mytrang_94qn

New Member
Hướng dẫn làm các món ăn ngon ngày Tết: Món ăn truyền thống, món mới hợp khẩu vị
 
Nộm thập cẩm, món ngon ngày Tết



Món này rất ngon, lại không ngán. Bạn có thể trổ tài để giúp bữa ăn ngày Tết thêm hấp dẫn.



Nguyên liệu:



Đu đủ, cà rốt nạo: 200 g,

Giá đỗ: 100 g,

Dưa chuột tươi: 100 g,

Giò lụa: 100 g,

Lạc nhân: 100 g,

Vừng trắng: 20 g,

Thịt nạc thăn: 100 g,

trứng vịt: 1/2 quả.

Nước mắm, ớt, dấm, tỏi, rau thơm, mùi, kinh giới, đường.



Cách làm:



Bước 1: Đu đủ, cà rốt rửa bằng nước sôi để nguội, vớt ra rổ để ráo. Dưa chuột rửa sạch bổ đôi, bỏ ruột, thái vát.



Giá đỗ rửa sạch để ráo nước, rau thơm, mùi, kinh giới nhặt rửa sạch, cắt khúc ngắn.





Chuẩn bị các nguyên liệu.



Bước 2: Thịt lợn thái mỏng, ướp muối, đường, tiêu để ngấm, rán vàng rồi để nguội và thái chỉ. Vừng, lạc rang thơm, bóc vỏ, giã dập.





Rán thịt.



Bước 3: Pha một bát nước gồm dấm, đường, tỏi, ớt, nước mắm vị cân đối.





Pha nước chấm.





Bước 4: Đu đủ, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ cho vào khay, dội 1/2 bát nước đã pha vào trộn đều để ngấm 5 phút rồi vớt ra để ráo.



Cho các nguyên liệu đã trộn trở lại khay, cho tiếp 3/4 thịt lợn, lạc, vừng, đổ nốt bát nước đã pha trộn đều các nguyên liệu, cho rau thơm vào trộn đều, bày ra đĩa. Trên đĩa nộm bày trứng, thịt, giò, lạc mỗi thứ một góc, xen kẽ bày rau thơm, ớt tỉa hoa cho đẹp.



Yêu cầu:




Nộm ăn giòn, không khô xác, các nguyên liệu vẫn giữ được màu sắc tự nhiên. Món ăn nổi mùi thơm của các gia vị và lạc, vừng, vị chua, cay, ngọt cân đối.







Bò ngâm mắm.



Món này mình học được ở WTT và đã thực hiện rồi, rất ngon và dễ làm. CT như sau:



Nguyên liệu:



Bắp bò mua và yêu cầu họ lọc sạch gân, mỡ.



Cách làm



Về các bạn luộc bắp bò chín (ko cần để chìn dừ đâu) trong lúc luộc cho thêm ít nước mắm + gừng cho thơm.



Thịt chín để nguội có thể cho vào ngăn mát khoảng 2h.



Lấy pha nước mắm, 1 ít dấm, 1 ít đường với nước lọc ( nếm thấy vị mặn chua ngọt vừa là ok) rồi đun sôi lên.



Cho thịt bò vào lọ (thủy tinh) hay cho vào nồi rồi đổ nước mắm trên và cho mấy nhánh tỏi + ớt vào để tủ lạnh khoảng 3 ngày gắp ra là măm được.



Món này làm xong các bạn có thể để trong vòng 1 tháng. Nhà em năm ngoái làm từ 23 tết( vì lúc đấy mua thịt bò còn rẻ) để đợi đến tết ăn ai ngờ làm xong thấy ngon quá đến 29 tết đã xơi hết sạch.



Cả nhà ai có món nào ngon thì cùng vào đây chia sẻ nhé.Mời bạn ghé thăm: Đặc Sản Quê Nhà
 

vukien23

New Member
Tuy là những món quen thuộc nhưng mang đến hương cho bạn một hương vị thân quen của ngày Tết.



Chả giò hải sản



Nguyên liệu



Tôm sú 4 con, mực 100g, thịt cua 100g, bánh tráng pía 5 cái, bột xù 150g, xốt mayonnaise 100g, trứng gà 1 quả, muối 1 muỗng cà phê, xà lách, cà chua vừa đủ.



Chế biến và trình bày



Tôm, mực cắt hạt lựu, thịt cua xé nhỏ. Xào các nguyên liệu với tỏi cho chín, nêm vừa ăn, cho xốt mayonnaise vào trộn chung. Cho vào bánh pía cuốn lại, nhúng qua trứng gà, lăn bột xù, chiên vàng đều là được. Chả giò ăn với xà lách và cà chua.



Gà giò nhồi cơm



Nguyên liệu



Gà ta 800g – 1kg/con, cơm trắng 1 chén rưỡi, xá xíu 100g, tỏi băm 1 muỗng cà phê, muối ½ muỗng cà phê, bột nêm 2 muỗng cà phê, mạch nha 1 muỗng cà phê.



Chế biến và trình bày



Gà làm sạch rút xương uớp gia vị. Cơm chiên với xá xíu, nêm gia vị vừa ăn. Nhồi cơm vào bụng gà, khâu kín lại, thoa mạch nha lên da gà. Chiên gà cho đến khi vàng là được. Dọn gà ra đĩa dùng xà lách trang trí.



Cá bò da nướng muối ớt



Nguyên liệu



Cá bò da 1 con 600g, hành tím băm 50g, tỏi băm 20g, ớt băm 10g, muối ½ muỗng cà phê, bột nêm 1 muỗng cà phê, màu điều 1 muỗng xúp, rượu trắng 1 muỗng xúp.



Chế biến và trình bày



Các gia vị trộn đều, cho rượu vào sau cùng. Thoa đều hỗn hợp lên cá để thấm 10 phút. Nướng cá trên lửa than. Cá chín dọn ra đĩa ăn kèm với rau răm và cà chua.



Salat rau – Món ăn ngon ngày tết




Salad rau là một món ăn ngon, đơn giản, dễ làm, thích hợp để bạn đổi khẩu vị, tránh cảm giác ngấy trong những ngày tết.



Thành phần:



- 1 1/2 chén khoai tây (cắt hạt lựu, luộc chín)

- 1/2 chén đậu xanh

- 1 chén đậu Hà-lan tươi hay đóng hộp

- 1 chén củ cải đường (xắt hạt lựu, luộc chín)

- 1/2 chén cà rốt (xắt hạt lựu, luộc chín)

- 1 thìa cà phê (tsp) dưa chuột bao tử

- 1 tsp nụ bạch hoa dầm

- Mùi tây

- 2 – 4 quả trứng luộc chín

- 2 – 3 chén Mayonnaise

- Dầu ôliu





Cách nấu:



- Luộc riêng từng loại rau củ, vớt ra, để nguội. Thái hạt lựu trứng, dưa chuột bao tử, củ cải đường. Để lại một ít củ cải đường, trứng (cắt lát), cà rốt, chuột bao tử và nụ bạch hoa dầm để trang trí.



- Trút tất cả các nguyên liệu còn lại vào một bát to. Cho muối, hạt tiêu, một nửa mayonnaise lên và trộn đều.



- Đổ tất cả hỗn hợp trên vào một đĩa to và trang trí bằng lượng mayonnaise còn lại cùng với dưa chuột bao tử, củ cải đường, rau mùi, cà rốt đã cắt tỉa và dầu ôliu.



