nghbac

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Hoạt động tín dụng của Ngân hàng trung ương





Nghiệp vụ tín dụng của NHTW được hiểu là hoạt động cho vay của NHTW. Tuy nhiên khách hàng đi vay của NHTW là những khách hàng đặc biệt , đó là các tổ chức tín dụng hay chính phủ. Nói cách khác NHTW thực hiện chức năng NH của các NH, NH của chính phủ.
Khi NHTW cho các tổ chức tín dụng vay , hoạt động này đạt 2 mục đích: phát hành tiền của NHTW vào lưu thông thông qua các tổ chức tín dụng, điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thông qua điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông.
Khi NHTW tạm ứng cho NSNN theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lúc đó tiền của NHTW được phát hành vào lưu thông thông qua chỉ tiêu của chính phủ, mặt khác chính phủ có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy với hoạt động tín dụng, NHTW vừa sử dụng như 1 kênh phát hành tiền đồng thời là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của NHTW.
Hoạt động tín dụng của NHTW bao gồm:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi, đòi hỏi lưu thông tín dụng cũng phải được mở rộng, đã thức đẩy quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng về nghiệp vụ phát hành tiền.Ở Việt Nam, trong vài thế kỷ trước vẫn là một nước nông nghiệp, thương mại kém phát triển, do đó hoạt động kinh doanh tiền tệ ra đời muộn. Ngân hàng Đông Dương là ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam.
.Ngân hàng trung ương (Central Bank) ở bất cứ quốc gia nào đều là một trong những cơ quan có vị thế cực kỳ quan trọng, là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng. Đặc điểm nổi bật của ngân hàng trung ương là nó không giao dịch, làm nghiệp vụ trực tiếp với các nhà kinh doanh và công chúng, khách hàng của nó là tất cả các ngân hàng khác. Ngân hàng trung ương giữ vai trò là ngân hàng của các ngân hàng; bảo quản quỹ dự trữ tiền tệ của các ngân hàng; cho các ngân hàng vay vốn khi cần thiết, thực hiện chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước; cơ quan phát hành tiền tệ trong nước; thanh toán và tín dụng quốc tế với ngân hàng trung ương các nước khác; là cơ quan cung cấp tiền cho ngân sách khi cần và làm một số nghiệp vụ của kho bạc nhà nước.
Cơ sở lý thuyết
Nghiệp vụ tín dụng của NHTW được hiểu là hoạt động cho vay của NHTW. Tuy nhiên khách hàng đi vay của NHTW là những khách hàng đặc biệt , đó là các tổ chức tín dụng hay chính phủ. Nói cách khác NHTW thực hiện chức năng NH của các NH, NH của chính phủ.
Khi NHTW cho các tổ chức tín dụng vay , hoạt động này đạt 2 mục đích: phát hành tiền của NHTW vào lưu thông thông qua các tổ chức tín dụng, điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng thông qua điều tiết lượng tiền tệ trong lưu thông.
Khi NHTW tạm ứng cho NSNN theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, lúc đó tiền của NHTW được phát hành vào lưu thông thông qua chỉ tiêu của chính phủ, mặt khác chính phủ có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình. Như vậy với hoạt động tín dụng, NHTW vừa sử dụng như 1 kênh phát hành tiền đồng thời là công cụ để tăng cường khả năng điều tiết lượng cung tiền, nâng cao hoạt động quản lý của NHTW.
Hoạt động tín dụng của NHTW bao gồm:
1.Tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng
Tái cấp vốn là việc cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM và các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để các NHTM mở rộng hoạt động cho vay hoặc khôi phục năng lực thanh toán.
Tái cấp vốn gồm có:
Chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá
Khái niệm:
Chiết khấu là việc NHTW mua lại lần đầu các hối phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn, chưa đáo hạn thanh toán theo yêu cầu của NHTM.
Tái chiết khấu là việc NHTW mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà NHTM đã chiết khấu cho khách hàng trước đấy.
Đối tượng và điều kiện chiết khấu
Đối tượng chiết khấu
+ Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTM được phát hành thông qua đấu thầu.
+ Hối phiếu – nếu là hối phiếu thì hối phiếu đã được chiết khấu lần đầu.
+ Các chứng từ có giá ngắn hạn khác.
Điều kiện chiết khấu
+ Đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ.
+ Đảm bảo khả năng thanh toán khi đáo hạn.
+ Đảm bảo khả năng chuyển nhượng.
