Usbeorn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows 2
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Công ty 5
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty 5
1.2.2. Bộ máy quản lý của Công ty 9
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( 2004 – 2008 ) 11
1.5. Vị thế của sản phẩm cửa nhựa SmartWindows trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 14
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows 16
2.1. Tình hình các yếu tố sản suất kinh doanh chính ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows 16
2.1.1. Tình hình máy móc thiết bị và quy trình sản xuất sản phẩm 16
2.1.1.1. Máy móc thiết bị hiện tại 16
2.1.1.2. Sản phẩm thanh Profile uPVC 17
2.1.1.3. Sản phẩm hộp kính dùng cho SmartWindows 18
2.1.1.4. Sản phẩm cửa SmartWindows 19
2.1.1.5. Quy trình sản xuất SmartWindows 21
2.1.2. Nguyên vật liệu và tính ổn định 22
2.1.3. Lao động sản xuất sản phẩm 23
2.1.4. Tình hình tài chính 24
2.2. Thực trạng các yếu tố cạnh tranh của SmartWindows 27
2.2.1. Yếu tố cạnh tranh về giá 27
2.2.2. Yếu tố cạnh tranh về sản phẩm 31
2.2.2.1. Chất lượng sản phẩm 31
2.2.2.2. Mẫu mã chủng loại sản phẩm 32
2.2.2.3. Nhãn hiệu sản phẩm 33
2.2.3. Yếu tố cạnh tranh về phân phối và bán hàng 33
2.2.3.1. Hệ thống phân phối 33
2.2.3.2. Cạnh tranh về bán hàng 36
2.2.4. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp 37
3. Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của SmartWindows trong thời gian qua 38
3.1. Những kết quả đạt được và lợi thế của công ty 38
3.1.1. Những kết quả đạt được 38
3.1.1.1. Doanh thu, thị phần của SmartWindows ngày càng tăng 38
3.1.1.2. Uy tín chất lượng sản phẩm SmartWindows 40
3.1.2. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows 40
3.2. Những tồn tại trong cạnh tranh và nguyên nhân 41
3.2.1. Những tồn tại trong cạnh tranh 41
3.2.1.1. Hạn chế về mẫu mã sản phẩm 41
3.2.1.2. Hạn chế trong hệ thống kênh phân phối 41
3.2.1.3. Hạn chế trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp 42
3.2.2. Nguyên nhân 42
3.3. Đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ công ty thông qua ma trận
IFE 43
II. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm
SmartWindows 44
1. Giải pháp phát huy lợi thế về quy mô và chi phí sản xuất 44
1.1. Cải thiện chính sách giá bán sản phẩm 44
1.2. Rút ngắn thời gian giao hàng 46
2. Nhóm giải pháp về sản phẩm 48
2.1. Đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm 48
2.2. Khác biệt hóa sản phẩm 49
2.2.1. Màu cửa phù hợp với màu sắc công trình 50
2.2.2. Gắn lớp phản quang, dạ quang vào sản phẩm 51
2.3. Nâng cao tính bảo vệ an toàn của sản phẩm 52
2.4. Các giải pháp về sản phẩm khác 54
3. Giải pháp về phân phối 54
3.1. Mở rộng hệ thống kênh phân phối 54
3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối 57
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp 58
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á . 5
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 9
Bảng 1.1 : Kết quả kinh doanh giai đoạn 2004 -2008 11
Bảng 1.2 : Thu nhập bình quân của Nhựa Đông Á 11
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm trong tổng doanh thu 2008 15
Sơ đồ 1.3 : Quy trình đùn thanh Profile 18
Sơ đồ 1.4 : Quy trình sản xuất cửa SmartWindows (Nguồn : Phòng kỹ thuật S.M.W) 21
Bảng 1.3 : Cơ cấu lao động sản xuất SmartWindows hết 2008 24
Bảng 1.4: Bảng Cân Đối Kế Toán Tóm Tắt 2008 25
Bảng 1.5 : Các Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản 25
Bảng 1.6 : Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 26
Bảng 1.7 : VLĐ thường xuyên 26
Bảng 1.8 : Vốn bằng tiền 26
Bảng 1.9 : Bảng giá cửa uPVC có lõi thép gia cường – SmartWindows 29
Bảng 1.10 : Báo giá cửa các hệ sản phẩm của eurowindow 30
