cunbuidoi

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm sự cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao





 
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu.
 
Mục I. Một số nhận thức chung về thông tin trong quản trị kinh doanh
1. Khái niệm về thông tin trong quản trị kinh doanh
2. Một số đặc trưng cơ bản của thông tin.
 
Mục II. Vai trò của thông tin đối với doanh nghiệp.
1. Vai trò bao trùm của thông tin đối với doanh nghiệp.
1. Một số vai trò cụ thể của thông tin đối với doanh nghiệp.
 
Mục III. Yêu cầu đối với thông tin trong quản lý doanh nghiệp.
1. Thông tin phải đầy đủ.
2. Thông tin phải kịp thời và linh hoạt.
3. Thông tin phải chính xác và trung thực.
4. Thông tin phải có độ tin cậy cao.
5. Thông tin phải đảm bảo tính hệ thống và tổng hợp.
6. Tính cô đọng và logic.
7. Tính kinh tế.
8. Tính bảo mật.
9. Tính có thẩm quyền.
10.
Mục IV. Đối tượng của thông tin và vấn đề nhiễu thông tin trong
Hệ thống thông tin.
1. Đối tượng của thông tin.
2. Vấn đề nhiễu thông tin trong Hệ thống thông tin.
 
Mục V. Phân loại thông tin.
1. Phân loại theo nguồn tin.
2. Phân theo kênh tiếp nhận.
3. Phân theo chức năng của thông tin.
4. Phân theo đặc đIểm và nội dung chuyên môn.
5. Phân theo số lần gia công.
 
Mục VI. Thực trạng vận dụng ở các doanh nghiệp.
 
