khuugiactinh_95

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Khái niệm về hợp đồng kinh tế





Điều khoản bốn: Giá cả
Giá cả là một điều khoản đặc biệt quan trọng , là điều khoản trung tâm của hợp đồng . Các bên mua bán đều tranh thủ đặt giá cả có lợi cho phía mình
- Giá tính theo đơn vị hàng : trọng lượng , chiều dài , bề mặt , khối lượng , chiếc, hay tính theo tá hay hàng trăm đơn vị . Nếu hàng giao gồm nhiều loại chất lượng khác nhau thì giá một đơn vị hàng tính theo từng loại từng mác
Khi giao hàng có phẩm chất , chủng loại khac nhau , giá được quy định cho từng loại mặt hàng , từng loại phẩm chất vá từng loại mác khác nhau . khi giao hàng thiết bị toàn bộ giá thường dược định theo giá trị của từng chuyến giao hàng hay từng bộ phận máy đã được nêu rõ trong bản phụ lục kèm theo hợp đồng . Nếu giá tính theo trọng lượng , phải quy định rõ : trọng lượng cả bì , trọng lượng tịnh hay trọng lượng cả bì coi như tịnh , hay phải thoả thuận rõ xem giá bao bì có được tính trong hàng hày không. Những quy định này cũng cần nêu rõ khi tính giá chiếc
- Phương pháp định giá : Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng , giá có thể là một trong các loại sau giá cố định , giá định sau và giá trượt
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời Nói Đầu
Có thể nói trong nền kinh tế thi trường của nước ta hiện nay, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng luật kinh tế thì Nhà nước mới có thể chủ động kiểm soát được các hoạt động đa dạng của kinh doanh vì luật Kinh tế là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của Nhà nước , là biểu hiện cụ thể của chế độ và chính sách kinh tế của quốc gia. Vì vậy việc nghiên cứu nắm vững các điều luật của Luật kinh tế sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư linh hoạt và đúng hướng đạt hiệu quả cao .
Phân công lao động xã hội đòi hỏi tất yếu phải có sự trao đổi sản phẩm , một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội . Trao đổi sản phẩm hàng hoá dẫn tối sự ra đời của hợp đồng , vì vậy có thể khẳng định rằng những điều kiện ra đời của hợp đồng . Hợp đống là hình thức của mối quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hoá
ở nước ta hiện nay nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng , hợp đồng kinh tế phải được ký kết giữa tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đó . Nói cách khác , hợp đồng kinh tế là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng.
Nội Dung
I. Để soạn thảo một Hợp đồng kinh tế thì trước hết ta phải hiểu và nắm vững được khái niệm về hợp đồng kinh tế :
1. Khái niệm hợp đồng kinh tế:
Trong khoa học pháp lý , khái niệm hợp đồng kinh tế được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa khách quan , hợp đồng kinh tế là sự tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế (còn gọi là chế độ hợp đồng kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế ). Là một chế định pháp luật đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa , chế độ hợp đồng kinh tế quy định các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế , thủ tục , trình tự ký kết hợp đồng kinh tế , các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế , các điều kiện và giải quyết hậu quả của việc thay đổi , huỷ bỏ , đình chỉ hợp đồng kinh tế , trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế ...
Cùng vói sự phát triển của nền kinh tế , sự thay đổi của các quan hệ kinh tế , chế độ hợp đồng kinh tế được nhà nước quy định cũng thay đổi và phát triển theo.
Theo nghĩa chủ quan , Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hay tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện các quá trình của công việc sản xuất , mua bán , dịch vụ , nghiên cứu , tiêu thụ ... và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh trong đó định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Hợp đồng kinh tế là sự thống nhất ý chí của các chủ thể hợp đồng kinh tế , là kết quả của sự bày tỏ ý chí trong quá trình bàn bạc giữa các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm làm phát sinh hay chấm dứt quan hệ kinh doanh giữa họ với nhau . Hợp đồng kinh tế được quan niệm giống hợp đồng dân sự , đó là sự thoả thuận nhằm làm phát sinh , thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng , cá bên cùng có lợi . Sự giống nhau đó chính là bản chất , là nguyên tắc của hợp đồng . Hợp đồng kinh tế có điểm khác hợp đồng dân sự vì nó được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh , là công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh doanh .
