bumbe_nolo

New Member

Download miễn phí Khóa luận Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội





Môi trường phát triển doanh nghiệp: Một trong những hạn chế lớn của Hà Nội là vấn đề bản quyền phần mềm. Hà Nội là một trong những thành phố được xếp đứng đầu danh sách vi phạm bản quyền (BSA, 2008). Vị trí này tạo ra một hình ảnh rất không tốt cho công nghiệp phần mềm Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra còn có mốt số điều kiện môi trưòng không thuận lợi khác cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển công nghệ phần mềm theo hướng xuất khẩu như hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Hà Nội chưa chặt chẽ và tường minh; thiếu những tiêu chí cần thiết để phát triển thương mại điện tử như hệ thống thẻ tín dụng để mua bản quyên phần mềm và các dịch vụ khác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

êu chuẩn sản phẩm. Chính phủ tác động tới cạnh tranh và môi trường cạnh tranh bởi vai trò của nó như là người ban hành các quy định về thương mại chẳng hạn như chỉ ra cho các ngân hàng và đàm thoại với các công ty về cái gì họ có thể và không thể làm. Bằng cách tăng cường những yếu tố quyết định trong những ngành mà tại đó một quóc gia có lợi thế cạnh tranh, chính phủ cải tiến cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc gia. Mặt khác chính phủ có thể cải tiến hay làm yếu đi lợi thế cạnh tranh nhưng chính phủ không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Chính những chiến lược cạnh tranh này sẽ định hướng cho các hoạt động Marketing quốc tế của công ty. Nói cách khác việc xác lập chiến lược Marketing quốc tế hỗn hợp trên thị trường quốc tế của một công ty đòi hỏi phải tuân theo và thể hiện được các chiến lược cạnh tranh đã lựa chọn.
1.3: Đặc điểm một số thị trường nhập khẩu phần mềm của Việt Nam
1.3.1: ấn Độ
Trong vài năm trở lại đây ta có thể thấy ấn Độ đang tự khảng định mình và đã có những thành công nhất định, tuy nhiên bên cạnh đó, nó còn tồn tại những khó khăn mà ấn Độ phải đương đầu. Đầu tiên, ta cần nhìn nhận những con số mà ấn Độ đã đạt được từ năm 2005 - 2008. Tổng doanh số các sản phẩm phầm mềm ( cả dùng trong nước và xuất khẩu )đạt khoảng 3tỷ USD vào năm 2005. Thị trường phần mềm toàn cầu vào khoảng 400- 500tỷ USD. như vậy thị phần về phần mềm chiếm không quá 1%. Số máy tính trên đầu người là 1,5PC/ 1000 dân cũng quá thấp . Tuy nhiên trong những năm tới thì sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường phần mềm thế giới. Bởi vì hiện nay đang có chiến lược đầu tư khá rầm rộ cho ngành công nghệ cao này chủ yếu là sản xuất phần mềm dịch vụ để xuất khẩu chứ không phải ở dạng đóng gói. Vào năm 2008 thì đã chiếm khoảng 40% phần mềm xuất khẩu nhưng chủ yếu ở dạng sản phẩm dịch vụ , xuất khẩu ở dạng phần mềm đóng gói, các Công ty có khả năng làm nhưng trở ngại lớn nhất là khi đưa sản phẩm ra thị trường thế giới rất khó khăn. Các Công ty phần mềm ấn Độ không gần gũi với thị trường phần mềm đóng gói nước ngoài. Thị trường trong nước là hướng dẫn tồi cho các nhà phát triển phần mềm do nhiều nhu cầu khác nhau, bên cạnh đó ưu thế về chi phí gia công thấp đang giảm dần mặc dù sản xuất phần mềm không tốn nhiều chi phí nhưng tốn không ít để tiếp thị, quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng. Tờ Economics ( đưa ra con số của các Công ty phần mềm chi 40- 50% doanh số cho khâu tiếp thị và bán hàng của các Công ty phần mềm lớn như Microsoft lên tới hàng tỷ USD. Một điểm yếu nữa đó là các Công ty phần mềm của chưa có uy tín trên thị trường phần mềm đóng gói, chưa có một hãng tên tuổi nào của ấn Độ làm việc này, thì khó bán được lượng hàng lớn. Hơn nữa việc hỗ trợ khách hàng, bảo trì, cập nhật sản phẩm trên thị trường nước ngoài cũng tốn không ít tiền.
Bên cạnh đó kinh nghiệm trên thế giới đã chỉ ra rằng dù có thành công đi nữa thì cũng chỉ đạt từ 1- 5% mà thôi, điều này đòi hỏi đầu tư lớn điều mà