Sơ đồ 1.5 - Mạng lưới phân phối của Công ty CPTĐ Nhựa Đông Á 34
Sơ đồ 1.6 : Quy trình tiếp nhận thông tin và bán hàng với SmartWindows 36
Biểu đồ 1.3 : Tăng trưởng doanh thu SmartWindows giai đoạn 2005-2008 39
Biểu đồ 1.4 : Thị phần của SmartWindows trên thị trường năm 2008 (Ước tính) 39
Sơ đồ 2.1 : Quy trình cải thiện chính sách giá bán sản phẩm 46
Bảng 2.1 : Đánh giá tiềm năng thị trường bằng phương pháp cho điểm 56

LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường . Ở đâu tồn tại nền kinh tế thị trường ở đó có sự cạnh tranh .Quy luật cạnh tranh sẽ sàng lọc đào thải những doanh nghiệp yếu kém và giúp các doanh nghiệp có tiềm lực vươn lên khẳng định mình , đạt tới thành công .Qua đó, cạnh tranh cũng giúp nền kinh tế phát triển mạnh, đem lại lợi ích cho khách hàng .
Ở Việt Nam kể từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt . Doanh nghiệp muốn tồn tại phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình hay nói cụ thể hơn là phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra .
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là tổng hợp các yếu tố thuộc về sản phẩm như chí phí sản xuất, giá cả , mẫu mã , chất lượng , mức độ khác biệt hóa sản phẩm, uy tín thương hiệu … giúp sản phẩm tạo ra duy trì và phát triển thị phần trên thị trường so với sản phẩm của các chủ thể khác .
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á , tui rất ấn tượng với sản phẩm cửa nhựa có lõi thép gia cường uPVC mang nhãn hiệu SmartWindows của Công ty. Cửa nhựa uPVC có thể nói là sản phẩm mới xuất hiện một số năm gần đây, tiềm năng phát triển của sản phẩm này tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm này là rất cao. Chính vì vậy tui quyết định chọn chuyên đề thực tập : “ Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á ”
Chuyên đề chia làm 2 phần :
I. Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows .
II. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm SmartWindows .
Với chuyên đề này tui hy vọng sẽ đánh giá được thực trạng khả năng cạnh tranh từ đó đưa ra được một số giải pháp hữu dụng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm SmartWindows trên thị trường .
I. Thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm SmartWindows
1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Công ty : Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Tên tiếng Anh: DONG A PLASTIC GROUP JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : Tập đoàn Đông Á.
Biểu tượng :
Giấy chứng nhận ĐKKD số : 0103014564 ngày 14/11/2006
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp
Người đại diện: Trần Thị Lê Hải Chức vụ : Tổng Giám đốc
Trụ sở Lô 1-CN5-Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi –Thanh Trì-Hà Nội Văn phòng Tầng 6-toà nhà DMC-535 Kim Mã-Hà Nội.
Điện thoại (84-4) 7352888 Fax (84-4) 7710789
Email [email protected]
Website http://
Vốn điều lệ 100.000.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh của Công ty :
Hiện tại, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á được phép hoạt động trong lĩnh vực :
- Sản xuất các sản phẩm, vật liệu phục vụ trong xây dựng và trang trí nội ngoại thất.
- Xây dựng các công trình dân dụng , công nghiệp ,giao thông, thuỷ lợi.
- Buôn bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng , công nghiệp, giao thông.
- Đại lý mua, bán , ký gửi hàng hoá.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng , trang thiết bị nội ngoại thất.
- Kinh doanh bất động sản, nhà ở.
- Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách.
- Kinh doanh phương tiện vận tải, thiết bị máy móc.
- Gia công cơ khí.
- Đầu tư xây dựng nhà ở.
- Kinh doanh nhà hàng , nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ du lịch sinh thái ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường ).