Thành phần chính của món salad này là các loại rau củ và không chứa thịt nên nguy cơ tăng cân không nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một số loại rau củ khác tùy sở thích.Mời bạn ghé thăm: Đặc Sản Quê Nhà
 

tieuthu_vip_96

New Member
Ba món khổ qua



Nguyên liệu:



1kg khổ qua nhỏ, 300gr nạc giò heo, 500gr tôm hay cá thu, 100gr bột gạo, 100gr cà rốt, 2 quả trứng gà, 5 tai nấm mèo, 1 lọn bún tàu (miến), hành lá, hành tím, tỏi, nước mắm, muối, tiêu, đường.



Chế biến:



29 Tết: chuẩn bị nguyên liệu



Mua khổ qua nhỏ cỡ hai ngón tay, rửa sạch, rạch bỏ hết ruột, ngâm trong nước muối pha loãng. Nạc giò heo, cá thu hay tôm băm nhuyễn. Bún tàu, nấm mèo ngâm nước cho mềm, cà rốt, củ năng rửa sạch gọt vỏ, thái hạt lựu tất cả.



Trộn nạc giò heo, cá thu (tôm), củ năng, cà rốt, bún tàu, nấm mèo với 1 quả trứng gà, nước mắm, tiêu, đường, hành tím, tỏi (mỗi thứ khoảng một muỗng cà phê), 1 muỗng canh hành lá thái nhỏ để làm nhân. Khổ qua vớt ra để ráo nước, nhồi nhân vào vừa phải. Xếp khổ qua vào hộp nhựa cất tủ lạnh.



30 tới mùng 2 Tết



Mỗi bữa ăn, chỉ việc lấy vài trái khổ qua ra, có thể làm các món sau:



Chả giò khổ qua: hòa bột gạo với trứng gà, nhúng từng trái khổ qua và bột trứng chiên giòn, ăn với xà lách, nước mắm ớt. Ăn giòn, ngon, không ngán.



Hoa mai khổ qua: trụng khổ qua trong nước cho săn lại, cắt từng khoanh và chiên chừng 5 phút trong dầu nóng, cà rốt sẽ nổi lên giữa nhân như hoa mai vàng.



Khổ qua hầm: nấu nước dùng với tôm khô, trụng sơ khổ qua rồi cho vào nồi hầm trong vòng 20 – 30 phút là chín mềm.



Thịt luộc trộn trái sung (Sung túc quanh năm)



Nguyên liệu:



1kg thịt đùi, 200gr sung muối, 100gr tôm khô ngon, 300gr bắp cải, 50gr ớt sừng trâu, 1 củ hành trắng, hành lá, hành tím, tỏi, rau răm, nước mắm, tiêu, đường, dầu mè, tắc (quất).



Chế biến:



29 Tết: chuẩn bị nguyên liệu



Sửa soạn đầy đủ nguyên liệu, sung muối có thể mua trong siêu thị rất nhiều vào dịp gần Tết, nhưng có thể tự làm như sau:



Ngâm sung xanh trong nước pha 1 muỗng canh vôi ăn trầu khoảng 3 tiếng, sau đó xả thật kỹ bằng nước lạnh. Nấu nước muối: 50gr muối/1 lít nước, bỏ vào vài tép tỏi cho thơm. Ngâm sung trong nước muối nguội chừng 3 ngày là dùng được.



30 đến mồng 2 Tết:



Nấu nước sôi bỏ vào chút muối, khi nước sôi mạnh cho vào nồi 5 nhánh hành lá nõn vô rồi mới cho thịt vào luộc chừng 20 – 25 phút, lấy đũa xiên thấy thịt mềm là chín (kích thước miếng thịt chừng 5 x 20 cm là vừa). Pha sẵn nước chín hòa 1 muỗng cà phê dầu ăn, thịt vừa vớt ra nhúng ngay vào để thịt giòn và có màu trắng hồng. Thái thịt thành lát mỏng ngâm trong nước mắm pha chanh, ớt, đường, tỏi nhưng thật loãng vì sung muối rất mặn.



Sung xắt miếng, củ hành trắng thái mứt cam, hành lá cắt khúc 3cm, ớt sừng, bắp cải rửa sạch thái sợi. Vắt lấy nước 3 trái quất (tắc) trộn cùng 1 muỗng canh dầu mè, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê tiêu. Hỗn hợp này dùng để trộn sung, bắp cải, hành lá và hành tây thật đều.



Phi hành tím, tỏi băm vàng, bỏ thêm tôm khô vào cho thơm. Trộn thịt thái mỏng, tôm khô phi hành tỏi với bắp cải, sung, hành trắng… đã trộn. Thái rối vài cọng rau răm bỏ lên mặt đĩa trộn. Dùng với bánh tráng tôm đỏ nướng.



Gợi ý thêm:



Nếu trong vườn nhà bạn có cây sung, hãy hái những trái chín cây đỏ rực đem ngào đường, ăn dẻo và ngon như một thứ mứt tết. Cách làm như sau:



Ngâm sung chín trong nước vôi ăn trầu khoảng 2 tiếng rồi rửa sạch. Cứ 1kg sung, 1 kg đường, 0,75 lít nước lạnh, đặt lên chảo sên đều cho tới khi đường kéo chỉ là được.



Thơm dừa kho tứ quý (Thơm khắp nhà suốt năm mới)



Nguyên liệu:



1 trái dừa tươi, 1 trái thơm, 1kg thịt đùi heo, 0,5kg cá lóc, 0,5kg mực tươi, 300gr măng le tương, 100gr giò heo, 30 quả trứng cút, hành lá, hành tím, tỏi, gừng, nước mắm, muối, tiêu, đường.



Chế biến:



29 Tết: chuẩn bị nguyên liệu



Dừa tươi đã lấy hết nước ra, dùng dao nhọn róc cơm dừa bên trong sao cho trái dừa vẫn nguyên vẹn, nếu ít thời gian bạn có thể nhờ người bán dừa làm công việc này. Thịt heo rửa sạch, thái miếng cỡ 5 x 3cm, ướp với nước mắm (2 muỗng cà phê), tiêu, hành tím, hành lá, tỏi, đường chừng 30 phút. Lấy hành lá đã trụng nước sôi quấn quanh miếng thịt.



Cá lóc cắt khoanh dày 1cm, ướp nước mắm (2 muỗng cà phê), gừng, hành lá, hành tím, tỏi. Thơm cắt lát mỏng 1cm, chiên sơ hai mặt trong dầu ăn (có phi tỏi) chừng 3 phút. Thịt nạc giò heo băm nhuyễn, mực tươi băm nhuyễn trộn đều với tiêu, hành lá, nước mắm. Măng le trụng nước sôi hai lần, xả kỹ bằng nước lạnh cho hết đắng, cắt khúc cỡ 3cm. Nhồi hỗn hợp mực, giò heo vào ruột măng. Trứng cút luộc chín bỏ vỏ. Lót thơm vào trái dừa, kế đến là một lát cá, một miếng thịt, vài cái trứng cút, sau đó lại thêm hai lát thơm. Xếp trái dừa, măng le vào nồi.



Làm nước mắm dừa: phi hành, tỏi cho vàng rồi đổ vào một chén nước mắm ngon, khi sôi thêm 3 muỗng cà phê đường, cho hết nước của 5 trái dừa vào, để lửa to cho đến khi sôi. Nước mắm dừa kho chung với thịt cá, măng le… chừng 1 tiếng (lửa nhỏ); lúc nguội cho vào tủ lạnh.



30 tới mùng 2 Tết:



Mỗi bữa ăn, lấy một hay hai trái dừa kèm trứng cút và măng le kho lại. Cuốn với bánh tráng, dưa giá hay ăn với cơm nóng đều ngon.



Bao tử heo hầm đu đủ (Đầy đủ suốt năm)



Nguyên liệu:



3 cái (khoảng 2kg) bao tử heo, 2 trái đu đủ xanh (khoảng 1kg), 300gr đu đủ xanh, 200gr bạch quả, 2kg xương heo, 60gr táo đỏ, 300gr cà rốt, 300gr củ cải trắng, hành lá, hành tím, tỏi, gừng, nước mắm, muối, tiêu, đường.



