sonntcimas

New Member

Download miễn phí Đề án Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam





Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước ra quyết định quy mô tổ chức, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp công ích.
Chuyển từ cơ chế cấp vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hay đấu thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước có chính sách ưu đãi
đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Thực hiện cơ chế quản lý doanh nghiệp, tiền lương và thu nhập trên cơ sở khối lượng, chất lương sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước giao hay đặt hàng. Doanh nghiệp công ích cũng phải thực hiện hạch toán.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

khi thực hiẹn chuyên đổi sở hữu hơn 700 doanh nghiệp và bộ phận DNNN chưa được xử lý triệt để đang giao cho các công ty cổ phần giữ hộ. Tình trạng trên khiến cho một khối lượng không nhỏ của cải vật chất của xã hội không được khai thác, sử dụng là nguy cơ tiềm ẩn cho nền kinh tế.
+ Cuối cùng là vấn đề lao động dôi dư trong sắp xếp DNNN. Theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước có khoảng 100.000 lao động dôi dư từ quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN, nhưng không thể bố trí được việc làm, cũng như vẫn chưa được hưởng theo chế độ quy định hiện hành. Hiện nay số lao động trong các DNNN là 1,7 triệu người xấp xỉ bằng con số của năm 1991 (trong khi số lượng DNNN đã giảm hơn một nửa). Theo lộ trình sắp xếp DNNN từ nay đến năm 2003, số lao động bố trí được việc làm là khoảng 150.000 người. Đó là chưa kể số lao động dư thừa còn khoảng 200.000 ở các doanh nghiệp vẫn giữ 100% vốn Nhà nước. Đây là một gánh nặng cho sự phát triển cả trong hiện tại lẫn tương lai.
III. Nguyên nhân.
Để phân tích nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của DNNN hiện nay chúng ta phải nhìn nhận toàn diện. Về đại thể có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân:
1. Nguyên nhân khách quan - Sự kìm hãm của những di sản lịch sử.
Các DNNN của nước ta hiện nay, trừ phần nhỏ được thành lập mới trong giai đoạn cải cách, đa phần là doanh nghiệp cũ dế thừa từ thời bao cấp với các đặc trưng như công nghệ kỹ thuật lạc hậu không có nguồn thay thế. Theo thống kê của bộ công nghiệp thì thiết bị của DNNN hiện nay có 26% của Liên Xô (cũ), 24% của các nước Đông Âu, 20% của các nước ASEAN và Bắc Âu, trên 18% là của các nước khác, còn trong nước chỉ chế tạo chưa đến 12%; nguồn vốn khấu hao để tái sản xuất giản đơn cũng chưa đủ do chế độ trích nộp khấu hao vào ngân sách Nhà nước những năm trước; lao động vừa thiếu ( thiếu lao động lành nghề) vừa thừa ( lao động không đáp ứng yêu cầu của công việc) song chưa có cơ chế giải quyết; cơ cấu DNNN không hợp lý, không có khả năng tự đổi mới công nghệ cũng như ngành nghề v.v. Gánh nặng lịch sử đó không phải chúng ta có thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Để thoát ra khỏi tình thế quẫn bách đó, chúng ta cũng không thể dùng giải pháp phá đi làm lại bởi năng lực sản xuất của đất nước và đời sống của nhiều con người trong cậy vào đây. Chúng ta chỉ có thể gỡ rối dần dần, vừa cải tổ vừa giữ ổn định kinh tế và xã hội. Chính vì thế hiệu quả của hệ thống DNNN chưa thể cải thiện nhanh.
2. Những nguyên nhân chủ quan bao gồm :
- Về mặt quan điểm nhận thức, chưa có sự thống nhất trong nhận thức về những chủ trương đường lối của Đảng dẫn đến khi thực hiện hiệu quả còn thấp, đặc biệt là tình trạng trên thông nhưng dưới không thông. Nhiều vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau đang gây tranh cãi.
