boo_xig

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Công ty dệt may Đông Á - DAGATEX với những bước tiến vào thị trường Mỹ





MỤC LỤC:
Trang
Mục lục .1
Lời nói đầu .2
I. Giới thiệu luật thương mại Mỹ .3
1. Thuế quan .3
2. Bồi thường thương mại .5
II. Công ty dệt may Đông Á - DAGATEX với những bước tiến vào thị
trường Mỹ .9
1. Những khó khăn của công ty khi tiếp cận thị trường Mỹ .9
2. Những giải pháp chiến lược .10
3. Đánh giá .11
Kết luận .12
Tài liệu tham khảo .13
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Mục lục:
Trang
Mục lục………………………………………………………………………..1
Lời nói đầu…………………………………………………………………….2
I. Giới thiệu luật thương mại Mỹ……………………………………………...3
1. Thuế quan…………………………………………………………………..3
2. Bồi thường thương mại……………………………………………………..5
II. Công ty dệt may Đông á - DAGATEX với những bước tiến vào thị
trường Mỹ……………………………………………………………………..9
1. Những khó khăn của công ty khi tiếp cận thị trường Mỹ…………………..9
2. Những giải pháp chiến lược……………………………………………….10
3. Đánh giá…………………………………………………………………..11
Kết luận……………………………………………………………………...12
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………...13
Lời nói đầu
Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và tiềm năng phát triển cao bởi đặc thù của ngành này là sử dụng nhiều lao động, công nghệ tương đối dễ tiếp cận, quy mô thị trường tiêu thụ lớn…Do vậy, trong định hướng phát triển kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đưa dệt may trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra thị trường khu vực và quốc tế.
Trong những năm qua, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh song những khó khăn, thách thức vẫn còn rất nhiều. Do vậy, để đạt được và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 3 tỷ USD và 2010 là 4 tỷ USD đòi hỏi ngành phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục 14%/ năm. Đây là mức tăng trưởng không phải quá cao, nhưng muốn đạt được và vượt mục tiêu này thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là một trong những yếu tố quyết định.
Tuy nhiên, muốn tiếp cận thị trường Mỹ thật không đơn giản. ở cuộc chơi này, nếu không am hiểu hàng rào luật pháp xứ “cờ hoa”, việc bị “thổi còi phạt đền” được dự báo là chuyện dễ xảy ra.
I. Giới thiệu luật thương mại Mỹ:
Luật quản lý hoạt động thương mại của Mỹ rất toàn diện và chi tiết, bao gồm nhiều đạo luật và những quy định quan trọng liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngăn chặn những hoạt động thương mại gian lận, quản lý các hoạt động kinh tế khác nhằm phục vụ lợi ích của Mỹ. Dưới đây xin giới thiệu sơ lược những nét chính của luật thương mại Mỹ.
1. Thuế quan:
Hệ thống thuế quan của Mỹ (gọi tắt là HTS) hiện không chỉ được thi hành ở Mỹ mà hầu hết các quốc gia thương mại lớn của thế giới đang áp dụng.
Nhiều loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ trên giá trị hàng hoá, tức là mức thuế được xác định căn cứ theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập khẩu. Mức thuế suất biến động từ 1- 40%, trong đó mức thông thường trong khoảng từ 2- 7% giá trị hàng nhập khẩu. Một số hàng nhập khẩu phải chịu thuế theo số lượng - đó là loại thuế kết hợp cả mức thuế tỷ lệ trên giá trị và mức thuế theo số lượng. Có những hàng hoá phải chịu thuế định ngạch, đó là loại thuế suất cao hơn được áp dụng đối với hàng nhập khẩu sau khi một lượng hàng hoá cụ thể thuộc loại đó đã được nhập khẩu vào Mỹ trong cùng năm đó.
