suzuki_vn

New Member

Download miễn phí Bài tập lớn tài chính doanh nghiệp





Lợi nhuận trước thuế hay thu nhập trước thuế của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường.
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động bất thường là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động bất thường và chi phí hoạt động bất thường.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Họ Tên : Vũ Văn Kha
Lớp : TNNH C-K10
Trường : ĐHHP
Bài Tập Lớn
Tài chính doanh nghiệp
Phần 1- Nội Dung : Chi phí, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp
Nghiên cứu doanh thu và chi phí trong doanh nghiệp giúp chúng ta xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phân biệt khái niệm doanh thu – chi phí và thu – chi mà trên thực tế vẫn còn nhầm lẫn.
Doanh thu và chi phí được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thu, chi phản ánh các luồng tiền vào, luồng tiền ra của doanh nghiệp thường trong thời kì ngắn: từng tuần, từng tháng và cho biết khả năng thanh toán đích thực hay khả năng chi trả của doanh nghiệp. Các khoản thu và các khoản chi được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Ngân quỹ). Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế hoạch tiền mặt của doanh nghiệp.
Nghiên cứu doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong doanh nghiệp còn giúp người ta lập và hiểu các báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhận biết được mối liên hệ giữa báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán – những căn cứ để phân tích tài chính doanh nghiệp.
Nghiên cứu doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong doanh nghiệp là tiền đề để đoán và xác định được quy mô các dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ lệ nội hoàn (IRR) v.v… để ra quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp.
I- Chi phí của doanh nghiệp
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng các bộ phận chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy theo các cách tiệp cận khác nhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kì nhất định.
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế
_ Chi phí vật tư
_ Chi phí khấu hao tài sản cố định
_ Chi phí tiền lương và các khoản trich theo lương
_ Chi phí dịch vụ mua ngoài
_ Chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh
_ Chi phí vật tư trực tiếp
_ Chi phí nhân công trực tiếp
_ Chi phí sản xuất chung
_ Chi phí bán hàng
_ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh
_Chi phí cố định
_Chi phí biến đổi
1.2- Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là hết sức quan trọng. Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ảnh hưởng quyết định tới quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tiêu thụ sản phâm, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định.
_ Chi phí lưu thông sản phẩm
_ Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm
_ Chi phí hỗ trợ marketing và phát triển
1.3- Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất hay để sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sản phẩm còn được gọi là giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành cả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2- Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một cách tiếp cận phổ biến trong nền kinh tế thụ trường.
Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí : Chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành các loại sau:
_ Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực ( gọi tắt là chi phí vật tư).
_ Chi phí vật tư phụ thuộc vào 2 yếu tố là mức tiêu hao vật tư và giá vật tư
_ Chi phí khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ)
Chi phí KHTSCĐ được xác định dựa vào nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao và tỷ lệ KHTSCĐ.
_ Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
_ Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
_ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
_ Thuế và các chi phí khác.
Dựa vào nội dung các yếu tố chi phí : chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành các khoản mục chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm :
_ Chi phí vật tư trực tiếp
_ Chi phí nhân công trực tiếp
_ Chi phí sản xuất chung
* Giá thành sản xuất
Giá thành sản xuất = Chi phí sản xuất + Chênh lệch sản phẩm dở dang
Chênh lệch sản phẩm Sản phẩm dở Sản phẩm dở
dở dang = dang đầu kì - dang cuối kì
* Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất + Chênh lệch thành phẩm tồn kho
Chênh lệch thành Thành phẩm tồn – Thành phẩm tồn
phẩm tồn kho = kho đầu kì kho cuối kì
* Chi phí bán hàng
Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ như : tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói, bảo quản, khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, quảng cáo.
* Chi phí quản lí doanh nghiệp
Gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu dùng cho các văn phòng, KHTSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, v.v…
3- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí liên doanh liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí vay nợ, chi phí mua, bán chứng khoán.
Chi phí hoạt động bất thường bao gồm: Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và chi phí bất thường khác.
II- Doanh thu của doanh nghiệp
Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
_ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
_ Doanh thu từ hoạt động tài chính
_ Doanh thu từ hoạt động bất thường
Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thự hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đối với các loại hình doanh nghiệp với các hoạt động khác nhau, doanh thu cũng khác nhau.
Đối với các cơ sở sản xuất,khai thác, chế biến, v.v… Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu.
Đối với nghành xây dựng: Doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao.
Đối với nghành vận tải: Doanh thu là tiền cước phí.
Đối với nghành thương nghiệp, ăn uống: Doanh thu là tiền bán hàng.
Đối với hoạt động ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top