Các sản phẩm chính của Công ty :
- Hạt nhựa , cửa nhựa , cửa pano , cửa nhựa xếp , tấm ốp trần ....
- Thanh Profile , bạt Hi-flex , tấm PP Công nghiệp ....
- Cửa uPVC có lõi thép gia cường hiệu SmartWindows
• Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á tiền thân là công ty liên doanh với đối tác Đài Loan chuyên sản xuất sản phẩm nhựa mang thương hiệu Đông Á…. Sau khi mua toàn bộ phần vốn góp của đối tác nước ngoài, đã được chuyển thành Công Ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nhựa Đông Á.
2.4. Các giải pháp về sản phẩm khác
• Cải tiến liên tục : Việc đa dạng hóa mẫu mã và khác biệt hóa sản phẩm là công việc phải được làm thường xuyên liên tục đảm bảo cho sản phẩm của công ty luôn dẫn đầu về kiểu dáng mẫu mã và sự độc đáo trên thị trường.
• Các giải pháp về sản phẩm phải được thực hiện đồng bộ và kết hợp với nhau để tăng hiệu quả.
• Tăng cường lắng nghe thu thập ý kiến đóng góp cải tiến sản phẩm từ đội ngũ công nhân viên trong công ty, phản hồi của khách hàng để cải tiến sản phẩm. Việc lắng nghe phản hồi của khách hàng từ đó cải tiến sản phẩm là giải pháp rất quan trọng phải được đặc biệt chú ý và sẽ mang lại hiệu quả cao.
3. Giải pháp về phân phối
3.1. Mở rộng hệ thống kênh phân phối
Căn cứ thực hiện giải pháp
Hiện nay hệ thống phân phối của Công ty chủ yếu tập trung tại các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Nam như TP. Hồ Chí Minh. Tại nhiều tỉnh thành khác công ty chưa có hệ thống đại lý và Showroom, nhu cầu đối với sản phẩm cửa nhựa SmartWindows của công ty tại các tỉnh này cũng là rất lớn.
Hạn chế về hệ thống đại lý, Showroom tại các tỉnh này đang gây khó khăn trong việc khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm và đặt mua sản phẩm, cũng như khả năng cung ứng sản phẩm của công ty tới khách hàng.
Nếu để tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của SmartWindows tại các thị trường này và thị phần của công ty sẽ rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Cho nên giải pháp đầu tiên về phân phối là phải mở rộng hệ thống phân phối, tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối trên toàn quốc.
Nội dung giải pháp
Mở thêm các Showroom hay đại lý tại các tỉnh thành mà hiện Công ty chưa hình thành được mạng lưới phân phối.Việc mở rộng hệ thống kênh phân phối đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn và phải được nghiên cứu kỹ trước khi triển khai để đảo bảo hiệu quả hoạt động của các đại lý và Showroom khi đi vào hoạt động sau này. Để thực hiện cần trải qua các bước sau :
• Bước 1 : Nghiên cứu và đánh giá thị trường
• Bước 2 : Tiến hành mở rộng mạng lưới tiêu thụ
• Bước 3 : Đánh giá lại hiệu quả hoạt động của mạng lưới tiêu thụ mới mở rộng.
Bước 1 : Nghiên cứu và đánh giá thị trường
Tiến hành nghiên cứu, đánh giá về thị trường nhằm xác định có nên mở rộng mạng lưới tiêu thụ hay không, mở hệ Showroom hay đại lý. Để nghiên cứu đánh giá thì trường đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ và kết hợp nhiều phương pháp. Có thể sử dụng phương pháp đánh giá thị trường bằng phương pháp cho điểm.
