death_devil97

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Ngày nay con người càng dần đỏi hỏi những sản phẩm đạt chất lượng cao, có lợi cho sức khoẻ, mẫu mã phải đẹp. Đây chính là cái tiền đề cho việc xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân ngày càng nhiều để phục vụ người tiêu dùng trong hầu hết lĩnh vực của cuộc sống nó tạo ra một bước cạnh tranh mới trong nền kinh tế, các công ty nói chung đặc biệt là các công ty nhà nước phải luôn tìm hiểu thị trường để đưa ra những kế họch kihn doanh phù hợp.
Công ty Bánh Kẹo Hải Châu là một trong những doanh nghiệp đó tiền thân là Công ty Hải Châu được thành lập trong những năm cả nước kháng chiến với sợ giúp đỡ của hai tỉnh thượng hải và quảng châu trung quốc và bộ công nghiệp & phát triển nông thôn. Trong thời kỳ mới thành lập công ty với dây chuyền sản xuất rất thô sơ, nên có ít sản phẩm ra thị trường và hiệu quả kinh doanh thấp. Nhưng trong nền kinh tế thị hiện nay, Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã luôn luôn đổi mới công nghệ để theo kịp nhu cầu của thị trường.
Với dây chuyền hiện đại hiện có Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã cho ra đời những sản phẩm bánh kẹo đạt tiêu chuẩn từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. Để có những thành công trên công ty đã luôn có những chính sách & kế hoạch hợp lý nhằm làm giảm chi phí trong toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu đầu vào cho đến đầu ra của sản phẩm đặc biệt là khâu đầu vào vì hầu hết nguyên vật liệu của công ty là ngoại nhập. Nên chỉ một biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Sau 35 năm hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm của Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã nhiều lần đạt huy chương vàng tại các kỳ hội chợ, đồng thời đã đắp ứng được người tiêu dùng cả về chất lượng, giá thành mà cả mẫu mã, bên cạnh đó công ty luôn coi mình vẫn chưa đáp ứng được người tiêu dùng nên đã đẩy mạnh công tác kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng.
Trong thời gian thực tập ở công ty, tại phòng kế hoạch, được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cùng với các phòng ban trong công ty & giáo viên hướng dẫn
PGS_TS Phạm Quang Huấn tui đã đi sâu nghiên cứu hoàn thiện bản báo cáo thc tập của mình. Nhưng do hạn hẹp về điều kiện và thời gian nghiên cứu nên bản báo cáo chỉ xoay quanh những vấn đề với đề tài :“Hoạch định nhu Cầu nguyên vật liệu những bất cập & giải pháp ở Công ty Bánh Kẹo Hải Châu”

Ngoài lời nói đầu và kết luận, báo cáo được trình bày theo các phần dưới đây:
Phần thứ nhất:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong sản xuất và kinh doanh
I. Quá trình hình thành và phát triển:
II. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động, máy móc:
III. Công tác lập kế hoạch nguyên vật liệu:
Phần thứ hai:
Thực trạng và kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh
I. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh :
Phần thứ ba:
định hướng và giảI pháp thời gian tới
I. Thuận lợi, khó khăn của Công ty trong việc hoạch định nhu cầu nguyên vạt liệu:
1. Khó khăn.
2. Thuận lợi.
II. Định hướng.
1. Định hướng.
2. Mục tiêu.
III. Một số giải pháp trong thời gian tới.

Phần thứ nhất:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong sản xuất và kinh doanh
I. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 2.9.1965 dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Công Nghiệp Nhẹ và hai tỉnh Thượng Hải, Quảng Châu - Trung Quốc, nhà máy bánh kẹo Hải Châu trước đây hay Công ty bánh kẹo Hải Châu hiện nay được thành lập. công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty bánh kẹo Hải Châu nằm trên đường Minh Khai với diện tích mặt bằng hiện nay là 55.000 m2. Trong đó khu vực văn phòng chiếm 3000 m2, nhà xưởng 23000 m2 kho bãi 3000 m2 và khu công cộng là 26000 m2
Trải qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đi qua chặng đường đầy những thăng trầm và thử thách khắc nghiệt như chiến chanh phá hoại của đế quốc mỹ và kể cả nhữnag thử thách mới trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia làm 3 giai đoạn:

1.1.1- Giai đoạn đầu từ năm 1965-1975:
Nhà máy vừa sản suất vừa chống chiến tranh phá hoại miền bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Lúc này nhà máy có 3 phân xưởng:
Phân xưởng kẹo có hai dây chuyền bán cơ giới công suất mỗi dây chuyền là 4,5 tấn . ngày sản suất các loại kẹo như kẹo cứng, kẹo mềm ( chanh, cam, cà phê )
Phân xưởng bánh gồm một dây chuyền máy cơ giới với công suất là 7,5tấn . ngày chuyên sản suất bánh quy (quy hương khảo, quy dứa, quy bơ, quýt ) và bánh lương khô.
Phân xưởng mì sợi với 6 dây chuyền sản suất, cônag suất mỗi dây chuyền từ 7,5 đến 9 tấn ngày.
Những năm tháng một mất một còn, các phân xưởng của nhà máy vẫn kiên cường bán trụ một phần nhà xưởng và máy móc bị hư hại, Bộ Công Nghiệp thực phẩm ( cũ ) quyết định tách phân xưởng kẹo chuyển về nhà máy miến Hà Nội để thành lập nhà máy Hải Hà ( nay là bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ Công Nghiệp ).
Với tổng số lao động là 850 người nhưng chủ yếu là lao động thủ công, đặc trưng của giai đoạn này là nhà máy hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, điều hành theo mệnh lệnh, mặt hàng đơn đIệu, công nghệ thấp kém. Hàng hoá chủ yếu phục vụ cho chiến trường, do vậy thời kỳ này hiệu quả kinh doanh của nhà máy rất thấp nếu không muốn nói là không có hiệu quả kinh doanh. Đây là giai đoạn đầu tiên phát triển nên trang thiết bị của nhà máy còn thiếu thốn, song đây là cơ sở vật chất ban đầu tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.


1.1.2 - Giai đoạn từ năm 1975-1990 :
Sau ngày Miền Nam giải phóng lúc này hàng hoá giữa hai Miền Nam và Bắc đã được lưu thông các loại kẹo của phía Nam luôn xuất hiện trên thị trường phía Bắc sản phẩm đó được người tiêu dùng ưa chuộng với mẫu mã đẹp, lạ mắt về màu sắc lôi cuốn. Đồng thời bánh kẹo của nước ngoài cũng tràn qua biên giới vào thị trường nước ta. Hoà chung với nhịp điệu phát triển của nền kinh tế, công ty bánh kẹo Hải Châu đã đặt ra cho mình nhiệm vụ là phải sản xuất, cung cấp những mặt hàng lương thực – thực phẩm chế biến là chủ yếu. Để có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, năm 1976 Bộ Công Nhgiệp Nhẹ đã sát nhập nhà máy Sữa Đậu Lành ở Mậu Sơn –Lạng Sơn với nhà máy Hải Châu để sản xuất các sản phẩm sữa đậu lành và bột canh
Năm 1978 nhà máy Hải Châu đã thành lập một phân xưởng mỳ ăn liền trên cơ sở Bộ Công Nghgiệp nhẹ đã điều động cho nhà máy 4 dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền từ nhà máy Sam Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng do dây chuyền sản xuất đã quá cũ cho nên các dây chuyền không được dử dụng hết ( Choc một dây chuyền hoạt động được. Được sự cho phép của Bộ 2 dây chuyền sản xuất còn lại đã được bán thanh lý còn lại hai dây chuyền sản xuất sau một thời gian cũng bị ngưng trệ vì sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Từ năm 1979-1990 sản phẩm bột canh của nhà máy luôn luôn có mặt trong bữa ăn của từng gia đình, từ thành thị đến nông thôn năng xuất trong thời gian này từ 500 tấn . năm (1979) lên 1320 tấn (1990) (đến năm 94 là 2300tấn . năm ), bên cạnh đó Hải Châu còn có những trở ngại tưởng chừng không vực nổi như là các sản phẩm không đủ sức cạnh tranh về mẫu mã, bao bì quá đơn điệu, thiết bị lạc hậu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng …

1.1.3 - Giai đoạn từ năm 1991-2000:
Sau một thời gian chìm sâu trong sản xuất kinh doanh kế hoạch hoá tập trung nay công ty phải đối mặt với những thách thức gay gắt : Môi trường sản xuất kinh doanh ít nhiều bị tác động bởi ảnh hưởng nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp. Máy móc thiết bị lạc hậu, dây chuyền sản xuất lỗi thời xuống cấp để thích ứng với thời kỳ sản xuất mới ban lãnh đạo công ty đã mạnh dạn vay các nguồn vốn để đầu tư cho chiều sâu, mở rộng sản xuất, mua các thiết bị công nghiệp mới : Cụ thể là từ 1991-1994 nhà máy mua 3 dây chuyền sản xuất : Dây chuyền bánh quy đài loan với công xuất 2,12tấn . ca số tiền là 9.7 tỷ đồng Việt Nam, dây chuyền bánh kem sốp, dây chuyền phủ sôcôla cho kem sốp và bánh quy của cộng hoà liên bang đức với công xuất 1 tấn trên ca số tiền là 9 tỷ đồng Vệt Nam & 3 tỷ, dây chuyền bao gói nam Triều Tiên số tiền là 500 triệu. Thực hiện sắp xếp sản xuất theo chủ trương mới, nhà máy bánh kẹo Hải Châu được thành lập thành công ty bánh kẹo Hải Châu ( theo giấy phép kinh doanh ngày 29.9.94 ) với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xác định là :
kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo,
kinh doanh cá sản phẩm mỳ ăn liền,
kinh doanh các sản phẩm bột gia vị,
kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn, không cồn,
kinh doanh vật tư, nguyên liệu, bao bì nghành công nghiệp thực phẩm,
xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài những mặt hàng trên
Từ năm 95-99 công ty đã có một bước đột phá mới đó là : công ty đã lắp đặt một số dây chuyền sản xuất khác như là : Dây chuyền bột canh iốt với công xuất 2-4 tấn . ca, 2 dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm với công suất 2,4-3 tấn . ca (dây chuyền này công ty liên doanh với Bỉ ), dây chuyền in phun điện tử, hai máy đóng gói kẹo, bên cạnh đó nhà máy còn chuyển mặt bằng công xuất các dây chuyền : Bánh quy đài loan từ 2,12 lên 3,2 tấn . ca …
Trong 2 năm gần đây công ty đầu tư thêm một số dây chuyền của Cộng Hoà Liên Bang Đức : Mua 1 dây chuyền kẹo với trị giá 3 tỷ đồng và cải tiến dây chuyền phủ sôcôla từ 800sp.1ca lên 1500sp.1ca mục đích để sản phẩm ngày càng được hoàn thiện hơn và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

II. Bộ máy tổ chức quản lý:
1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Bánh Kẹo Hải Châu
1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty :
Với công nghệ mới và trên cơ sở sắp xếp lại quá trình lao động hợp lý, tổng số công nhân viên toàn công ty là 1010 người. Bộ máy quản lý của công ty gồm hai cấp : công ty & cấp phân xưởng và được bố chí theo cơ cấu trực tuyến chức năng, hệ thống này gắn các chuyên gia làm việc chức năng với các chỉ huy trực tuyến khi ra các quyết định quản trị liên quan đến chức năng mà họ phụ trách nên khắc phục được hạn chế tách rời việc chuẩn bị và ra quyết định, nhờ vậy cũng khắc phục được tình trạng tách rời nguời ra quyết định với người thực hiện quyết định. Bên cạnh đó còn có ưu điểm là các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp được chuyển lần lượt từ lãnh đạo doanh nghiệp đến cấp dưới cho đến tận cấp dưới cùng một cách trực tiếp do đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý. Bên cạnh đó nó cũng đòi hỏi hao phí nhiều thời gian trong quá trình ra các quyết định và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chỉ huy trực tuyến với các cán bộ chức năng.

Ban Giám Đốc : Gồm một Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc với các chức năng nhiệm vụ sau:

Giám đốc : Phụ trách chung công tác quản lý toàn bộ công tác sản xuất và kinh doanh của công ty, chụi trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của công ty cụ thể giám đốc có các nhiệm vụ :

Chỉ đạo phòng tổ chức lao động, tiền lương
Chỉ đạo phòng kế hoạch vật tư phụ trách cônag tác vật tư, bao bì tiêu thụ
Chỉ đạo phòng kỹ thuật và trưởng ban xây dựng cơ bản phụ trách công tác tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ bản
Chỉ đạo trưởng phòng kế toán tài vụ phụ công tác tài chính.

