Boyd

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam





Các doanh nghiệp cần tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm. Trong khi năng lực thiết kế còn chưa đáp ứng yêu cầu, có thể nghiên cứu phương án đặt hàng hay mua thiết kế độc quyền. Vấn đề thuê, mua thương hiệu cũng cần được các doanh nghiệp cân nhắc và phải tính tới yếu tố ràng buộc thị trường khi ký hợp đồng kiểu này. Ngoài ra các doanh nghiệp lớn có thể xem xét việc thuê chuyên gia truyền thống tiếp thị nước ngoài. Đồng thời, phải xác định thị trường mục tiêu cho từng thương hiệu, tiến hành các thủ tục đăng ký cho thương hiệu tại thị trường mục tiêu, phát triển mạng lưới phân phối tại các thị trường đó. Tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là hội chợ chuyên ngành dệt may, các hoạt động trình diễn mẫu thời trang trong và ngoài nước, tổ chức giới thiệu hàng dệt may Việt Nam, nhất là ở các thị trường mục tiêu.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

huy động vốn nhanh và dễ dàng hơn, Nhà nước phải hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, đầu tư vào các công trình xử lý nước thải. Quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới, đào tạo và nghiên cứu, xây dựng các viện, các trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may. Đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực sợi, dệt, in, nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may cần được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó: 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, 50% còn lại vay theo quy định của quỹ hỗ trợ.
Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp may mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động.
Xây dựng các chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Việc xuất khẩu vào thị trường phi hạn ngạch, xuất khẩu các mặt hàng không hạn ngạch sang các thị trường có hạn ngạch, xuất khẩu hàng sử dụng vải nguyên phụ liệu sản xuất trong nước…cần được hết sức chú ý và có chính sách hỗ trợ riêng biệt(Ngoài chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước cho hàng xuất khẩu như hỗ trợ lãi suất, thưởng theo kim ngạch)…Cụ thể là xuất khẩu sang các thị trường phi hạn ngạch, xuất khẩu mặt hàng không hạn ngạch sang thị trường có hạn ngạch, mặt hàng mới, thị trường mới, tăng trưởng cao được hưởng chính sách hỗ trợ xuất khẩu theo quy định hiện hành (thưởng xuất khẩu, thưởng theo kim ngạch xuất khẩu). Ưu tiên hạn ngạch cho các mặt hàng xuất khẩu mà sản phẩm được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, hợp đồng ký trực tiếp với EU, Hoa Kỳ, xuất khẩu sản phẩm không hạn ngạch sang thị trường Hoa Kỳ.
Nhà nước phải tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán để được tăng hạn ngạch hay xoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch đối với Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện khuyến khích tối đa các doanh nghiệp của EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam.
Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng hình ảnh hàng dệt may Việt Nam, quảng cáo thương hiệu trên thị trường thế giới thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm và đặc biệt là thông qua trang Web của thương vụ Việt Nam tại các nước là hết sức quan trọng. Nhà nước cần có chính sách thích hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ Việt kiều tại các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may, thiết lập các kênh phân phối, điều tra, nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm rộng rãi trong công chúng. Việt kiều sẽ là cầu nối tuyệt vời đưa sản phẩm may mặc Việt Nam vào các hội chợ triển lãm, các trung tâm thương mại trên thế giới.
Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức, hoạt động và quản lý theo hội, và Nhà nước nên có quy định, chính sách rõ ràng cho các hội này. Hội được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên hoạt động thường xuyên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho hội. Khuyến khích các doanh nghiệp dệt may nhỏ và yếu kém sát nhập lại nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh, duy trì được hoạt động của mình, đảm bảo công việc cho người lao động, thu lợi nhiều hơn.
1.2. Đảm bảo chính sách thuế thích hợp
Mục đích chính sách thuế của Nhà nước là quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả của các hoạt động xuất khẩu, góp phần phát triển và bảo vệ sản xuất, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Nhà nước cần xác định căn cứ tính thuế sao cho phù hợp, tuỳ từng trường hợp vào số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu. Giá tính thuế phải dựa trên cơ sở rõ ràng, đối với hàng xuất khẩu dệt may là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
Chính phủ cần có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm thuế cho hợp lý, cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền thuế xuất khẩu, phải có bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền đã chiếm dụng, tham ô, tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp các doanh nghiệp dệt may không đồng ý với số thuế đã được thông báo chính thức thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thu thuế trung ương để giải quyết, nếu vẫn không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ tài chính, quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính là quyết định cuối cùng.
1.3 Chính sách về tỷ giá và lãi suất cho vay.
Chính sách có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may ra thị trường thế giới sẽ thu về ngoại tệ. Nếu tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động, thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp khó có thể ra được quyết định nhanh chóng và kịp thời do vậy buộc Nhà nước phải có chính sách cho phù hợp đảm bảo tính ổn định tương đối cho tỷ giá. Cần thông tin cho các doanh nghiệp thường xuyên để theo dõi và có phản ứng chính xác. Nghiên cứu thị trường dự báo xu hướng tỷ giá trong tương lai để có thể chủ động thay đổi chính sách sao cho phù hợp, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động.
Về lãi suất cho vay, Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng để có chính sách về lãi suất cho vay phù hợp. Như giảm lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lượng xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường thế giới. Tăng lượng vốn cho vay đối với các doanh nghiệp dệt may. Khi có sự thay đổi về lãi suất cần có sự thông báo rõ ràng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đơn giản hoá các thủ tục, giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp. Nghiên cứu kỹ tình hình, điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện kinh doanh để đặt ra một mức lãi suất cho phù hợp…
Với những chính sách về tỷ giá và lãi suất thích hợp, ngành dệt may Việt Nam sẽ có những bước đi vững chắc hơn trên con đường hội nhập kinh tế thế giới.
2. Tạo môi trường chính trị, xã hội và pháp lý thuận lợi
Trong bất kỳ một xã hội nào, môi trường chính trị ổn định, các thiết chế chính trị và pháp luật vững chắc đóng vai trò là những điều kiện tiên quyết quan trọng đối với sự phát triển kinh tế vói chung và ngành dệt may nói riêng. Chúng ta cần tiếp tục đổi mới hơn nữa về chính trị - xã hội, văn hoá, tư tưởng cải cách nền hành chính quốc gia. Cần có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tăng cường vai trò c
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top