Chế biến:



29 Tết: chuẩn bị nguyên liệu



Bao tử heo rửa sạch, dùng muối chanh xát kỹ, đảo đều hai mặt với 1 muỗng canh nước mắm trong chảo nóng để bao tử heo thơm. Củ cải trắng, cà rốt, đu đủ gọt vỏ tỉa hoa, cắt khoanh tròn. Sen tươi, bạch quả, táo đỏ rửa sạch nấu cho mềm, xong dồn vào bao tử heo, khâu kín lại bằng chỉ.



Xương heo nấu với 3 lít nước, cô lại còn 2 lít nước dùng. Nướng 3 củ hành tím, 1 củ gừng cho thơm, bỏ vào nước dùng đã lọc kỹ, tiếp theo là bao tử heo, củ cải trắng, đu đủ, cà rốt hầm với nước dùng khoảng nửa tiếng để lửa nhỏ. Nguội cho vào tủ lạnh.



30 tới mồng 2 Tết:



Mỗi bữa ăn, lấy 1 bao tử cùng đu đủ, củ cải trắng, cà rốt, nước lèo vừa đủ ăn, hâm với lửa liu riu trong vòng 1 giờ. Múc ra tô, cắt bao tử heo thành lát mỏng hay vuông. Dùng nóng với cơm hay bún tươi, mì trụng.



Phèo tim xào xoài xanh (Xài ít tiết kiệm nhiều)




Nguyên liệu:



350gr tim heo, 500gr phèo heo, 2 trái xoài xanh, cần tây, ớt sừng trang trí, hành lá, hành tím, tỏi, nước mắm, tiêu, đường, dầu mè.



Chế biến:



29 Tết: chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu



Cần tây, xoài xanh, ớt sừng rửa sạch. Phèo heo rửa sạch bằng nước muối, trụng nước sôi, để ráo nước. Tim heo luộc chín. Bỏ tim, phèo heo vào tủ lạnh.



30 tới mồng 2 Tết



Phèo, tim heo thái quân cờ 3cm ướp nước mắm, tiêu, dầu mè, đường, hành lá, hành tím, tỏi băm (mỗi thứ 1 muỗng cà phê). Xoài xanh băm sợi ngâm nước muối, cần tây cắt khúc 3cm, ớt sừng thái sợi. Phi hành tím, tỏi băm cho thơm, bỏ thêm vài nõn hành lá, xong cho tim, phèo heo vào xào với lửa lớn, rồi cho tiếp cần tây, ớt sừng vào. Nêm thêm 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng tiêu.



Bày ra đĩa, xoài xanh rắc chung quanh. Ăn với cơm nóng hay cuốn bánh tráng chấmMời bạn ghé thăm:
 

phu_cuong

New Member
Ngày tết, nếu khéo tay, bạn vẫn có thể chế biến những món ăn ngon, tiện lợi tại nhà mà không cần mua những thực phẩm tương tự chế biến sẵn.



Bạn cũng không phải lo về hậu quả của những chất bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm làm sẵn này. Nhóm chuyên gia ẩm thực sẽ hướng dẫn cách chế biến một số món ăn chơi ngày tết dễ làm.



Cải xanh muối củ hành




Chuẩn bị: 3 kg cải xanh, 10 gr củ hành tím, 50 gr muối bột, 100 gr đường cát.



Cách làm: Chọn cải tươi xanh, lặt sạch lá dập héo, chẻ dọc mỗi lá làm hai, cắt khúc khoảng ba phân, rửa thật sạch, vẩy ráo nước. Củ hành tím lột vỏ và xắt mỏng. Trộn đều cải với hành rồi cho vào lọ, nén nhẹ. Gài nan tre hay dùng vật nặng dằn lên. Sau đó, nấu 2 lít nước chung với 50 gr muối bọt và 100 gr đường cát cho đến khi sôi lên. Châm nước muối đường còn nóng vào hũ dưa để đến khi dưa mềm, châm thêm nước muối cao hơn mặt dưa khoảng 5 cm. Để khoảng 3 - 4 ngày là dùng được.



Chú ý: Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhận dưa còn lại trong hũ chìm dưới mặt nước muối.



Dưa cải chua



Chuẩn bị: 1 kg cải xạ loại cọng to, dày, 100 gr muối hột, 100 gr đường.



Cách làm: Cải rửa sạch, có thể để nguyên cây, tách ra từng bẹ lá hay cắt khúc khoảng 4 cm tùy theo thích của người làm. Phơi cải ngoài nắng khoảng nữa buổi để cải héo, sau đó mang vào để cải mát hẳn mới chế biến.



Xếp cải vào thố sành hay keo thủy tinh. Muối cho vào nước đun sôi, vớt bọt, lọc sạch. Để nước muối thật nguội mới đổ vào thố ngập mặt cải. Đậy nắp kín, để chổ mát. Ngâm dưa cải khoảng 2 - 3 ngày, cho thêm đường vào trộn đều. Sau đó ngâm tiếp một ngày nữa là dùng được.



Chú ý: Dưa cải chua bắt đầu ăn được có thể giữ trong một tuần. Tuy nhiên, nếu để quá lâu dưa cải sẽ nhũn và quá chua. Sau khi dưa cải ăn được, để thêm khoảng 4 - 5 ngày. Sau đó vớt ra cho vào tủ lạnh ăn dần dưa cải sẽ ngon và không bị quá chua. Có thể chia dưa cải làm nhiều phần đựng riêng trong hộp, phần nào ăn trước thì trộn thêm hành, ớt, tỏi để tăng thêm hương vị thơm ngon.



Tai heo ngâm giấm




Chuẩn bị: Khoảng 1 kg lỗ tai heo, ít phèn chua, ít muối, 1 lít giấm, 500 gr đường cát trắng, ít bột ngọt và một trái dừa xiêm



Cách làm: Tai heo cạo rửa sạch. Khi luộc cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng súp phèn chua. Chú ý chỉ luộc thịt vừa chín. Vớt thịt ra ngâm nước nóng. Rửa sạch lại bằng nước sôi rồi để ráo. Giấm, đường, bột ngọt, muối nấu sôi để nguội và lược sạch.



Xếp lỗ tai heo vào keo, chế nước giấm đường muối bột ngọt và ngập mặt, dùng đũa tre ém chặt, gài kín lại để khoảng 3 ngày là ăn được.



Chú ý: Lỗ tai không bị váng, giòn, chua chua ngọt ngọt là đạt.



Dưa món




Chuẩn bị: củ cải trắng, đu đủ xanh, su hào mỗi thứ 0,5 kg. 300 gr cà rốt, 200 gr củ kiệu đã sơ chế, 100 gr tỏi, 20 trái ớt hiểm, 0,5 lít nước mắm ngon, 700 gr đường, 15 gr bột ngọt, ½ muỗng cà phê phèn chua và 100gr muối.



Cách làm: Su hào, đu đủ, gọt vỏ cắt miếng dày 2 mm dài 5 cm. Cà rốt tỉa hoa cắt dày 2 mm. Củ cải trắng cắt cọng dày 1 cm, dài 4 cm. Tất cả cho vào ngâm với nước muối 1 ngày. Vớt ra, ngâm với phèn chua khoảng 20 phút, xả sạch, vắt thật ráo. Phơi rau củ một nắng, khi phơi nhớ trở đều. Tỏi, ớt, phơi cho héo.



Nước mắm, đường, bột ngọt nấu chung, vớt bọt thật kỷ. Để nước mắm thật nguội. Các loại rau củ, tỏi, ớt, kiệu trộn đều cho vào keo thủy tinh. Chế nước mắm đường vào, đậy kín. Dưa món để khoảng 1 tuần là ăn được.