Đánh giá thị trường bằng phương pháp cho điểm
Bước 1 : Xác định các chỉ tiêu đưa vào đánh giá. Bao gồm ba nhóm chỉ tiêu sau :
- Quy mô và mức tăng trưởng thị trường : Dân số, thu nhập bình quân GDP và tốc độ tăng GDP, số lượng quy mô các dự án xây dựng, nhu cầu về nhà ở …
- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường : Số lượng và tiểm lực của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, các đối thủ cạnh tranh có thể gia nhập, khả năng chiếm lĩnh thị trường của công ty, chi phí cố định và lưu kho…
- Mức độ phù hợp với mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp
Bước 2 : Xác định trọng số của từng chỉ tiêu (1 tới 100) sao cho tổng trọng số bằng 100. Trọng số phản ánh mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đối với việc đánh giá tiềm năng của thị trường. Trọng số càng cao thì mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu càng lớn và ngược lại.
Bước 3 : Xác định điểm đánh giá của từng chỉ tiêu (1 tới 10). Điểm đánh giá thể hiện mức độ thuận lợi của chỉ tiêu. Điểm đánh giá càng cao thì mức độ thuận lợi của chỉ tiêu càng cao.
Bước 4 : - Tính toán xác định điểm cân bằng
Điểm cân bằng = Trọng số x Điểm đánh giá
- Tính tổng điểm của mỗi thị trường.
Bước 5 : Đánh giá tiềm năng của thị trường dựa vào tổng điểm :
- Dưới 500 : Thị trường ít tiềm năng.
- 500 tới 700 : Thị trường có tiềm năng trung bình.
- Trên 700 : Thị trường có tiềm năng phát triển cao.
Sau đây là áp dụng phương cho điểm vào đánh giá tiềm năng tại 2 thị trường Hải Phòng và Nghệ An .
Bảng 2.1 : Đánh giá tiềm năng thị trường bằng phương pháp cho điểm

Chỉ tiêu
Trọng số Hải Phòng Nghệ An
Điểm đánh giá Điểm cân bằng Điểm đánh giá Điểm cân bằng
Diện tích 5 7 35 8 40
Dân số 8 6 48 8 64
Thu nhập bình quân GDP 10 8 80 7 70
Tốc độ tăng GDP và FDI 7 7 49 7 49
Cơ chế chính sách về đầu tư 6 5 30 5 30
Các dự án xây dựng 12 7 84 6 72
Nhu cầu về nhà ở 12 8 96 6 72
Số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện tại 8 6 48 8 64
Khả năng chiếm lĩnh thị phần của SmartWindows 12 7 84 8 96
Chi phí cố định và chi phí lưu kho 10 7 70 6 60
Mức độ phù hợp với mục tiêu và khả năng 10 8 80 7 70
Tổng 100
704
687

Kết luận : - Thị trường Hải Phòng có tiềm năng phát triển cao.
- Thị trường Nghệ An có tiềm năng trung bình.
Bước 2 : Tiến hành mở rộng mạng lưới tiêu thụ
Qua kết quả điều tra nghiên cứu thị trường các thị trường ra quyết định về thị trường sẽ mở mạng lưới tiêu thụ , và hình thức mở Showroom hay đại lý.
- Showroom : chi phí đầu tư sẽ lớn hơn do phải tìm kiến địa điểm , đầu tư xây dựng, tuyển chọn đào tạo nhân viên.
- Đại lý có chi phí nhỏ hơn.
Qua ví dụ điều trên có thể đưa ra quyết định mở Showroom tại Hải Phòng và mở đại lý tại Nghệ An.
Bước 3 : Đánh giá hiệu quả hoạt động của mạng lưới tiêu thụ mới mở rộng
Theo dõi doanh thu, lợi nhuận mà Showroom hay đại lý mang lại để đánh giá hiệu quả hoạt động. Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh duy trì hay mở rộng Showroom. Đóng cửa các Showroom không hoạt động hiệu quả. Tìm ra nguyên nhân thành công hay thất bại áp dụng vào các kế hoạch mở rộng mạng lưới tiêu thụ tiếp theo.
Ưu, nhược điểm của giải pháp
Ưu điểm : Mở rộng mạng lưới tiêu thụ phù hợp với kế hoạch thâm nhập thị trường của SmartWindows vào Miền Trung và Miền Nam. Cho nên giải pháp có tính thực tế cao.
Nhược điểm : Phương pháp đánh giá thị trường bằng phương pháp cho điểm mang nhiều cảm tính, tính chính xác không cao.