Hầu hết các đối tác thương mại của Mỹ được hưởng Quy chế đối xử thương mại bình thường (NTR). Hàng hoá của các nước thuộc diện có NTR khi xuất khẩu vào Mỹ chỉ phải chịu thuế suất thấp hơn nhiều so với hàng của các nước không có NTR của Mỹ. Khi có sự điều chỉnh, giảm hay huỷ bỏ một loại thuế quan nào đó thì sự thay đổi đó sẽ được áp dụng bình đẳng đối với tất cả các nước dược hưởng NTR của Mỹ. Hiện nay, các nước tham gia WTO đều được hưởng NTR của Mỹ, một số nước khác chưa tham gia WTO nhưng cũng được hưởng NTR của Mỹ. Các nước đang được hưởng NTR của Mỹ phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản là: đã ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ; phải tuân thủ các điều kiện Jackson Vanik trong luật thương mại năm 1947 của Mỹ. Một số nước đang được hưởng NTR của Mỹ nhưng phải được tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội thông qua việc gia hạn từng năm quyền được hưởng này.
Có một số đạo luật dành đối xử ưu đãi thuế quan cho một số sản phẩm của các nước đang phát triển một cách đơn phương đó là:
Chế độ thuế quan phổ cập (GSP): đây là một chương trình miễn thuế quan trong khoảng 4450 mặt hàng mà Mỹ đang nhập khẩu từ 150 nước và vùng lãnh thổ đang phát triển trong phạm vi toàn thế giới. Chương trình GSP quy định việc đánh giá hàng năm đối với những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan. Một số hạn chế sẽ được áp dụng đối với việc miễn thuế cho một số sản phẩm nhất định nếu kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng đó vượt hạn mức mà Mỹ đã ấn định. Một số hạn chế khác cũng sẽ được áp dụng khi quốc gia nào đó duy trì hàng rào đối với hàng xuất khẩu của Mỹ vào nước đó, từ chối bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không tuân thủ các quyền công dân đã được quốc tế công nhận.
Chương trình ưu đãi thương mại (TPA): dành ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm mà Mỹ nhập khẩu từ các nước Bolivia, Ecuado, Peru và Colombia. Những ưu đãi này cũng được dành cho các quốc gia mà Mỹ đã ký Hiệp định thương mại khu vực như Khu mậu dịch tự do NAFTA, Khu mậu dịch tự do Mỹ – Ixraen.
Chương trình ưu đãi vùng lòng chảo Caribe (CBI): dành việc miễn hay giảm thuế qua đối với hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ từ 24 nước ở Trung Mỹ và Caribe.
Chương trình ưu đãi thuế quan đặc biệt: dành ưu đãi thuế quan đặc biệt cho những hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được sản xuất từ những bộ phận chế tạo tại Mỹ. Theo đó, thuế chỉ đánh vào phần giá trị gia tăng ở nước ngoài nơi sản phẩm đó được sản xuất hoàn chỉnh, bộ phận của sản phẩm được chế tạo tại Mỹ không phải chịu thuế. Chương trình này được gọi là “ Hợp đồng phân chia sản phẩm” được Mỹ áp dụng rộng rãi đối với nhiều nước trên thế giới.
2. Bồi thường thương mại:
Bao gồm một số đạo luật quy định về những trường hợp bồi thường cụ thể khi hàng hoá của nước ngoài dược hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hay hàng xuất khẩu của Mỹ bị phân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài.
Đối với hàng nhập khẩu, có hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ ngành sản xuất mỹ chống lại hàng nhập khẩu không công bằng là: luật thuế bù giá và luật thuế chống phá giá, trong đó quy định phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là được buôn bán không công bằng.
Luật thuế bù giá (CVD): quy định một khoản bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam chuỗi cung ứng công ty Việt Tiến Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
C Em nhờ ad tải hộ em giúp tài liệu Nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại công ty cổ phần dệt 10/10 năm 2018 Sinh viên chia sẻ 1
D Nghiên cứu và xây dựng khung năng lực nhân viên phòng nhân sự tại Công ty Cổ Phần Dệt – May Huế Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần dệt may huế Luận văn Kinh tế 0
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
H Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty TNHH Dệt May Hoàng Dương Luận văn Kinh tế 0
H Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần may Thăng long - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích tình hình tiêu thụ và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty dệt may H Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý chất lượng sản phẩm ở công ty dệt - May Hà Nội Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top