phamchi_dung

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ – Thực trạng và giải pháp phát triển





MỤC LỤC
 
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá. 2
1) Khái niệm xuất khẩu hàng hoá. 2
2) Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. 2
3) Các hình thức xuất khẩu. 4
Chương II: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 5
1) Thực trạng về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ. 5
2) Những khó khăn và tồn tại. 7
Chương III: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển xuất 10
khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
1) Những vấn đề đặt ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. 10
2) Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị 10
trường Mỹ.
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo và trích dẫn 14



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Trong xu thế thế toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới bước vào thế kỷ 21, thì việc chủ động tham gia hội nhập kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là vấn đề đang được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm.
Với chủ chương mà Đảng và Nhà nước đề ra là: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và chất lượng sức cạnh tranh” thì Việt Nam cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thực hiện những giải pháp mở rộng thị trường nước ngoài nhằm tăng cường xuất khẩu, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của cả nước.
Chính vì tầm quan trọng của xuất khẩu, đồng thời để nghiên cứu rõ hơn về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một thị trường đầy tiềm năng cho hàng xuất khẩu nước ta, nên em đã chọn đề tài: “ Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Mỹ – Thực trạng và giải pháp phát triển” làm đối tượng nghiên cứu của mình.
Nội dung tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về xuất khẩu hàng hoá.
Chương II: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Chương III: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Chương I
Khái quát trung về xuất khẩu hàng hoá
1) Khái niệm xuất khẩu hàng hoá.
Xuất khẩu hàng hoá là việc mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ của một nước này với một nước khác và dùng ngoại tệ hay các giấy tờ có giá khác làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là một hoạt động buôn bán thuộc phạm vi quốc tế, diễn ra trong nền kinh tế có thương mại quốc tế mở rộng và là hoạt động kinh doanh thương mại rất phức tạp gồm nhiều khâu khác nhau, vì vậy người kinh doanh xuất khẩu cần có kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ vững chắc.
2) Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế. Nhà nước ta đã chủ động thay đổi chiến lược kinh tế từ nhập khẩu sang hướng xuất khẩu, đây là con đường đúng đắn giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu có một số vai trò cơ bản sau:
2.1. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.
Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất quá nhu cầu nội địa. Nhưng nền kinh tế nước ta hiện nay còn chậm phát triển, sản xuất về cơ bản là chưa đủ cho tiêu dùng. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ kích thích sản xuất hàng hoá phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng hàng hoá.
2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì việc chuyển dịch cơ cầu kinh tế là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là điều tất yếu đối với nền kinh tế nước ta. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp cho Nhà nước ta chủ động chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
2.3. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi nước ta phải có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến mà nước ta chưc tạo ra được để phục vụ cho sản xuất. Để có nguồn vốn này thì nước ta cần huy động bằng nhiều hình thức khác nhau như: đầu tư nước ngoài, vay nợ hay viện trợ và ngoại tệ thu được từ các nguồn khác... trong đó nguồn thu từ xuất khẩu là nguồn thu quan trọng. Nếu nguồn thu từ xuất khẩu cao thì nhà nước sẽ giảm được nguồn vay nợ và chủ động hơn trong việc đầu tư phát triển kinh tế của đất nước.
2.4. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân.
Xuất khẩu càng nhiều thì việc sản xuất hàng hoá càng phải phát triển và cần có nhiều lao động cho sản xuất, do vậy nó sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với mức thu nhập không nhỏ sẽ giúp cải thiện đời sống của người lao động.
Mặt khác, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu các vật phẩm tiêu dùng mà nước ta chưa sản xuất được phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân hiện nay.
2.5. Xuất khẩu tạo điều kiện để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại, khi xuất khẩu phát triển nó cũng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá của nước ta với các nước bạn ngày càng thân thiết hơn và bình đẳng hơn trên thương trường quốc tế.
….
3) Các hình thức xuất khẩu.
Việc xuất khẩu hàng hoá thường được áp dụng các hình thức cơ bản sau:
3.1. Xuất khẩu trực tiếp (direct export).
Là hình thức xuất khẩu mà các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của mình trực tiếp cho người nhập khẩu mà không qua trung gian.
Hình thức xuất khẩu trực tiếp có thể có nhiều rủi ro trong kinh doanh song nó lại có ưu điểm là giảm bớt được chi phí trung gian và từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, cách này giúp cho các doanh nghiệp liên hệ được trực tiếp với khách hàng và thị trường nước ngoài, tạo mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài để từ đó có thể sản xuất và xuất khẩu hàng hoá theo đúng yêu cầu của khách hàng và phù hợp với thị trường.
3.2. Xuất khẩu gián tiếp (indirect export).
Là hình thức xuất khẩu mà người xuất khẩu thông qua trung gian thương mại để xuất khẩu hàng của mình cho người nhập khẩu. Trung gian thương mại có vai trò là người trung gian thay cho người xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá và qua đó thu được một số tiền nhất định.
cách xuất khẩu này có mức độ rủi ro thấp, không cần bỏ vốn vào kinh doanh mà có thể thu về một khoản lợi nhuận đáng kể, song người sản xuất không tiếp súc trực tiếp được với khách hàng và thị trường và phải phụ thuộc vào trung gian.
3.3. Tái xuất khẩu (reexport).
Là hình thức xuất khẩu hàng hoá mà trước đây đã nhập về và xuất khẩu cho người khác, không qua chế biến nhằm thu về một khoản ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Hình thức giao dịch này thường có sự hợp tác giữa ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất, nước nhập khẩu.
Chương II
Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ
1)Thực trạng về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường mỹ.
1.1. Về kim ngạch xuất khẩu.
Một số năm qua, thương ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top