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

với nhau. Song không phải thông tin nào cũng có giá trị cho công tác quản trị. Bởi vậy, em xin chọn đề tài tiểu luận của mình là : Tầm quan trọng của nguyên tắc : “ Bảo đảm sự cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao ” , nhằm làm sáng tỏ thêm tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin trong doanh nghiệp sao cho hoạt động doanh nghiệp đạt hiểu quả nhất.
Em xin chân thành Thank thầy cô trong khoa Quản lý doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận của mình.
Tầm quan trọng của nguyên tắc :
“Bảo đảm sự cung cấp thông tin qua lại đầy
đủ và kịp thời, trung thực và có độ tin cậy cao”
I. Một số nhận thức chung về thông tin trong quản trị kinh doanh.
1. Khái niệm về thông tin quản trị.
Thông tin là gì ?
Thông tin là một khái niệm có từ lâu đời. Đây là một khái niệm rất rộng. Theo nghĩa thông thường, thông tin thường được hiểu là các tin tức mà con người trao đổi với nhau, hay rộng hơn thông tin bao gồm cả những tri thức về các đối tượng. Hiểu một cách tổng quát, thông tin là kết quả phản ánh các đối tượng trong sự tương tác và vận động của chúng.
Như vậy, thông tin không phải là vật chất nhưng thông tin không thể tồn tại được bên ngoài cái giá vật chất của nó, tức là các vật mang tin, những vật mang tin này có thể là âm thanh (lời nói, tiếng…), chữ viết (sách,báo,… ), các biểu đồ, các băng từ, các nơron thần kinh, hay các ký hiệu tượng trưng của một ngôn ngữ nào đó …Ta sẽ gọi chung tập hợp các vật mang tin này là các dữ liệu hay các thông báo.
Tuỳ vào từng lĩnh vực nghiên cứu, mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau giới hạn khái niệm đó lại phục vụ mục đích nghiên cứu.
Dưới đây là một số định nghĩa thường gặp :
Thông tin là những dữ liệu có ý nghĩa, biểu hiện những vấn đề cụ thể của sự vật, hiện tượng của tự nhiên - xã hội - con người. Nó giúp cho đối tượng tiếp nhận đưa ra được những quyết định, lựa chọn nhằm phục vụ cho yêu cầu, mục đích mà họ mong muốn.
Thông tin là những dữ liệu có thể nhận thấy, hiểu được và khi sắp xếp lại với nhau chúng trở thành những kiến thức cụ thể phục vụ cho yêu cầu, mục đích của con người.
Người ta thường xét một dữ liệu hay thông báo về hai mặt :
Mặt dung lượng thông tin chứa trong dữ liệu hay thông báo đó. Một dữ liệu được coi là có dung lượng thông tin lớn nếu nó phản ánh được nhiều mặt, nhiều đặc trưng của đối tượng nghiên cứu.
Mặt chất lượng thông tin chứa trong dữ liệu hay thông báo đó. Một dữ liệu được coi là có chất lượng cao nếu nó phản ánh những mặt bản chất, những đặc trưng chủ yếu, quy luật hoạt động và phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Hai mặt dung lượng thông tin và chất lượng thông tin trong một dữ liệu hay thông báo không tách dời nhau, không đối lập nhau.
1.2. Khái niệm thông tin trong quản trị kinh doanh.
Mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và quản trị nói riêng đều cần có thông tin. Thông tin được nhiều người xem là nguồn lực thứ tư.
Thông tin được hiểu là :
Thông tin là những tin tức mới, được thu nhận, được cảm thụ và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Thông tin là những tin tức được chủ thể quản lý nhận thức, đánh giá là có ích cho việc ra quyết định, hay giải quyết một công việc nào đó trong quá trình quản lý và điều hành.
Như vậy chúng ta có thể hiểu :
Thông tin quản trị là tất cả những tin tức nảy sinh trong quá trình cũng như trong môi trường quản trị và cần thiết cho việc ra quyết định hay để giải quyết một vấn đề nào đó trong hoạt động quản trị của một tổ chức.
2. Một số đặc trưng cơ bản của thông tin.
Thông tin là những tin tức cho nên nó không thể tồn kho, sản xuất để dùng dần được.
Thông tin phải thu thập, xử lý mới có giá trị.
Tính giá trị của thông tin phụ thuộc vào độ cần thiết : thông tin càng cần thiết càng quý giá.
Tính hiệu quả của thông tin phụ thuộc vào độ chính xác, đầy đủ và kịp thời của lượng tin.
2.1. Thông tin gắn liền với quá trình điều khiển.
Bản thân thông tin không có mục đích tự thân. Nó chỉ có tồn tại và có ý nghĩa trong một hệ thống có điều khiển nào đó. Dù thông tin ở bất kỳ hình thức nào : Bảng biểu, ký hiệu, mã hiệu, biểu đồ, xung điện v.v…đều có thể dễ dàng thấy rằng nó là yếu tố cơ bản của một quá trình thành lập, lựa chọn và phát ra quyết định để điều khiển một hệ thống nào đó, hệ thống này có thể trong tự nhiên, trong xã hội hay trong tư duy.Quá trình điều khiển thông tin trong quản trị diễn ra hai chiều. Chiều từ trên xuống và chiều từ dưới lên. Song lượng tin từ dưới lên có dung lượng lớn hơn lượng tin từ trên xuống. Dựa vào khối lượng tin từ dưới lên để làm cơ sở, người quản trị sẽ tiến hành phân tích và xử lý thông tin đó sao cho đưa ra được những chiến lược, phương kế hành động có hiệu quả.
2.2. Thông tin có tính tương đối.
Phương pháp phân tích hệ thống đã khẳng định tính bất định của một quá trình điều khiển phức tạp. Tính bất định đó chính là tính không đầy đủ thông tin. Điều này cũng có nghĩa là mỗi thông tin chỉ là một sự phản ánh chưa đầy đủ về hiện tượng và sự vật được phản ánh, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào trình độ và khả năng của nơi nhận phản ánh. Tính tương đối của thông tin thể hiện rất rõ nét đối với các hệ thống kinh tế - xã hội, vì đây là các hệ thống động, hệ thống mờ, đối với nhiều mặt còn có thể coi là một hệ thống hộp đen.
2.3. Tính định hướng của thông tin.
Thông tin phản ánh mối quan hệ giữa đối tượng được phản ánh và nơi nhận phản ánh. Đây là một quan hệ hai ngôi. Từ đối tượng được phản ánh tới chủ thể được phản ánh được coi là hướng của thông tin, thiếu một trong hai ngôi, thông tin không có hướng và thực tế không còn ý nghĩa của thông tin nữa.
II. Vai trò của thông tin đối với doanh nghiệp.
Vai trò bao trùm của thông tin đối với doanh nghiệp.
Thông tin quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Thông tin là cơ sở quan trọng giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp tổ chức điều hành quản lý doanh nghiệp.
Thông tin giúp cho việc hoạch định kế hoạch kinh doanh và thực hiện các kế hoạch đó đạt hiệu quả.
Thông tin trực tiếp giúp cho các hoạt động tác nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp.
Ngoài những tham gia đóng góp trực tiếp trong các công việc tính toán, thống kê, phân tích phục vụ các hoạt động chuyên môn (như sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, các mặt hàng khác nhau, phát triển thị trường tiêu thụ, mở rộng và khai thác dịch vụ ). Thông tin ngày càng khẳng định vai trò tích cực, có tính quyết định, đối với các hoạt động quản lý và điều hành, nhất là trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh gay gắt và xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá.
Một số vai trò cụ thể của thông tin đối với doanh nghiệp.
Cũng giống như các hoạt động khác, quản trị kinh doanh cần nắm vững tình hình một cách chính xác, kịp thời bằng những con số cụ thể, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top