Jelani

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Cái tâm của nhà doanh nghiệp và triết lý trong kinh doanh





Nội dung văn hoá của một doanh nghiệp còn thể hiện ở điểm không chỉ chú trọng đến lợi nhuận đơn thuần mà còn phải quan tâm thích đáng đến khía cạnh xã hội của hoạt động doanh nghiệp. Nó chi phối từ khâu xây dựng kế hoạch, hình thành chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển đến việc tổ chức kinh doanh và phân phối lợi nhuận. Đó chính là tính nhân văn của hoạt động kinh doanh. Có giá trị tinh thần truyền thống buộc các nhà doanh nghiệp phải đặt mình trong cộng đồng dân tộc.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h sách; đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn của doanh nghiệp.
Các yếu tố văn hoá tồn tại trong doanh nghiệp vừa là sự phản ánh các giá trị văn hoá chung của xã hội, vừa được cấu thành từ các nhóm người khác nhau về nguồn gốc văn hóa ( nhất là trong các công ty liên doanh, công ty đa quốc gia) cùng hoạt động với nhau trong một tổ chức.
Nhiều yếu tố văn hoá tồn tại trong tiềm thức, ý thức của các thành viên, chúng không nhất thiết và cũng không cần thiết hiện thành văn ( các văn bản trong quản lý .v.v..) nhưng lại tạo ra những mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
II
Phần 1
Quan hệ giữa Văn hoá và Kinh doanh trong thời kỳ phát triển
1 - Văn hoá trong kinh doanh
Văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm mới xuất hiện ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường. Trong khi một số doanh nghiệp trong nước còn khá bỡ ngỡ trước khái niệm này thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã rất chú trọng vào công việc xây dựng bản sắc Văn hoá - Doanh nghiệp, hay nói cách khác họ đã cố gắng tạo dựng một hình ảnh đẹp về doanh nghiệp mình trên thương trường thông qua phong cách văn hóa nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Văn hóa và kinh tế là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, quy định và tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của mọi nhà kinh doanh cũng như của mọi quốc gia trên thế giới.
Đã có thời và cho cả đến nay nữa, vẫn tồn tại những ý kiến thậm chí một vài " lý luận phát triển " cho : Văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh và sự " thăng hoa " của kinh tế. " Phú quí sinh lễ nghĩa ", kinh tế có tăng trưởng, đời sống vật chất có dồi dào thì mới có điều kiện phát triển văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần của con người. Văn hoá vì thế, thường bị liệt vào lĩnh vực " phi sản xuất ", đứng bên ngoài kinh tế và do kinh tế trợ cấp. Khi nào kinh tế gặp khó khăn, thì ngân sách Nhà Nước cho văn hoá thường bị cắt giảm trước hết và cắt nhiều nhất. Lý do thật đơn giản : Văn hoá chỉ là để " giải trí ", nếu có cắt giảm bớt thì cũng chưa chết ai ! Song kinh nghiệm thực tế của hàng loạt nước trên thế giới trong những thập kỷ qua cho thấy : " Khi các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế đặt ra mà tách rời với môi trường văn hoá thì kết quả thu được rất khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều".
Nền kinh tế của Việt nam hôm nay cũng có một bước tiến đáng kể so với thời kỳ trước đây, khi còn thực hiện nền kinh tế chỉ huy theo lối hành chính quan liêu, bao cấp. Nguyên nhân thành công thực ra không phải chỉ do sự thúc đẩy tự động của các nhân tố kinh tế đơn thuần ( như có thêm vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường ), mà trước hết là nhờ ở đổi mới tư duy trên cơ sở làm sống lại bài học " lấy dân làm gốc " đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách và kế hoạnh phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm năng sáng tạo của
III
mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị văn hoá nhân loại. Điều đó có nghĩa rằng chính văn hoá là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổi mới.
