thằng con hiện anh đang nuôi không phải là con đẻ, mà là kết quả của một vụ ngoại tình của vợ”. Từ đó anh đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác; Anh bán hết tài sản để cúng lễ, phải dở ngôi nhà mới xây để xây nhà mới theo hướng khác. Và rồi trong một trận mưa to, tường ngôi nhà mới xây bị đổ, đè chết vợ và con, anh khóc nhiều quá trở nên điên dại. Đây là thực tế đáng buồn xảy ra ở một huyện nông thôn Nghệ An. Tệ hại hơn, là nó không chỉ chi phối đến tâm lý những người nghèo, vốn trình độ nhận thức kém mà còn có tác động sâu sắc đến những người có trình độ, giàu có và có địa vị trong xã hội. Người thanh niên trong bài “Bói gà ra… chân điên” trước kia vốn là gia đình giàu có, mẫu mực, nhưng chỉ vì tin vào những điều bói toán vô căn cứ dẫn đến kết cục bi thảm. Vợ, con chết, mình trở thành người điên dại. Hậu quả phải trả phải chăng “Là sự trả giá quá đắt cho sự mê tín đến điên cuồng và cũng là bài học đắt giá cho không biết bao gia đình ở nông thôn Việt Nam”.
Hiện nay tệ nạn xã hội đang len lói vào từng ngõ ngách của cuộc sống thành phố lớn mà đã và đang xâm nhập vào các vùng quê vốn thanh bình. Đó không chỉ là những hủ tục lạc hậu còn xót lại mà còn là sự xâm nhập các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm... Tại Bình Thạch Đông, “Con số 167 trường hợp phụ nữ và trẻ em (thuộc 247 hộ) hoạt động mại dâm qua lại CPC và nội địa đã gây nhức nhối cho dân Bình Thạch Đông”. “Xã “nguy cơ” cao”- Hòa Nghị. (14.9.2002). Còn ở huyện miền núi Than Uyên, “Có 562 con nghiện. Đó là con số đáng phải suy nghĩ ở một huyện miền Núi hơn 8 vạn dân. Năm 1998 thị trấn có 130 con nghiện, có thể nói đây là nơi tập trung các đối tượng nghiện hút nhiều nhất và cũng là nơi phức tạp nhất”. “Thê thảm những cuộc đời nghiện hút”- Thái Sinh, (Số 43. 15.3.2002). Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự chênh lệch giàu cùng kiệt ngày càng lớn ngay cả ở nông thôn. Có thể nói, chính đói nghèo, thất học đang tồn tại ở nông thôn là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng tệ nạn xã hội và ngày càng phát triển mạnh ở nông thôn. “Cái xứ cùng kiệt chưa từng có ở Bình Thạch Đông là Bình Tây 2, dân trí thấp, kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định, nhận thức về pháp luật, đạo đức, lối sống kém nên nhiều gia đình biến con mình thành gái mại dâm... Nhưng rõ ràng là sự ham muốn bứt phá, giàu lên nhanh chóng” (“Xã “nguy cơ”cao”). Đó là thực tế nhức nhối, đang phá vỡ nền tảng văn hoá ở các vùng quê yên bình. Kém hiểu biết, túng quẫn, không việc làm và cuộc sống mưu sinh khiến cho họ phải “liều”, phải đánh đổi cái mình có để được tồn tại.
Phản ánh một cách chân thực tệ nạn xã hội ở nông thôn, báo Nông nghiệp đã góp sức mình vào tiếng nói chung trong phong trào phòng chống, đẩy lùi tệ nạn xã hội đang hành hoành ở nông thôn, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai đang dấn thân vào con đường này. Đồng thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của những người đã lầm lỡ với các cấp, ngành chính quyền có trách nhiệm tại địa phương, qua đó có những biện pháp kịp thời, ngăn chặn sự phát sinh ngày càng cao tệ nạn, bảo tồn vốn văn hoá trong sáng, lành mạnh ở nông thôn trước tác động của môi trường. Cách làm của huyện miền núi Than Uyên- nơi tập trung nhiều đối tượng nghiện hút do chưa nhận thức được tác hại của ma tuý- qua phản ánh của Thái Sinh đang là một biện pháp mang lại hiệu quả cho những người nông dân nơi đây. Đó chính là sự nỗ lực của cấp, ngành trong việc vận động, thuyết phục người dân xoá bỏ cây thuốc phiện, hỗ trợ vốn, cây trồng giúp bà con trồng cây lương thức thay thế cây thuốc phiện. Cách làm này đã thu được kết quả khả quan và có sức thuyết phục lớn. Điển hình là: “anh Lại Văn Chiến, Khu I, từ một con nghiện nhưng bằng nghị lực và sự quan tâm của chính quyền, đến nay anh đã có 2 ha đất... Bà con nông dân Khu I bầu anh làm Chủ tịch Hội Nông dân và anh sắp được kết nạp Đảng” (“Thê thảm những cuộc đời nghiện hút”).Và điều này cần được thông tin rộng rãi đến đông đảo người dân, để các địa phương khác học tập kinh nghiệm, cùng nhau xoá dần những tệ nạn ngay chính mảnh đất của mình.
2.2. chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Tại đa số các vùng nông thôn hiện nay vấn đề giáo dục y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, vì vậy bệnh tật phát sinh ngày càng nhiều, đe doạ đến tính mạng người dân. Với chức năng nâng cao dân trí và vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp- nông thôn, báo Nông nghiệp giành chuyên mục Sức khỏe và đời sống đăng định kỳ trên trang 13. Trong hai năm qua (2001- 2002) đã cung cấp thông tin đa dạng v...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top