cobemuadong_ap

New Member

Download miễn phí Đề án Phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI





MỤC LỤC
Mở đầu 1
Phần I: Lý luận chung về xuất khẩu và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 4
I. Vai trò xuất khẩu đối với nền kinh tế. 4
1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu. 4
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. 5
II. Xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI. 8
1. Doanh nghiệp FDI. 8
2. Mục đích thu hút FDI. 10
3. Vị trí xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI: 13
4. Nhân tố đẩy mạnh xuất khẩu. 13
5. Khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI. 16
Phần II: Thực trạng thực hiện xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua 18
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua. 18
1. Xuất khẩu thời kỳ 1991-2000. 18
2. Những biện pháp được Nhà nước thực hiện nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu. 20
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu trong doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. 21
1. Những thành công đã đạt được. 21
2. Những biện pháp được doanh nghiệp FDI thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu. 26
3. Một số hạn chế, nguyên nhân trong việc tiến hành xuất khẩu. 28
Phần III: Một số giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới 31
I. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 31
1. Quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế đối ngoại. 31
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài. 32
3. Hoàn thiện hệ thống chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư. 33
4. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế về xuất khẩu 34
5. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất, có hiệu lực. 35
6. Ưu tiên FDI phục vụ cho xuất khẩu. 36
7. Cải tiến thủ tục hành chính. 37
8. Xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin hỗ trợ xuất khẩu. 37
9. Công tác đào tạo cán bộ. 37
II. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp FDI. 38
1. Cũng cố và phát huy tiềm năng của doanh nghiệp. 38
2. Chủ động tìm kiếm thị trường, bạn hàng. 39
3. Đa dạng hoá loại hình kinh doanh – mặt hàng kinh doanh. 39
4. Việt Nam vốn là nước có thiên nhiên ưu đãi: 40
5. Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường bên ngoài: 40
Kết luận 41
Danh mục tài liệu tham khảo 42
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng mạnh mẽ tới nhu cầu thị trường làm nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng, nó có tính chất quyết định đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động hết sức phức tạp vì hoạt động xuất khẩu chịu sự tác động của nền văn hoá xã hội của nhiều quốc gia có quan hệ ngoại giao.
* Yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển Công ty, đồng thời gián sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra. Ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu khi đưa ra chiến lược kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ loại trừ sự bất hợp lý cùng các nhiễm trong sự truyền tải thông tin từ ban lãnh đạo đến các thành viên trong doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức này cũng có thể sửa đổi bổ xung lượng thông tin kịp thời, chính xác đúng vị trí một cách nhanh chóng. Đồng thời cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong kinh doanh bởi cách tổ chức theo từng loại cơ cấu như: Trực tuyến, chức năng, trực tuyến tham mưu … cơ cấu tổ chức phải tìm được cách tổ chức hợp lý sao cho phát huy được hết sức mạnh của từng ban ngành, bộ phận, tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Nguồn lực của đầu tư: hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành tốt khi đã có sự nghiên cứu thị trường. Do đó vấn đề ở đây là phải có được đội ngũ cán bộ kinh doanh có chuyên môn trong lĩnh vực này, có kiến thức về thị trường quốc tế cũng như cách giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu.
Ngoài ra, một doanh nghiệp hoạt động được tốt thì cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất hoàn chỉnh như văn phòng, nhà xưởng, trang thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
* Yếu tố về sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, mỗi sản phẩm được sản xuất ra để xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nhà sản xuất cần biết thị trường cần gì, trên cơ sở đó sản xuất kịp thời để phục vụ. Doanh nghiệp phải thực hiện theo phương châm sản xuất cái gì mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái gì mà nhà sản xuất có. Có như vậy thì hàng hoá của doanh nghiệp mới có thể thu hút được khách hàng.
* Yếu tố đồng tiền thanh toán: Phương tiện thanh toán luôn gắn liền với hoạt động xuất khẩu. Ngoại tệ mạnh là phương tiện thanh toán chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Nếu dồng ngoại tệ biến động thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia. Một hay một số các bên tham gia sẽ bị thiệt cũng như lợi tuỳ theo đồng tiền giao dịch mất giá hay được gia so với đồng tiền của mình. Đồng tiền giao dịch cần được ổn định để cho các bên tham gia cùng có lợi.
5. Khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI.
Luật đầu tư nước ngoài đã được thực thi 13 năm đến nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ, với nhiều tập đoàn kinh tế – tài chính lớn đầu tư vào nước ta. Có thể khẳng định rằng chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài là đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế quốc gia, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Về phương diện xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI chủ động đầu ra, trường vốn, công nghệ cao, mô hình quản lý tiên tiến, gọn nhẹ, có hiệu quả đã đóng góp ngày càng nhiều vào xuất khẩu toàn quốc cả về trị số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 1995 là 440 triệu USD bằng 8% kim ngạch cả nước, đến năm 2000 hai chỉ số tương ứng là 3,3 tỷ USD và 22% 6 tháng đầu năm 2001 kim ngạch vượt xuất khẩu của FDI cả năm 1997 (các số liệu trên không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh Dầu Khí Việt – Xô).
Do cơ chế chính sách đã luôn được cải tiến luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 cùng với các văn bản kèm theo liên tục được sửa đổi, bổ xung theo hướng thông thoáng hơn qua các năm 1990, 92,96 và gần đây, trên nền tảng luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) tháng 6/2001. Nghị định 24 của Chính phủ và thông tư 22 của bộ thương mại đã mở rộng khung hoạt động xuất khẩu củacc doanh nghiệp FDI như: bãi bỏ việc duy kế hoạch xuất khẩu, được mua hàng hoá để xuất khẩu, các doanh nghiệp chế xuất được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu tại chỗ… và các doanh nghiệp FDI từng bước được hưởng các lợi ích tương ứng các doanh nghiệp Việt Nam như được xét thưởng về thành tích xuất khẩu. Do đó tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, xuất khẩu ngày một gia tăng.
Việc cải cách các thủ tục hành chỉnh đã được bước tiến quan trọng bằng việc Bộ thương mại uỷ quyền các sở thương mại và các ban quản lý các khu công nghiệp địa phương, giải quyết một số chức trách về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. Và các cơ quan đó tiếp nhận suôn sẻ, gần như không xảy ra ách tắc trong thời điểm chuyển giao trách nhiệm đã kích thích các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp, thúc đẩy cán cân xuất nhập khẩu.
Với nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành công nghiệp nói cung và đặc biệt là dệt may, da giày, điện tử tăng nhanh về sản xuất và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 3 năm mặt hàng này thường chiếm từ 1 đến 2/3 tổng kim ngạch của các doanh nghiệp FDI và góp phần đưa ba mặt hàng đó thành những mủi nhọn trên mặt trận xuất khẩu nói chung. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động trong nước, tận dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ.
Như vậy, khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI là rất lớn. Trong những năm qua xuất khẩu ở các doanh nghiệp này đã đạt được những thành tựu đáng kể và tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu trong những năm tiếp theo.
Phần II: Thực trạng thực hiện xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thời gian qua
I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
1. Xuất khẩu thời kỳ 1991-2000.
Trong những năm qua, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thường đạt tốc độ tăng cao (trừ hai năm 1991và 1998 )
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu thời kỳ 1991-2000
Năm
Kim ngạch (triệu USD)
Tốc độ tăng (%)
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2.087
2.580
2.985
4.054
5.448
7.255
9.185
9.361
11.523
15.308
-13,2
23,7
15,7
35,8
34,4
33,2
26,6
1,9
23,1
23,9
Nguồn: Niên giám thống kê 1998 và Báo cáo của bộ thương mại.
Tính chung thời kỳ 1991-1999, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20,4%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (đạt khoảng 7,5%). Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người tăng nhanh, năm 1991 mới đạt 30 USD, năm 1995 đạt 73USD, năm 1997 là 119 USD, năm 1999 là 150 USD và đến năm 2000 con số này đã tăng lên 148 USD, vượt qua ngưỡng một nước có nền ngoại thương kém phát triển (170 USD). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực phù hợp theo sự chuyển dịch cơ cấu ki...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Phân tích tỷ giá dựa vào Mô hình ARIMA và mô hình GARCH Kiến trúc, xây dựng 0
F [Free] Đề án Phân tích các giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Phân tích và dự báo sự biến động của giá gạo xuất khẩu Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đề án Kĩ thuật phân tích và phương pháp hình thức hoá trong công nghệ phần mềm Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Chế độ tài chính và phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cơ khí Z-179 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Phân tích, thiết kế chương trình phần mềm quản lý vay trả ngân hàng bằng tiền mặt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top