3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối
Căn cứ của giải pháp
Ngoài hạn chế về độ rộng, độ che phủ thị trường, hệ thống phân phối còn tồn tại một số hạn chế sau :
- Chức năng nghiên cứu thị trường và xúc tiến khuếch trương cho sản phẩm của kênh phân phối còn yếu.
- Xảy ra tình trạng xung đột tranh giành khách hàng giữa nhân viên kinh doanh của công ty và nhân viên kinh doanh của Showroom.
Bước 3 : Kiểm tra, giám sát và đánh giá lại hiệu quả phương án
Phân công bộ phận kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án. Đánh giá hiệu quả phương án thường xuyên để có kế hoạch điều chỉnh.
Ưu, nhược điểm của giải pháp.
Ưu điểm :
Điều tra phỏng vấn cũng là một hình thức giới thiệu công ty tới khách hàng. Thông qua điều tra phỏng vấn sẽ củng cố được khách cũ, thiết lập được mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng,và giới thiệu được sản phẩm tới những khách hàng mới. Có thể gắn kế hoạch điều tra với kế hoạch điều tra về thị trường của Công ty.
Nhược điểm :
Kinh phí điều tra là rất lớn và phải thực hiện trong thời gian dài. Trong khi các kế hoạch xúc tiến hỗn hợp phải được tiến hành liên tục. Hiệu quả của giải pháp là không cao nếu kết quả điều tra không chính xác.
Đề xuất với công ty
• Hiện nay các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của Công ty do phòng Marketing của tập đoàn đảm nhận. Với tập đoàn có quy mô lớn như Nhựa Đông Á nên thành lập phòng ban chuyên trách về quảng cáo, quan hệ công chúng để nâng cao hiệu quả.
• Một hình thức xúc tiến hỗn hợp rất hiệu quả hiện nay là thông qua tài trợ. Được rất nhiều công ty sử dụng do có thi phí thấp hơn so với quảng cáo trên truyền hình mà lại mang lại hiệu quả cao. Các hoạt động tài trợ như tài trợ cho các hoạt động có tính cộng đồng cao như các cuộc tuần hành đi bộ vì mục đích từ thiện dễ gây được thiện cảm và có chi phí rất thấp. Công ty nên xem xét cho các hoạt động tương tự như vậy diễn ra tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.


KẾT LUẬN

Với sự tham gia của ngày càng nhiều công ty, mức độ cạnh tranh của thị trường cửa uPVC có lõi thép gia cường ngày càng gay gắt. Theo quy luật cạnh tranh các doanh nghiệp có sức cạnh tranh yếu sẽ bị loại khỏi thị trường.
Với tình hình đó, muốn đạt được thành công, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, Công ty phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được tạo nên bởi tổng hợp các yếu tố như chất lượng, giá cả, sự đa dạng mẫu mã, uy tín thương hiệu, các yếu tố về phân phối bán hàng … giúp sản phẩm tạo ra và duy trì và phát triển thị phần so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Với đặc thù của mình SmartWindows có những lợi thế cạnh tranh đáng kể đó là lợi thế về quy mô sản xuất lớn và chi phí sản xuất thấp bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế về làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Tiếp tục phát huy các lợi thế và khắc phục những hạn chế thiếu xót đó là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hữu hiệu nhất.
Bằng việc áp dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, kết hợp với sự quyết tâm lỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể đội ngũ công nhân viên trong tập đoàn, ta có thể tin tưởng vào sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Tập đoàn Nhựa Đông Á nói chung và sản phẩm SmartWindows nói riêng trong thời gian tới. SmartWindows nhất định sẽ trở thành nhãn hiệu dẫn đầu trong ngành cửa uPVC có lõi thép gia cường Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trư Văn hóa, Xã hội 0
N Nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư cho Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty sứ Thanh Trì Luận văn Kinh tế 0
N Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tây Hồ trên thị trường xây lắp dân dụ Luận văn Kinh tế 0
O Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Vật liệu điện - Dụng cụ cơ khí Luận văn Kinh tế 2
N Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top