- Liên quan đến mức độ chưa hoàn thiện của cơ chế quản lý DNNN. Những cải tổ cơ chế quản lý DNNN từ năm 1981 đến nay có thể coi là một bước cách mạng trong mô hình tổ chức kinh tế-xã hội của nền kinh tế. Chúng ta đã cơ bản chuyển được các DNNN từ chỗ là một phân xưởng trong xí nghiệp kinh tế quốc dân sang vai trò một pháp nhân có quyền tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá độc lập. Tuy nhiên cơ chế quản lý mới còn vướng ở mốt số điểm như cơ chế thực thi sở hữu Nhà nước vẫn tỏ ra chưa hiệu quả do vẫn tồn tại các mảnh của chế độ chủ quản hành chính trước kia( như duyệt dự án đầu tư mới , bổ nhiệm cán bộ chủ chốt, kiểm tra theo chức năng của cơ quan chủ quản v.v.) đồng thời lại buộc phải thừa nhần quyền tư chủ khá rộng rãi của doanh ghiệp, do đó dẫn đến doanh nghiệp vừa làm vừa lo, còn cơ quan quản lý Nhà nước vẫn thích can thiệp trực tiếp quá nhiều vào công việc của doang nghiệp mà không phải chịu trách nhiệm. Ví dụ điển hình cho tình trạng này là vụ việc của Công ty dệt Nam Định. Một phần hoạt động sai nguyên tắc tài chính của dệt Nam Định là đầu tư vào 26 dự án không hiệu quả. Song cả 26 dự án náy đều được Bộ Công nghiệp ký duyệt; các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng kiểm tra thanh tra vừa phân tán, vừa chồng chéo (do các văn bản pháp quy mới cũ mâu thuẫn với nhau song không được sàn lọc) nhưng đồng thời lại không có một cơ quan Nhà nước nào chịu trách nhiệm cho sự còn mất của tài sản Nhà nước , cuối cùng phó mặc cho doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn. Song chúng ta quên rằng trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp, dù là DNNN đi chăng nữa, đều thay mặt cho một lợi ích độc lập , đó là lợi ích doanh nghiệp. Nếu Nhà nước không kiểm soát tốt (mà điều này khó làm được nếu không có những tiêu chuẩn tốt về kế toán, thống kê, kiểm toán) thì doanh nghiệp sẵn sàng biến lợi nhuận thành chi phí hợp pháp dưới dạng lương thưởng cho cán bộ và công nhân. Ngoài ra còn có những khó khăn trong việc phân định thua lỗ do rủi ro hay do sự thiếu trách nhiệm của những người liên quan. Chính vì thế có thể thấy tình trạng tài chính không rõ ràng và cực kỳ bê bối của DNNN hiện nay thể hiện qua nợ khó đòi trở thành phổ biến, doanh nghiệp không thể phá sản vì chủ nợ không đệ đơn v.v. là hậu quả của chính tình trạng thể chế hoá sở hữu Nhà nước chưa tìm được hình thức hợp lý.
- Liên quan đến những thách thức chung của nền kinh tế nước ta. Tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là kém hiêu quả và sức cạnh tranh thấp . Tại sao? Bởi vì tiềm năng tư đổi nới công nghệ của nước ta rất thấp. Phần GDP giành cho nghiên cứu rất ít và lại chủ yếu chi dùng cho những lĩnh vực lý thuyết, ít tính ứng dụng. Chiến lược chuyển giao công nghệ chưa được nhận thức đúng để vạch ra và thực hiện một cách kiên quyết. Dẫn đến chiến lược đầu tư thể hiện khá nhiều sai lầm (như xi măng lò đứng, nhà máy sản xuất đường, sản xuất gạch tuy nen v.v) Nền kinh tế chưa hình thành, các ngành mũi nhọn đủ sức nâng các doanh nghiệp nói riêng, và kinh tế nói chung rời bệ phóng để cất cánh. Ngoài ra các giám đốc DNNN.cũng như mọi người dân Việt Nam khác còn rất bỡ ngỡ với cung cách làm ăn thị trường, cạnh tranh khốc liết do vậy nhiều khi còn bị lường gạt, Ngoài ra tệ nạm tham ô, tham nhũng có xu hướng tăng trong nền kinh tế cũng là những căn nguyên làm giảm thiệu quả DNNN.
- Ngoài ra còn một nhóm các nguyên nhân cũng ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình cải cách doanh nghiệp. Thứ nhất, chưa có người chủ thực sự tư liệu sản xuất. Chính phủ ở xa, giám đốc trên danh nghĩa được nhà nước bổ nhiệm thay mặt Chính phủ để điều hành quản lý sản xuất kinh doanh song chưa thực sự là ông chủ, còn công nhân thực chất vẫn không phải là chủ. Thực chất không có ai chăm lo bảo tồn và phát triển nguồn vốn không có ai chịu trách nhiệm khi mất mát thua lỗ. Hai là, Nhà nước ít vốn song đầu tư còn dàn trải, chủ yếu đủ để giữ cho các doanh nghiệp tồn tại chứ không đủ sức cạnh tranh và phát triển trong thị trường sôi động. Ba là, tình trạng phân phối trong các doanh nghiệp không phù hợp với ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top