Chú ý: Khi ngâm dưa món nên dùng nan tre gài lên mặt rau củ để dưa món luôn chìm trong nước mắm. Và nên trừ hao chỉ cho rau củ chiếm tối đa 8/10 keo và lượng nước mắm cũng hơi dư vì khi ngâm, rau củ sẽ hút nước mắm nở lớn, vì nước mắm vừa đủ ban đầu sẽ hụt sau khi rau củ hút nước mắm.



Dưa kiệu



Chuẩn bị: 1 kg kiệu Huế, 1 chén tro bếp, 50 gr muối, 600gr đường và khoảng 0,8 lít giấm trắng.



Cách làm: Kiệu cắt ớt lá, để rễ, rửa sạch cát đất. Cho kiệu vào thau, tro bếp đánh đều ra nước ngâm với nước ngập mặt kiệu 1 ngày. Xả sạch kiệu cắt rễ, phơi 3 nắng cho kiệu thật khô. Cắt sát rễ, lá, vỏ lụa. Ngâm kiệu với nước muối ½ ngày, vớt ra để thật ráo. Nấu giấm với đường và 1 muỗng cà phê muối. Hớt bọt thật kỷ. Đợi giấm nguội hoàn toàn, xếp kiệu vào keo, chế nước giấm đường vào. Dùng cọng tre gài cho kiệu chìm trong nước giấm đường. Kiệu để khoảng 3 tuần lễ là dùng được.



Thịt đông




Chuẩn bị: khoảng 1,5 kg chân giò, 300 gr da heo, một ít muối, tiêu.



Cách làm: Cạo, làm sạch chân giò, hơ lửa cho hơi rám da rồi rửa lại và chẻ đôi. Lóc thịt và da cắt thành miếng nhỏ trộn chung với da heo cũng xắt nhỏ. Ướp muối, tiêu để khoảng 30 - 40 phút.



Cho phần thịt đã ướp vào nồi rồi châm nước sôi ngập thịt khoảng ¼ đốt lóng tay. Sau khi nấu sôi hạ bớt lửa để nồi thịt chỉ sôi nhẹ và vớt liên tục cho hết bọt. Nếu nước cạn, châm thêm nước để giữ mức xâm xâm mặt thịt và nấu cho đến khi thật rục. Rắc vào bát đựng một ít tiêu rồi múc thịt đổ vào. Thịt sẽ đông khi nguội.



Chú ý: Bảo quản bằng cách cho vào tủ lạnh. Nếu muốn thịt đông mềm thì dùng ít da hơn, còn muốn cứng thì tăng lượng da lên.

Cơm rượu



Chuẩn bị: 1 kg nếp ngon, 2 viên men cơm rượu (lượng men nhiều hay ít tùy nơi bán ), một ít lá chuối, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng vôi ăn trầu.



Cách làm: Vôi ăn trầu bọc lá chuối nướng khô, rồi ngâm vào nước, để lắng qua đêm. Nếp vo sạch, cho vào thau ngâm với nước có muối và nước vôi trong khoảng 4 - 5 giờ. Chắt bỏ nước ngâm, cho nước mới sâm sấp mặt nếp nấu chín. Trải cơm nếp ra mâm, rắc mem giã nhuyễn đều lên mặt. Đợi cơm nếp nguội hẳn, dùng tay nhún qua nước muối vo cơm nếp thành viên. Dùng lá chuối bọc từng viên cơm rượu xếp chồng lên nhau vào thố sành. Đậy kín thố sành để 3 ngày, cơm rượu sẽ lên men ra nhiều nước. Cơm rượu có thể ăn kèm với xôi vò.



Chú ý: Nếu làm nhiều cơm rượu để đở tốn thời gian có thể dùng khuôn chử nhật cao ép cơm nếp vào rồi dùng dao nhúng vào nước muối pha loảng cắt thành khối vuông. Nhưng cũng phải bọc từng viên cơm rượu bằng lá chuối thì mùi cơm rượu mới ngon. Khi làm nhiều nên dùng xửng hấp để ủ cơm rượu. Những viên cơm rượu được xếp ngăn trên, khi nước cơm rượu ra sẽ rơi xuống ngăn dưới, khi ăn chan nước cơm rượu vào, cơm rượu sẽ không bị bả hay đục nước. Ủ cơm rượu nên để trong gian bếp gần chỗ nóng để cơm rượu có điều kiện lên men tốt.



Ram (Huế)



Chuẩn bị: 250 gr tôm bạc đất, 150 gr thịt nạt dăm, 10 gr nấm mèo, 10gr nún tàu, 50 gr giá, 1 muỗng hành tím băm,1 muỗng tỏi băm, 1/2 muỗng muối,1/3 muỗng tiêu, 50 gr tương xay, 1 muỗng đường, 1 muỗng ớt băm, 1 muỗng mè rang và 12 cái bánh tráng.



Cách làm: Tôm lột sạch quết nhuyễn. Thịt cắt nhỏ quết nhuyễn. Trộn thịt và tôm quết đều cho bún tàu, nấm mèo thái sợi, giá bóp vụn vào. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng bánh tráng gói nhân hình tam giác, chiên vàng. Phi tỏi, cho tương vào xào, nêm đường vừa ăn; cho mè rang, ớt băm vào. Ram chấm tương ăn kèm rau thơm.



Chú ý: Để tăng thêm không khí của ngày Xuân tươi đẹp, một chút cách điệu sẽ giúp món ăn duyên dáng hơn. Ram bình thường được cuốn tròn như chả giò. Nhưng gói ram theo kiểu tam giác, ram sẽ lạ mắt và giòn hơn, nhai khoái khẩu hơn. Khi chiên, canh vừa thấy ram ươm vàng thì mở lửa lớn để đẩy dầu từ trong ra, rồi vớt ram ra ngay. Sức nóng tích trong từng chiếc ram sẽ làm nó vàng đều mặt ngoài. Nếu để trong dầu đến lúc thấy ram vàng đều mới vớt ra, có thể không kiểm soát được lửa sẽ làm món ăn bị già lửa quá sẽ mất ngon.
 

Cace

New Member
Thực đơn ngày Tết: Đãi khách ngày Xuân



Những ngày nghỉ tết, bạn có thể cho phép mình dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Không cần những món chế biến nhanh để chạy đua với cây kim đồng hồ nữa, bạn có thể chế biến những món cầu kỳ hơn để đãi khách và thết khách. Cứ thong thả nhé, vì tết còn ngày dài tháng rộng ...



Hủ tíu xào tôm càng



Nguyên liệu:



500g tôm càng baby

500g hủ tíu sợi lớn

¼ củ hành tây

¼ củ cà rốt

50g cải thảo

50g đậu Hòa Lan

3 cây cải thìa

1 thìa cà phê tỏi băm

2 thìa cà phê hạt nêm

1 thìa súp nước tương

1/3 thìa cà phê dầu mè

1 thìa súp dầu hào

2 thìa súp dầu ăn Neptune

1 chén nước dùng

Ngò rí



Thực hiện:



■ Tôm càng lột vỏ, bỏ đầu. Ướp tôm với 1 thìa cà phê hạt nêm, để thấm

■ Hành tây xắt múi cau. Cà rốt tỉa hoa

■ Cải thảo nhặt rửa sạch, vẩy ráo, xắt miếng xéo vừa ăn

■ Đậu Hòa Lan tước xơ, cải thìa nhặt rửa sạch, vẩy ráo, cắt gốc, chẻ làm tư

■ Bắc chảo nóng, phi thơm tỏi rồi thả tôm vào xào với dầu mè cho tôm săn lại, chín vừa

■ Bắc chảo khác, cho dầu ăn Neptune vào để nóng, cho hủ tíu vào xào trên lửa lớn, nêm một thìa cà phê hạt nêm, đảo tiếp khoảng 3 phút tắt bếp

■ Xào hành tây và cà rốt, khi cà rốt vừa chín tới cho nước dùng và nước tương vào nấu sôi lên ■ Cho cải thảo và đậu Hòa Lan vào đảo tiếp. Cuối cùng cho cải thìa vào đảo cho sệt lại

■ Xếp hủ tíu ra đĩa. Trút rau củ lên trên và xếp tôm lên trên cùng. Trang trí với ngò rí.