Về nhận thức lý luận, nhiều người có thể đồng ý với quan điểm kể trên về vai trò của văn hoá trong kinh doanh. Song trong thực tế, cần làm gì và làm như thế nào để có thể kết hợp hài hoà giữa văn hóa và kinh tế, đặc biệt các yếu tố văn hoá trong kinh doanh ( bao gồm ba nội dung chủ yếu : sản xuất, tiếp thị và quản lý tài chính ) vốn là những hoạt động cụ thể, sinh động trong một nền kinh tế hiện đại, thì vấn đề lại không dơn giản chút nào.
Nói đến kinh doanh, trước hết là nói đến việc đầu tư cho sản xuất, buôn bán, phân phối hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích kiếm lời. Không thu dược lợi nhuận để từ đó vừa thực hiện tái đầu tư, vừa đảm bảo lợi ích thiết thân cho cả người quản lý lẫn người lao động thì kinh doanh không thể tồn tại và phát triển. Nhưng kiếm lời bằng cách nào thì lại có nhiều cách khác nhau. Như thực tế của nền kinh tế thị trường đã phát triển lâu năm ở nhiều nước trên thế giới, cũng như nền kinh tế thị trường còn non trẻ ở Việt nam cho thấy :
- Có cách kiếm lời bằng sự bóc lột quá mức sức lao động của người làm công, khiến cho những người này chỉ đủ tồn tại với mức sống tối thiểu.
- Có cách kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi các tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái .
- Lại có cách kiếm lời bằng làm hàng giả, buôn lận trốn thuế, lừa đảo, đầu cơ, ích kỷ hại nhân đối với cả trong lẫn ngoài nước.
- Nhưng cũng có cách kiếm lời bằng nhanh nhạy nằm bắt thông tin, gia sức cải tiến kỹ thuật và công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người làm công, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc sáng tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp và giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín của người tiêu dùng và bạn hàng cả trong ngoài nước.
Rõ ràng, ba cách kiếm lời đầu tiên là những biểu hiện tồi tệ của lối kinh doanh chụp giật, thiếu văn hoá, vô đạo đức, phản tự nhiên và không thể tồn tại lâu bền, do sự thiển cận, sai lầm của bản thân những cách đó và sự phản đối của xã hội.
Còn cách kiếm lời thứ tư thể hiện những mặt ưu việt của cách kinh doanh có văn hóa. Nó đảm bảo kết hợp được cái đúng, cái tốt, cái đẹp - vốn là những giá trị cốt lõi của văn hóa - với cái lợi là mục đích của kinh doanh.
Văn hoá doanh nghiệp được hiểu là những giá rrị chung của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến cách thức suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Nó được nâng lên thành phong cách của
IV
mỗi thành viên trong thực thể doanh nghiệp. Nói cách khác, văn hoá doanh nghiệp là những giới hạn trong đó quy định những gì các thành viên của doanh nghiệp được phép hay không được phép làm. Những giới hạn này thể được thể hiện trong các quy định, quy chế của doanh nghiệp bao gồm cách thức ra quyết định, mức độ kiểm soát nhân viên thông qua quy chế, việc sử dụng các hình thức thưởng phạt, quan hệ giao tiếp trong doanh nghiệp, các hoạt động vui chơi, giả trí, mức độ chấp nhận đối lập rủi ro…
Yếu tố văn hóa trong kinh doanh chính là hoạt động đem cái dẹp, cái tiện nghi tới mọi nhà. Không thoả mãn với những gì đã có hôm nay, các nhà thiết kế mỹ thuật, nhà sản xuất, nhà kinh doanh… đã không ngừng cải tiến mẫu mã, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ vào quá trình chế tạo sản phẩm và đội ngũ các nhà thương nghiệp đã không quản ngại đường sá xa xôi đưa sản phẩm đưa tới nơi tiêu thụ… từng bước hình thành một mạng lưới kinh doanh xuyên quốc gia, xuyên lục địa và cũng từ hoạt động này thúc đẩy xã hội...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top