Chế độ pháp luật về hợp đồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau . Chế độ pháp luật hợp đồng kinh tế bao gồm các quy định về khái niệm hợp đồng kinh tế , nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế , điều kiện chủ thể hợp đồng kinh tế , thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế vô hiệu ; thay đổi , đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế ; quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế , trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế
2. Nội dung hợp đồng kinh tế:
- Và sau đây là những nội dung cơ bản cần có trong nội dung hợp đồng kinh tế:
Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của hai bên ; họ tên người thay mặt , người đứng tên đăng ký kinh doanh .
Số lượng , khối lượng sản phẩm hay kết quả công việc phaỉ đạt được .
Chất lượng , chủng loại , quy cách của sản phẩm hay yêu cầu kỹ thuật của công việc .
Giá cả và những khả năng điều chỉnh giá khi có biến động giá cả .
Bảo hành trong một thời hạn nhất định .
Nghiệm thu , giao nhận : địa điểm và thời hạn và cách giao nhận sản phẩm hàng hoá và kết quả công việc .
cách thanh toán : Hình thức và thể thức thanh toán cũng như thời hạn thanh toán .
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế .
Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế trong đó thời hạn hiệu lực bao lâu và thời điểm bắt đầu có hiệu lực hợp đồng .
Các biện pháp bảm đảm thực hiện hợp đồng kinh tế .
Các điều khoản nếu thấy cần thiết tuỳ theo mỗi chủng loại hợp đồng.
- Sau phần nội dung là đến phần thực hiện hộp đồng:
Để thực hiện được hợp đồng một cách đầy đủ và đúng , các bên phải
tuân thủ theo nguyên tắc thực hiện hợp đồng .
+ Nguyên tắc thực hiện đúng: chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không được tự ý thay đối tượng này bằng một đối tượng khác hay không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một số tiền nhất định hay không thực hiện nó . Nguyên tắc này đòi hỏi thoả thuận cái gì thì thực hiện đúng cái đó.
+ Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: nguyên tắc này có ý nghĩa là thực hiện một cách đầy đủ , chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng . Đây là nguyên tắc bao trùm , đòi hỏi các bên thực hiện nghĩa vụ của minh một cách đầy đủ đúng đắn , chính xác các cam kết không phân biệt điều khoản chủ yếu , điều khoản thường lệ hay tuỳ nghi
+Nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng
Cuối cùng là phần kết thúc hợp đồng
Khi muốn kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế các bên phải giải quyết những tồn đọng , đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Kết thúc hợp đồng trong những trường hợp sau đây:
Hợp đồng đã được thực hiện xong
Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài theo thời hạn
Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ hay bỏ dở
II. Phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận , thể hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên. Những điều khoản trong nội dung hợp đồng có thể chia ra làm ba loại:Điều khoản chủ yếu,điều khoản thường lệ,điều khoản tuỳ nghi.
Điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
T Để soạn thảo một Hợp đồng kinh tế thì trước hết ta phải hiểu và nắm vững được khái niệm về hợp đồng Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I - Chương I: Khái niệm chung về hệ thống Luận văn Kinh tế 0
A Trình bày các khái niệm trong tạo ảnh cộng hưởng từ, các vấn đề về hạt nhân, spin hạt nhân và các hệ Luận văn Kinh tế 0
D Khái niệm về cổng thông tin điện tử (portal) Công nghệ thông tin 0
D Những khái niệm cơ bản về bản đồ giáo khoa Văn hóa, Xã hội 0
H Trình bày các khái niệm cơ bản về chuẩn hoá đội ngũ giáo viên : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60.14.05 Luận văn Sư phạm 0
D [Free] So sánh về khái niệm và việc phân loại hành vi thương mại theo pháp luật Việt Nam và pháp luậ Luận văn Kinh tế 0
L [Free] KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Khái niệm về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tí Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top