Mách nhỏ: Xào tôm nên để lửa thật lớn và xóc nhanh tay cho tôm chín nhanh, không bị ra nước thì tôm mới ngọt và giòn.



Mực nhồi mộc chiên giòn



Thực hiện:



5 con mực ống

100g giò sống

1 tai nấm mèo đen

1/3 thìa cà phê tiêu

1/3 thìa cà phê nước mắm

½ gói bột chiên giòn

100g bột chiên xù

Tương cà, tương ớt

Dầu ăn Neptune để chiên



Thực hiện:



■ Nấm mèo ngâm nở mềm, cắt bỏ chân, xắt sợi nhuyễn

■ Giò sống trộn chung với tiêu và nước mắm, quết đều

■ Mực ống làm sạch ruột, rửa lại rồi để dốc xuống cho ráo

■ Nhồi mộc vào gần đầy miệng mực, cho vào hấp khoảng 10 phút, lấy ra

■ Bột chiên giòn pha với nước cho có độ sệt

■ Nhúng mực qua bột chiên giòn rồi nhúng vào bột xù

■ Bắc chảo dầu nóng, cho mực vào chiên vàng vớt ra, để ráo dầu. Dùng kèm với tương cà, tương ớt.



Mách nhỏ: Làm món mực nhồi nên chọn mực ống nhỏ, và phải hấp mực nhồi rồi mới cho vào chảo dầu chiên thì nhân mới chín đều.



Chả nấm xốt chua ngọt



Nguyên liệu:



200g cá thác lác

50g nấm đùi gà

50g nấm bào ngư

1 thìa súp hành lá xắt nhuyễn

100g ớt chuông ba màu

½ chén tương cà

2 thìa súp nước cốt thơm

1 thìa súp nước dùng

½ thìa cà phê tiêu

1 thìa cà phê hạt nêm

1 thìa cà phê tỏi băm

1 thìa súp dầu ăn Neptune

1 thìa cà phê tương ớt

Dầu ăn Neptune để chiên



Thực hiện:



■ Nấm đùi gà và nấm bào ngư cắt bỏ chân rồi rửa sạch, ngâm nước muối, vớt ra để ráo xắt hạt lựu

■ Bắc chảo nóng phi thơm tỏi, cho nấm vào xào đến khi thật ráo nước, nêm bột nêm vừa ăn rồi tắt bếp, để nguội

■ Cá thác lác nêm với hạt nêm và tiêu, quết cho dai rồi cho hành lá vào trộn đều ■ Cho nấm đã xào vào chung với chả cá, quết lại lần nữa cho đều

■ Bắc chảo dầu nóng, nắn chả thành hình tròn dẹp, thả vào chiên vàng, xếp ra đĩa

■ Rưới nước xốt chua ngọt lên trên, dùng kèm với cơm và xà lách.



Nước xốt chua ngọt:



■ Phi thơm tỏi, cho ớt chuông vào xào vừa chín tới

■ Cho tương ớt, tương cà vào cùng với nước dùng, nước cốt thơm

■ Thêm một ít bột bắp với nước vào khuấy cho xốt hơi sệt, có vị chua chua, ngọt ngọt là được.



Mách nhỏ: Dầu nóng, cho một ít dầu nguội vào rồi mới thả chả cá vào chiên, như thế miếng chả cá mới chín dai từ bên trong.



Cá mú đỏ hấp hành gừng



Nguyên liệu:



1kg cá mú

1 thìa súp gừng xắt sợi

100g hành tây

100g hành lá

1 trái ớt sừng

2 thìa cà phê hạt nêm

½ thìa cà phê tiêu

2 thìa cà phê đường

1 thìa cà phê dầu hào

1 thìa cà phê dầu mè

1 thìa súp nước tương

1 thìa súp nước dùng

1 thìa súp dầu ăn Neptune



Thực hiện:



■ Cá làm sạch, bỏ mang, bỏ ruột, khía hai bên mình cá

■ Hành tây cắt múi cam khoảng 1 cm. Ớt sừng xắt sợi

■ Hành lá rửa sạch cắt khúc. Phần đầu hành tước nhỏ

■ Đặt nồi nước với xửng hấp lên bếp

■ Hạt nêm, tiêu, đường, dầu ăn Neptune, dầu hào, nước tương, tất cả cho vào hòa đều, ướp kỹ vào mình cá

■ Nước sôi bỏ cá vào xửng, rải đều gừng vào hai bên mình cá, đậy nắp

■ Khoảng 20 phút sau mở nắp ra, cho ớt và hành tây vào

■ 30 phút sau đó lại mở nắp, cho hành lá vào, đậy thêm 2 phút nữa lấy cá ra đĩa

■ Dùng với cơm nóng và nước tương ớt.



Mách nhỏ: Các loại cá khi hấp nên ướp với ít gừng cho át mùi tanh của cá và ít dầu ăn Neptune cho da cá săn bóng, hấp dẫn.



Tôm xốt BBQ



Nguyên liêu:



500g tôm càng baby

2 củ khoai tây

100g bắp non

100g đậu Hòa Lan dẹp

100g bông cải xanh, trắng

100g ớt chuông ba màu

1 củ cà rốt tỉa hoa

1 nhánh cần tây

1 thìa cà phê hạt nêm

½ thìa cà phê tỏi băm

2 thìa súp xốt BBQ

2 thìa súp dầu ăn Neptune

Nước dùng gà



Thực hiện:



■ Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, xắt sợi vuông, chiên giòn

■ Bắp non rửa sạch, nếu là bắp lớn có thể chẻ đôi

■ Đậu Hòa Lan tước xơ, rửa sạch

■ Bông cải xanh, trắng cắt miếng vừa ăn, ngâm nước muối, rửa lại cho sạch

■ Ớt chuông ba màu xắt sợi. Cà rốt tỉa hoa. Cần tây tước xơ, bỏ lá, xắt miếng xéo vừa ăn

■ Tôm lột vỏ, bỏ đầu

■ Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào săn, thêm một ít nước dùng cho tôm vừa chín. Nêm 1 thìa súp xốt BBQ, đảo đều cho thấm, tắt bếp

■ Bắc chảo khác, phi thơm tỏi, lần lượt cho hành tây rồi đến cà rốt vào xào. Cho một ít nước dùng vào, để sôi lại

■ Cho các loại rau củ còn lại vào xào vừa chín tới. Cho xốt BBQ còn lại vào đảo đều

■ Xếp khoai tây xung quanh đĩa. Trút rau củ vào giữa, xếp tôm lên trên cùng, trang trí với ngò rí. Dùng kèm nước tương ớt.



Mách nhỏ: Khoai tây trước khi chiên cho ít muối vào xóc, để khoảng 10 phút rồi cho vào chiên thì khoai tây mới giòn.