ấn Độ khó có thể làm được. Từ những nguyên nhân nêu trên, nhiều Công ty của ấn Độ đã bằng lòng gia công cho các Công ty nước ngoài với giá hạ, đồng thời với việc từng bước tìm ra thị trường phần mềm tạm gọi là đóng gói. Các sản phẩm này thường là đóng goí một nửa, như các sản phẩm mang tính tiếp thị hay làm cơ sở để phát triển tiếp. Hướng đi cho vấn đề này là liên kết với các Công ty nước ngoài. Hiện nay thị trường phần mềm xuất khẩu của ấn Độ đã được thực hiện ở trên 40 quốc gia, tuy nhiên thị trường lớn nhất thì chủ yếu tập trung vào Mỹ ( bảng 2). Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của ấn Độ cũng có thể do đây là thị trường phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, chiếm hơn 50 % tổng phần mềm bán ra trong năm 2008 .
1.3.2: Mỹ
Hoa Kỳ một cường quốc về kinh tế. Nền kinh tế Hoa Kỳ đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Họ lần lượt vượt qua các quốc gia phát triển khác và vươn lên trở thành quốc gia đứng đầu về kinh tế cũng như trong khoa học và kỹ thuật trên thế giới. Trong vài chục năm trở lại đây Hoa Kỳ bắt đầu là nước đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nước khởi sướng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ cao, ngành công nghệ phần mềm. Các Công ty sản xuất phần mềm của Mỹ chiếm vị trí độc quyền trong lĩnh vực này chi phối hầu như toàn bộ thị trường thế giới. Sự lớn mạnh của Công ty Microsof là một minh chứng họ còn có thủ phủ Siticol nổi tiếng tập trung những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sản xuất phần mềm. Công ty Microsof hầu như năm nào cũng cho ra đời những phiên bản mới, chiếm vị trí độc quyền trong thời kỳ quá dài. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần mềm đã đem lại cho nền kinh tế Mỹ sự lớn mạnh , duy trì vị trí về kinh tế trên thế giới đưa lại lợi nhuận khổng lồ, tạo ra nhiều việc làm và thúc dẩy các ngành khác phát triển. hiện nay ở Mỹ ngành công nghệ thông tin đã phát triển vượt bậc, xu thé tin học hoá đang diễn ra, hầu như mọi lĩnh vực đều được trang bị tin học, có khoảng 60% số người đang làm tin học,phần mềm chiém khoảng 50% trên thị trường thế giới.
Ngành công nghiệp phần mềm của Mỹ có được vị trí như vậy là do Mỹ đã biết đầu tư vào trí tuệ, vào phát triển ngành công nghệ cao dựa vào tri thức này từ rất sớm có vốn và khuyến khích được tài năng của con người họ đã lôi cuốn được khá nhiều chuyên gia có trình độ cao từ các nước có nền kinh tế đang phát triển sang làm việc. Chính phủ Mỹ cũng có những chính sách nhằm định hướng đúng đắn cho cácc công ty phần mềm và tạo diều kiện ưu đãi, thuận lợi cho những Công ty này để có thể phát triển mạnh mẽ. chính vì thế chỉ trong vài chục năm trở lại đây thì các Công ty phần mềm của Mỹ đã chiếm lĩnh được thị trường thế giới.
1.3.3: Trung Quốc
Trung Quốc cũng được xem là một quốc gia xây dựng khá thành công ngành công nghiệp này, ngay cả ấn Độ một quốc gia với nền công nghệ thông tin khá phát triển phải xem Trung Quốc như nơi học tập. Thị trường lớn ở Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới sau khi mở cửa thì đã thu hút đâù tư nước ngoài lớn nhất trong số các nước đang phát triển. Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 3000 công ty phần mềm, đã xuất hiện nhiều liên doanh phần mềm. Ngày 24/4/2000, Oracle Corp đã chính thức công bố việc thành lập liên doanh phát triển phần mềm của họ ở Trung Quốc đang bước vào giai đoạn cuối. Theo ông P.W.Pong Giám đốc công ty Oracle Trung Quốc, đầu tiên liên doanh này sẽ có 20 lập trình viên người Trung Quốc (4). Về mặt trình độ các lập trình viên Trung Quốc chẳng kém gì người ấn Độ. Bên cạnh oracle là IBM, cũng đang phối hợp với một đối tác trong nước là trường Đại học Qinghua ở Bắc Kinh để phát triển phần mềm. Theo những nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào những nước đang phát triển như Trung Quốc có lợi thế lớn về giá cả khi khai ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
X Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top