+ Thời gian hiệu lưc còn lại không vượt quá thời hạn tối đa do NHTW quy định.
Phương thức chiết khấu :
- Phương thức chiết khấu mua đứt
- cách chiết khấu có kỳ hạn.
Phương thức giao dịch
Phương thức giao dịch trực tiếp
Phương thức giao dịch gián tiếp:
Công thức tính giá trị thanh toán khi chiết khấu
Gck
Gtt =
LSCK*t
1 +
365 * 100
Trong đó:
Gtt: Giá trị thanh toán cho ngân hàng xin chiết khấu
Gck: Tổng giá trị chiết khấu
LSCK: Lãi suất chiết khấu
t: Thời hạn chiết khấu
Cho vay cầm cố chứng từ có giá
Khái niệm :
Là hình thức tái cấp vốn mà NHTM chuyển giao bản gốc các chứng từ có giá cho NHTW để cầm cố cho khoản vay ngắn hạn.
Điều kiện cho vay cầm cố:
Các NHTM xin cho vay cầm cố phải là ngân hàng đang hoạt động bình thường ổn định.
NHTM là người thụ hưởng hợp pháp với các chứng từ xin cầm cố.
Các chứng từ xin cầm cố phải hợp pháp, đảm bảo khả năng thanh toán.
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
Khái niệm:
Là hình thức tái cấp vốn của NHTW đối với NHTM trong trường hợp các NHTM bị thiếu vốn do các khoản tín dụng dã thực hiện với khách hàng chưa đến hạn thu nợ, nhờ đó các NHTM có thể duy trì hoạt động cho vay một cách bình thường.
Điều kiện cho vay:
NHTM phải hoạt động bình thường, có uy tín, chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu không quá quy định.
Hồ sơ tín dụng xin vay lại là hồ sơ có chất lượng, thể hiện qua khách hàng vay vốn của NHTM là những khách hàng có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả.
Mức cho vay và thời hạn cho vay:
Mức cho vay tối đa không quá 80% tổng dư nợ của các hồ sơ tín dụng xin vay lại.
Thời hạn cho vay là khi cho vay theo hình thức này thì nguồn thu nợ của NHTW chính là nguồn thu nợ của NHTM đối với khách hàng của họ, do đó thời hạn cho vay phải phù hợp với thời hạn cho vay còn thể hiện trong hồ sơ tín dụng để đảm bảo cho NHTM trả nợ cho NHTW.
1.4. Cho vay thanh toán
Các hình thức cho vay thanh toán:
* Cho vay thanh toán thường xuyên (Thanh toán bù trừ, cho vay qua đêm)
- Được sử dụng thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán qua NHTW
- NHTW đề ra quy định chẩn mực liên quan đến thanh toán bù trừ đồng thời là người tổ chức chủ trì thanh toán
- Để tham gia vào thanh toán bù trừ, các NHTM ngoài các điều kiện về mặt kĩ thuật cần phải có TK giao dịch tại NHTW.
- Các thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải thực hiện nguyeen tắc là phải thanh toán ngay, sòng phẳng số tền phải thanh toán với ngan hàng chủ trì thanh toán bù trừ.
- Phương thưcs cho vay thanh toán thường xuyên:
+Phương thức cho vay qua đêm
+Phương thúc cho vay thấu chi
Những NHTM nào được NHTW cho vay thấu chi, thì TK tiền gởi của NHTM đó có thể có số dư bên có cũng có thể có số dư bên nợ.
* Cho vay khôi phục năng lực chi trả
Khi NHTM mất khả năng chi trả thực sự túc khi dự trữ sơ cấp tại các NHTM được sử dụng hết thì các NHTM đó bắt buộc phải thực hiện biện pháp thiết lập cân bằng cung cấp thanh khoản.
1.5. Cho vay theo đối tượng chỉ định
Các loại cho vay theo đối tượng chỉ định được NHTW thực hiện mà không đòi hỏi các NHTM phải có đảm bảo, chỉ theo yêu cầu NHTM làm trung chuyển các khoản tín dụng này đúng đối tượng.
Các đối tượng chỉ định bao gồm:
Cho vay chỉ định với các chương trình dự án phát triển kinh tế của CP
Các chương trình khắc phục hậu quả thiên tai,...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Luận văn Kinh tế 0
D Các loại gian lận thường gặp phải trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Luận văn Kinh tế 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Luận văn Kinh tế 0
T Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (Nghiên cứu tại SGDI ngân hàng đầu t Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần P Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top