----------------------------





Thực đơn mùng 1: Cầu kỳ với món chay



Với những người thích cầu kỳ, khi cái ăn đã nâng lên tầm văn hóa ẩm thực thì ngon thôi chưa đủ mà phải đúng "gu", đúng kiểu mới gọi là thưởng thức. Nhưng cũng có người lấy sự đơn giản làm "chuẩn mực" cho những món ăn mang đậm tính cổ truyền thì lại đòi hỏi nét bình dị mà tinh tế trong mâm cơm ngày xuân. Thực đơn 3 mùng mà MNVN giới thiệu sau đây là sự kết hợp khéo léo của cả hai phong cách ẩm thực trên...



Mâm cơm ngày mùng 1 thường có những món chay sau lễ cúng ông bà tổ tiên. Bắt đầu một năm mới, MNVN xin mời bạn cùng thưởng thức 4 món chay vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng.



Không phải ai có đạo mới tìm đến món chay. Ở một góc độ nào đó, món chay còn được nhìn ư một loại thức ăn giảm cho- lesterol, đặc biệt với những người đang muốn ăn kiêng. Một số người bị bệnh tim mạch còn xem món ăn chay như một loại thức ăn chữa bệnh hữu hiệu. Anh Nguyễn Phước Lộc, đầu bếp nhà hàng Vân Cảnh chia sẻ với bạn đọc một số món chay ngon như lời cầu chúc cho bạn đọc một năm mới hạnh phúc và sức khoẻ:



"tui không phải là người ăn chay trường nhưng việc nấu những món chay để giới thiệu đến thực khách là niềm vui lớn. Ngày nay, nguyên liệu làm món chay đã phong phú hơn nhiều, nên rất thuận lợi để bạn trổ tài một bữa chay ngon để đãi cho cả nhà".



1) Bữa trưa



Bữa trưa với những món đơn giản như đồ chay kho mặn, canh đậu phụ và salad trộn, thêm nước ép trái cây sau bữa ăn. Một thực đơn thanh đạm nhưng không kém phần ngon miệng.



Canh đậu phụ rau củ:



Nguyên liệu:



2 bánh đậu phụ non

50g đậu hũ ky

200g bông cải xanh, trắng

50g đậu Hà Lan hạt

1 củ cà rốt

1 thìa súp hạt nêm chay

1 thìa cà phê đường

100g nấm rơm

2 lít nước dùng chay

Vài cọng hành ngò



Thực hiện:



Đậu phụ rửa sạch cắt miếng vuông. Đậu hũ ky chiên phồng.

Bông cải xanh, trắng rửa sạch cắt miếng vừa ăn. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa Nấm rơm ngâm nước muối rửa sạch.

Nấu sôi nước dùng, cho bông cải, đậu Hà lan, cà rốt, nấm rơm vào nấu chín mềm. Cho đậu phụ vào rồi nêm đường và hạt nêm chay sao cho vừa ăn là được.

Múc canh ra tô, cho đậu hũ ky chiên phồng vào, rắc hành ngò lên trên.



Đồ chay kho mặn



Nguyên liệu:



200g mì căn

200g đậu hũ ky mềm

1 thìa súp tỏi tây bằm

1 thìa súp xả xay

1 thìa cà phê ớt băm

4 thìa súp xì dầu

1 thìa súp đường

1/2 thìa súp hạt nêm chay

2 thìa súp dầu ăn

1 thìa cà phê bột ngọt



Thực hiện:



Mì căn và tàu hũ ky rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp hạt nêm chay để khoảng 10 phút.

Phi thơm tỏi tây, cho nước tương, đường, xả, ớt vào nấu sôi lại cho các gia vị tan đều nhau.

Cho mì căn, tàu hũ ky vào nấu đến khi nước sệt lại và áo đều gia vị là được.



Salad trộn đa sắc



Nguyên liệu:



50g xà lách dún

1/2 trái ớt chuông vàng

1/2 trái ớt chuông đỏ

50g đậu Hà Lan

5 trái cà chua bi

2 củ hành tím

50g bắp non

1/2 củ cà rốt

Dầu giấm: 2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + 1/2 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê tiêu + 1 thìa súp ngò thái nhuyễn + 2 thìa súp dầu ăn



Thực hiện:



Xà lách nhặt sạch, cắt khúc vừa ăn. Hành tím thái khoanh tròn mỏng. Cà rốt tỉa hoa cắt lát. Bắp non chẻ đôi.

Ớt chuông thái lát mỏng. Đậu Hà Lan tước xơ. Cà chua bi bổ đôi.

Cho đậu Hà Lan, cà rốt, bắp non luộc chín trong nước sôi rồixả lạnh Cho tất cả các nguyên liệu vào đĩa sâu lòng. Chan nước dầu giấm lên trên. Khi ăn trộn đều.



Nước ép thơm & dưa hấu



Nguyên liệu:



1/4 trái dưa hấu

1/4 trái thơm

1 nhánh gừng nhỏ



Pha chế:



Dưa hấu, thơm và gừng gọt vỏ cho vào máy ép lấy nước.

Cho vào tủ lạnh ướp khoảng 30 phút rồi dùng hay dùng chung với đá.



2) Bữa tối



Đây là lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm đầu xuân nên những món ăn được chế biến cầu kỳ chăm chút hơn, thể hiện sự khéo léo của người nội trợ.



Súp măng tây



Nguyên liệu:



150g thịt cua chay

100g bắp cải

1 trái susu

1 củ cà rốt

1 củ cải trắng

100g nấm rơm

1 hộp măng tây

1 lít nước lèo

2 thìa súp bột năng

1/2 thìa cà phê muối

1/2 thìa cà phê bột ngọt

1/2 thìa cà phê tiêu



Thực hiện:



Nấm rơm gọt bỏ chân đen, ngâm nước muối, xả sạch rồi cắt sợi.

Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ, luộc mềm.

Măng cắt khúc 3cm.

Đun sôi nước lèo, cho thịt cua chay vào. Để một lúc, nêm gia vị rồi làm sệt bằng bột năng.

Bỏ măng tây, cà rốt và nấm vào, nêm nếm vừa ăn.



Gà chay sốt xí muội



Nguyên liệu:



600g gà chay

10 cái bánh bao

100ml xốt xí muội

20ml xốt cà chua

30ml tương ớt

100g xà lách xoong

1 củ hành tây

Dầu để chiên

Nước xốt: Hành tây cắt sợi. Đổ xốt xí muội, tương ớt và xốt cà chua vào chảo, đun sôi rồi cho hành tây vào, để nhỏ lửa để xốt sệt lại từ từ cho đến khi dậy mùi thơm thì nhắc xuống.



Thực hiện:



Bắc chảo dầu nóng, cho nguyên miếng gà vào chảo chiên đến khi vàng giòn. Vớt ra cắt miếng. Xếp gà ra đĩa, rưới nước sốt lên mặt, trang trí thêm xà lách xoong và bông ớt. Dùng kèm với bánh bao chiên.



Tôm cà ri chay



Nguyên liệu:



500g tôm chay

500g dừa nạo

1 củ hành tây

100g hành tím bằm

1 thìa cà phê ớt sa tế

1 thìa cà phê bột cà ri

1/2 thìa cà phê bột nghệ

1 ổ bánh mì

Dầu để chiên



Thực hiện:



Bắc chảo dầu nóng chiên tôm, vớt ra để ráo dầu.

Bắc chảo nóng, cho vào hai thìa dầu ăn, cho hành tím vào phi cho thơm. Đổ tiếp bột cà ri và nghệ vào, để lửa nhỏ cho dậy màu vàng đẹp.

Tiếp tục cho nước cốt dừa vào, nêm nếm vừa ăn. Sau đó cho tôm vào nấu lửa liu riu cho thấm mềm khoảng 5 phút thì cho hành tây cắt múi cam vào, để một lúc cho chín thì nhắc xuống.

Đổ cà ri ra đĩa, trang trí vài cọng ngò gai lên trên. Dùng kèm với bánh mì.