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác :
Công tác kỹ thuật
Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ
Bảo hiểm xã hội
Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Phó giám đốc kinh doanh : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác
Kinh doanh tieu thụ sản phẩm
Hành chính và bảo vệ
Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng

Các Phòng Ban

Phòng tổ chức lao động : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác :
Công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương
Soạn thảo các nội quy chế quản lý, các quyết định, công văn, Chỉ thị
Tuyển dụng, điều động lao động
Công tác bảo hộ lao động
Thảo các quyết định, các chế độ, chính sách
Công tác hồ sơ nhân sự

Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác :
Tiến bộ kỹ thuật
Quản lý quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kỹ thuật
Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã và bao bì mới
Quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị
soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật
giảI quyết các sự cố máy móc, cônag nghệ sản xuất
Tổ chức đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật

Phòng kế hoạch vật tư : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác :
Xây dựng kế hoạch tổng hợp (1 năm, dài hạn và kế hoạch tác nghịêp )
Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu
Công tác tiêu thụ sản phẩm

Phòng hành chính : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác :

Hành chính quản trị
Đời sống
Y tế, sức khoẻ
Nhà trẻ mẫu giáo

Phong bảo vệ: Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác:

Bảo vệ, tự vệ đảm bảo an ninh, trật tự cho toàn công ty
Thực hiện nghĩa vụ quân sự với địa phương

Phòng kinh tế: Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác:
+ Các vấn đề liên quan đến kinh tế của doanh nghiệp

Ban xây dựng cơ bản : Tham mưu cho Giám Đốc về các mặt công tác :
Kế hoạch xây dựng nhà xưởng, kho tàng
Thực hiện sửa chữa nhỏ trong công ty

Tại các xí nghiệp, phân xưởng đều có giám đốc xí nghiệp hay quản đốc xí nghiệp, quản đốc phân xưởng trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Ngoài ra công ty còn có những cửa hàng trực tiếp giới thiệu sản phẩm & kinh doanh tổng hợp ngay trên địa bàn của công ty, để nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời có thể thăm dò, nắm bắt nhu cầu của thị trường để định hướng tổ chức kế hoạch hợp lý hiệu quả.
- Mở rộng thị trường tìm kiếm và cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lưu kho, bằng cách tìm kiếm nhà cung cấp trong nước gần xí nghiệp
- Củng cố mối quan hệ với nàh cung cấp truyền thống, thiết lập các mối quan hệ với nhà cung cấp mới.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti, báo trí….nhằm thu hút và củng cố thêm các nhà cung cấp mới
- Mạnh dạn vay vốn, liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài có uy tín để đổi mới công nghệ, nâng cao công suất và năng lực sản xuất , nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất và chi phí lưu thông.
- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân của Công ty để hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ.
1> Đối với Nhà nước
- Hiện nay vẫn còn một số cơ sở sản xuất bia chất lượng kém. Bởi vậy các cơ quan kiểm nghiệm chất lượng bia, quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra và sử lý để ngăn chặn tệ nạn sản xuất kinh doanh chất lượng kém, hàng giả, hàng nhái.
- Các ngành chức năng hạn chế cấp giấy phép sản xuất kinh doanh cho những người sản xuất thủ công, có công nghệ lạc hậu.
- Hạn chế và tiến tới ngừng nhập khẩu những công nghệ sản xuất lạc hậu trung bình (kể cả liên doanh đầu tư nước ngoài).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty về mặt bằng sản xuất, vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng mạng lưới đại lý, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Đầu tư nghiên cứu, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế một phần nguyên liệu nhập cho sản xuất sản phẩm bánh kẹo.

Kết luận

Trên thực tế sản phẩm của Công ty còn tiêu thụ ở mức khiêm tốn do vậy cần có chiến lược khai thác những thị trường hiện có và những thị trường triển vọng; Cần đẩy mạnh các hoạt động marketing, nâng cao trình độ của đội ngũ tiếp thị sản phẩm sản phẩm. Ngoài ra Công ty cần làm chủ hệ thống thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức hiện có, thường xuyên cải tiến ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất, đưa công ty phát triển lớn mạnh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top