Cải thìa xào thập cẩm



Nguyên liệu:



200g cải thìa

150g bông cải xanh

100g cà rốt cắt bông

50g măng tươi cắt làm hai

100g nấm rơm chẻ đôi

100g nấm đông cô chẻ hai

150g bắp non chẻ đôi

100ml dầu hào chay

30ml hắc xì dầu

150ml nước dùng rau cải

10g bột bắp pha nước

1 thìa cà phê muối

1/2 thìa cà phê bột ngọt

1/2 thìa cà phê đường

1 thìa súp dầu ăn



Thực hiện:



Cải thìa, nấm rơm và bông cải xanh cắt sạch, ngâm trong nước muối lạt 2 giờ vớt ra để ráo. Cà rốt, măng tươi, nấm rơm và nấm đông cô làm sạch, chẻ đôi.

Bắc chảo nước sôi cho vào ít muối. Luộc cà rốt, nấm, măngvà bắp rồi vớt ra để ráoBắc chảo dầu nóng, cho cà rốt, nấm, bắp non, củ măng vào xào. Thêm ít nước, dầu hào, hắc xì dầu. Sau đó nêm gia vị cho vừa ăn. Cho bột bắp ra chén, đổ ít nước vào khuấy tan rồi cho vào để nước sốt sệt lại. Cho tiếp bông cải xanh vào trộn đều Luộc cải thìa xếp xungquanh đĩa. Đổ rau xào vào giữa, trang trí thêm một ít ngò và sợi cà rốt cho đẹp mắt.



_------------------------------



Thực đơn mùng 2: Ngày xuân họp mặt



Mùng 2 là dịp để gia đình quây quần bên đình quây quần bên mâm cơm họp mặt sau một ngày đầu năm một ngày đầu năm bận rộn với những lễ nghi ngày Tết. Vì thế, ngày Tết. Vì thế, những món ăn trong ngày này không quá chú trọng không quá chú trọng đến tính cổ truyền mà chủ yếu là ngon miệng yếu là ngon miệng và hợp với khẩu vị từng người trong gia đình.



Những món ăn ngày tết luôn gắn liền với một chút yếu tố tâm linh, như sự tin tưởng món canh suông là lời chúc cho năm mới luôn suôn sẻ may mắn, hay món thơm như điều ước những điều tốt lành, thơm tho sẽ đến trong năm. Ngày tết cũng là lúc con người có thời gian thư thả nhìn lại, cảm nhận và tạ ơn trời đất về những phúc lộc, những sản vật mà thiên nhiên, trời đất đã ban cho chúng ta.



Trong ngày mùng 2 này, MNVN xin giới thiệu cùng bạn một thực đơn bổ dưỡng với cách chế biến nhanh, thích hợp với ngày tết. Đây là những món ăn khá thanh cảnh, nhẹ nhàng và đầy đủ mọi thành phần thực phẩm nào gà, cá, thịt, tôm, bún, cơm... như gom cả lộc trời đất vào trong một mâm cơm gia đình.



1) Bữa trưa



Không khác lắm so với thực đơn ngày thường nhưng bữa trưa mùng 2 cầu kỳ hơn một chút ở cách chế biến, tạo cảm giác lạ mà quen đối với món ăn.



Xà lách quắn trộn tôm thịt



Nguyên liệu:



1 cây xà lách quắn

100g thịt lợn nạc

100g tôm tươi

1 thìa cà phê hành tím băm

1 quả chanh

Nước mắm, muối, tiêu, dầu ăn



Thực hiện:



Xà lách nhặt lấy phầnnon, rửa sạch rồi vẩy thật ráo nước, bỏ vào thố lớn.

Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen.

Thịt lợn xắt lát mỏng, ướp hành băm, muối, nước mắm, tiêu.

Bắc chảonóng xào thịt lợn và tôm cho chín.

Khi tôm thịt đã thấm gia vị, tắt bếp đểnguội. Sau đó cho vào thố xà lách, trộn đều lên, vắt chanh vào, đảo lên cho thấm đều.



Cá thu kho thịt ba chỉ



Nguyên liệu:



2 lát cá thu

300g thịt ba chỉ

1 thìa cà phê hành tím băm

Ớt sừng đỏ

Nước mắm, muối, đường vàng, tiêu



Thực hiện:



Cá thu rửa sạch để ráo rồi cắt miếngvuông dạng quân cờ, sau đó chiên sơ cho vàng mặt.

Thịt ba chỉ cắt miếngtương tự cá thu, ướp với gia vị và hành băm, để một lúc cho thấm.

Xếp thịtdưới đáy nồi, xếp cá phía trên và vài trái ớt đỏ trên cùng. Cho thêm chút nước rồi nấu đến sôi bùng, sau đó hạ lửa xuống để sôi liu riu cho đến khi nước cá kho keo lại và có màu vàng cánh gián là được.



Thơm ướp vỏ cam ngào đường



Nguyên liệu:



1 trái thơm ngọt

Vỏ cam sành

2 thìa súp đường cát trắng



Thực hiện:



Thơm gọt vỏ, cắt miếngnhỏ.

Cam lạng lấy vỏ xanh bên ngoài, xắt nhuyễn rồi xào với đường cát chođến khi đường se vàng và lẫn vị thơm của tinh dầu cam, đồng thời vỏ cam săn giòn là được.

Trộn đường và vỏ cam với thơm rồi cho vào tủ ướp lạnh. Món nàydùng hơi lạnh man mát rất ngon và thanh.



Thịt bê xáo



Nguyên liệu:



300g bê thui

3 thìa súp xả bằm

Một nắm lá lốt xắt nhuyễn

1 thìa cà phê hành tím băm

2 thìa cà phê ruốc Huế

Nước mắm, muối, tiêu, ớt bột, dầu ăn



Thực hiện:



Thịt bê để cả da, xắt lát mỏng.

Cho ít dầu vào chảo, phi hành thơmrồi xào với xả, sau đó cho thịt vào xào tiếp.

Ruốc hòa với ít nước, đánhtan.

Nêm nước mắm, ớt bột, tiêu, muối và nước ruốc, xào tiếp cho thấm vớithịt bê.

Thêm nước đủ dùng, nấu sôi một lúc cho thịt mềm vừa, hơi sần sậtlà được.

Nêm nếm lại cho thật vừa ăn rồi tắt bếp. Cho lá lốt vào trộn đềucho dậy mùi.



2) Bữa tối



Gồm những món ăn nhẹ, ít chất béo nhưng vẫn nhiều giá trị dinh dưỡng. Cuối bữa tráng miệng với chè sen thanh mát.



Canh suông



Nguyên liệu:



1 khúc giò lợn nạc

200g tôm tươi

1 quả mướp ngọt

100g bún tươi

1 quả cà chua

1 thìa cà phê hành tím băm

1 ít lá chuối

Nước mắm, muối, tiêu



Thực hiện:



Giò lợn để nguyên khúc lớn, nêm hành tím, muối, tiêu hầm cho mềm rồi vớt ra để nguội, xé lấy nạc Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen rồiquết nhuyễn với nước mắm, tiêu, muối. Cuộn tròn trong lá chuối, cắt khúc rồi đem hấp.

Mướp cạo vỏ, rửa sạch, cắt khúc xéo.

Bắc nồi nước hầm lên nấu lạicho sôi. Thả thịt và tôm vào nấu lên cho sôi tiếp, sau đó thả bún tươi và cho mướp vào. Trước khi bắc xuống, cho vài lát cà chua đỏ để tô canh có màu sắc tương phản đẹp mắt.



Gà bóp rau răm



Nguyên liệu:



1/2 con gà tơ

Vài củ hành tím

1 quả chanh

Rau răm muối, tiêu



Thực hiện:



Hành tím xắt lát mỏng. Rau răm xắtnhỏ.

Gà tơ luộc chín, xé miếng nhỏ trộn chung với muối, tiêu, chanh, hànhtím và rau răm. Bóp và trộn cho thật đều và thấm gia vị rồi sắp ra đĩa.



Miến xào cua gạch



Nguyên liệu:



200g thịt và gạch cua

1 lọn bún tàu

1 thìa cà phê hành tím băm

1 thìa cà phê tỏi giã nhuyễn

Nước mắm, muối, tiêu, dầu ăn



Thực hiện:



Miến luộcchín để ráo rồi cắt ngắn.

Phi hành thơm rồi cho thịt và gạch cua vào xào. Nêm gia vị vừa ăn.

Cho bún tàu vào xào chung một lúc, thêm ít tỏi vào xào cho thơm.

Cho ra đĩa. Rắc tiêu và ngò trang trí.



Chè sen



Nguyên liệu:



100g hạt sen

Đường phèn



Thực hiện:



Hạt sen nấu chín mềm.

Đường phèn sên cho tan ra rồi thả hột sen vào đường cho thấm ngọt, bắc xuống.

Món này thường ăn nguội để cảm nhận hết vị thơm mát của sen.



--------------------------



Thực đơn mùng 3: Trước cúng tổ tiên sau đãi khách



Dù món ăn ngày Tết có phong phú đến đâu thì thực đơn trong gia đình người Việt mùng 3 vẫn không thể thiếu món gà, vì đây gần như là món bắt buộc trong mâm cơm cúng tổ tiên...



1) Bữa trưa



Với nguyên liệu chế biến là gà, bạn có thể nấu thành 3 món gà xào sả ớt, gà hấp cải bẹ xanh và canh măng gà. Đơn giản mà ngon miệng.



Canh măng gà



Nguyên liệu:



1/3 con gà luộc

100g măng khô

100g nấm rơm

1 thìa cà phê tỏi băm

Vài củ hành tím

Bột nêm, dầu ăn, tiêu



Thực hiện:



- Gà chặt miếng vừa ăn.

Măng khô ngâm - khoảng 3 tiếng, xả sạch, cắt bỏ phần già, luộc mềm rồi xé sợi.

Nấm rơm cắt- bỏ gốc, rửa sạch, ngâm nước muối rồi chần sơ qua nước sôi.

Phi thơm tỏi.- Cho măng và nấm vào xào, nêm cho vừa ăn

- Nấu sôi 1 tô nước. Cho gà và củ hành vào, để sôi thêm 5 phút. Cho măng và nấm vào, tắt bếp.

- Múc ra tô, rắc tiêu và cho ngò lên mặt.



Gà xào sả ớt



Nguyên liệu:



1/3 con gà luộc

Tỏi, sả bằm, ớt bằm, gừng

Hành tây

Dầu ăn, gia vị



Thực hiện:



Gà chặt miếng vừa ăn.

Gừng xắt sợi.

Hành tây cắt múi.

Phi thơm tỏi, cho sả và ớt bằm, gừng vào xàoqua. Cho thịt gà vào nêm gia vị. Cuối cùng cho hành tây vào đảo qua rồi tắt bếp.



Gà hấp cải bẹ xanh



Nguyên liệu:



1/3 con gà luộc

10 cọng cải bẹ xanh

6 cái nấm đông cô

1 thìa cà phê bột năng

1 củ Cà rốt

Bột nêm, tỏi băm, tiêu Dầu mè, dầu hào



Thực hiện:



Gà xé miếng nhỏ, bỏ xương.

Cải rửa sạch, cắt đoạn khoảng10cm. Nấm đông cô ngâm nở, rửa sạch. Cà rốt tỉa hoa.

Nấu nước sôi trụng sơcải và cà rốt.

Sắp cải và gà xen kẽ vào tô. Đặt vào nồi hấp cách thủy rồitrút ra đĩa.

Phi thơm tỏi, cho nấm đông cô vào xào. Cho nước hấp gà vào.Nêm gia vị, dầu hào, dầu mè. Bột năng hòa nước lạnh rồi rót từ từ vào chocó độ sánh.

Cho cà rốt vào, tắt bếp.

Rưới hỗn hợp này lên gà và cải.



Chè kho



Nguyên liệu:



200g đậu xanh không vỏ

20g mè

150g đường cát

1 ống vani



Thực hiện:



Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng một tiếng rồinấu chín, tán nhuyễn.

Trộn đậu xanh với đường cát, đặt lên bếp sên lại chotan đường.

Mè rang vàng. Rắc vào chén đựng chè. Cho đậu xanh vào chén lúcđậu còn nóng. Dùng thìa ém chặt.

Khi ăn trút ra đĩa. Có thể cắt miếng nhỏ vừa ăn. Nếu có điều kiện, nên để lạnh ăn ngon hơn.



2) Bữa tối



Món canh nấm có thể nấu nhanh trong ngày tết, thêm món tráng miệng chè trân châu táo đỏ để hoàn thiện bữa cơm gia đình ngày Tết.



Canh nấm



Nguyên liệu:



50g nấm đông cô bông hay nấm Nhật

700ml nước dùng

Tỏi, bột nêm, hành ngò, tiêu



Thực hiện:



Nấm đông cô rửa sạch, ngâm cho nở.

Phi thơm tỏi rồi cho nấm vào xào qua. Nêm chút bột nêm cho đậm đà.

Nấu sôi nước dùng rồi cho nấm đã xào vào nấu thêmcho sôi bùng, nêm nếm vừa ăn rồi bắc xuống.

Trút ra tô, cho hành ngò và tiêu lên trên.



Tôm kho tàu



Nguyên liệu:



1/3 kg tôm sú biển hay tôm càng.

1/3 chén nước dừa tươi.

Bột nêm, dầu màu điều

Nước mắm, dầu ăn, tỏi băm



Thực hiện:



Tôm lột vỏ chừa đuôi, ướp bột nêm.

Chiên tôm cho săn lại.

Phi thơm 1 thìacà phê tỏi băm bằng dầu màu điều. Cho tiếp gạch tôm vào nêm gia vị, cho nước dừa tươi vào chờ sôi lại. Cho tôm vào lăn đều cho thấm. Vặn nhỏ lửa để thêm chừng 10 phút, nêm 1/2 thìa cà phê nước mắm, tắt bếp.

Dùng với cơm nóng rất ngon.



La ghim nấu đông



Nguyên liệu:



100g đậu Hà Lan dẹp

1 củ cà rốt

5g rau câu

500ml nước dùng

Bột nêm



Thực hiện:



Cà rốt tỉa hoa. Đậu Hà Lan tước chỉ 2 bên, rửa sạch. Bắc nướcsôi chần qua đậu và cà rốt.

Rau câu ngâm trong 300ml nước dùng. Còn 200mlnước, nấu sôi, nêm bột nêm vừa ăn, cho rau câu ngâm nước vào khuấy đến khi tan.

Cà rốt và đậu Hà Lan xếp vào khuôn, chờ rau câu bớt nóng rót vào từ từ để tủ lạnh cho đông đặc. Khi ăn trút ra đĩa.

Món này dùng như món rau trongbữa ăn.



Chè trân châu hoàng hà



Nguyên liệu:



50g trân châu

2 gói hồng trà

50g táo tàu

100g đường phèn

Một ít gừng xắt sợi



Thực hiện:



Trân châu luộc chín.

Ngâm hồng trà vào khoảng 400ml nước sôi cho thôi trà ra.

Vớt túi trà ra. Nấu lại hồng trà cho sôi, cho đường vào khuấy.

Khi đường tan, cho trân châu và táo tàu vào, tắt bếp.

Rắc gừng lên trên.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top