Download miễn phí Bài giảng Kế toán nghiệp vụ ngân hàng nhà nước





a. Hạch toán chuyển quyền sở hữu tín phiếu KBNN:
Căn cứ thông báo kết quả trúng thầu của NHNN, vào ngày thanh toán với TCTD trúng thầu, Sở Giao dịch hay Chi nhánh NHNN được chỉ định làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tín phiếu Kho bạc của TCTD bán đã đăng ký, lưu giữ trước đây và ghi:
Xuất TK 999 - Các chứng từ có giá khác đang bảo quản (tiểu khoản đã mở khi TCTD đăng ký, lưu giữ tín phiếu KBNN)
Nếu mua tín phiếu Kho bạc loại ghi sổ (chỉ thực thiện tại Sở Giao dịch và các Chi nhánh NHNN được chỉ định đã mở TK 953 cho TCTD bán tín phiếu Kho bạc mới được mua lại) đồng thời phải lập phiếu nhập, phiếu xuất ngoại bảng, hạch toán:
Xuất TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản TCTD bán lại tín phiếu KBNN, theo từng kỳ hạn)
Nhập TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản Sở giao dịch, Chi nhánh NHNN mua lại tín phiếu KBNN theo từng kỳ hạn)
b. Hạch toán thanh toán tiền mua tín phiếu KBNN với TCTD trúng thầu:
Sở Giao dịch (hay chi nhánh NHNN được chỉ định) lập chứng từ thanh toán cho TCTD bán tín phiếu KBNN và hạch toán:
Nợ TK 221 - Mua bán chứng khoán Chính phủ
Có TK Tiền gửi của TCTD
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền)
hoặc: Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất)
hoặc: Có TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền).
1.5.1.2. Về kế toán nhập điều chuyển tại Vụ Kế toán - Tài chính:
Khi nhập kho số tiền điều chuyển đến:
- Đối với tiền chưa công bố lưu hành:
Xuất TK 909: Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập)
Nhập TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành tại Kho tiền trung ương (tiểu khoản Kho tiền nhập)
- Đối với tiền đã công bố lưu hành:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền).
hoặc: Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền).
hoặc: Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền).
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập)
1.5.2. Kế toán điều chuyển tiền giữa Kho tiền trung ương với các chi nhánh, Sở Giao dịch
1.5.2.1. Tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương:
Trong trường hợp này, thủ tục chứng từ xuất điều chuyển tiền cũng thực hiện tương tự như khi xuất điều chuyển tiền giữa các Kho tiền trung ương (đã trình bày ở trên).
Về định khoản kế toán, Vụ Kế toán - Tài chính thực hiện:
- Trường hợp chi nhánh nhận tiền trực tiếp tại Kho tiền trung ương thì căn cứ vào chứng từ xuất, có chữ ký nhận đủ tiền của chi nhánh:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hay Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền).
- Trường hợp Kho tiền trung ương ủy nhiệm cán bộ chuyển tiền đến Chi nhánh:
Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản chi nhánh nhận)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền).
Khi nhận được Giấy báo Có của Chi nhánh, kiểm tra thấy đúng thì ghi:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc: Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản chi nhánh nhận)
1.5.2.2. Kế toán tại chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
Căn cứ bộ chứng từ gửi kèm theo tiền điều chuyển, chi nhánh kiểm nhận, đối chiếu và nhập kho tiền theo đúng quy định và lập Biên bản giao nhận tiền, phiếu nhập kho.
Thủ kho (thủ quỹ) căn cứ Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền để ghi sổ quỹ, thẻ kho và gửi 1 liên Biên bản giao nhận, Phiếu nhập kho tiền cho Kho tiền trung ương xuất điều chuyển làm chứng từ hồi báo.
Kế toán căn cứ lệnh điều chuyển, Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền do chi nhánh lập để hạch toán:
+ Trường hợp Kho tiền trung ương cử cán bộ điều chuyển tiền đến thì ghi:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (chi tiết theo vật liệu tiền).
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc: Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay
+ Trường hợp chi nhánh trực tiếp nhận tiền từ Kho tiền trung ương về, ghi:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (chi tiết theo vật liệu tiền).
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc: Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
+ Trường hợp tiền nhập kho rồi nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ liên hàng thì ghi đối ứng tài khoản 1011 bút toán TK 4639 "Các khoản phải trả" (tiểu khoản tiền đang điều chuyển). Khi nhận được Giấy báo Nợ liên hàng này thì ghi Nợ TK 4639 và Có TK 5112 (5212).
+ Trường hợp nhận được giấy báo Nợ liên hàng rồi, nhưng tiền đang trên đường điều chuyển thì dùng TK 3639 "Các khoản phải thu" (tiểu khoản tiền đang điều chuyển) để hạch toán đối ứng với bên Có TK 5112 (5212) và khi đã nhận được tiền thì hạch toán Có TK "Các khoản phải thu" đối ứng với TK 1011.
+ Trường hợp chi nhánh nhận được tiền chưa công bố lưu hành thì dùng tài khoản ngoại bảng số 9012 để phản ánh.
1.5.3. Kế toán tiền điều chuyển giữa các Chi nhánh và điều chuyển từ Chi nhánh về Kho tiền trung ương cũng được vận dụng tương tự như trên.
2. Kế toán nghiệp vụ đầu tư và tín dụng:
2.1. Kế toán tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
2.1.1. Tài khoản sử dụng:
Theo quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài hiện nay thì Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được phân công quản lý đối tượng này với việc giao dịch mua bán ngoại tệ, can thiệp thị trường ngoại tệ, đầu tư dưới dạng tiền gửi, chuyển đổi ngoại tệ, mua bán chứng từ ngoại tệ, ủy thác đầu tư nước ngoài, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngoại hối, sinh lời. Để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ trên, Sở giao dịch NHNN được mở các tài khoản sau tại các ngân hàng đại lý:
- Tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm gọi chung là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn;
- Tài khoản lưu giữ chứng khoán;
* Nội dung, mục đích sử dụng các tài khoản này là:
+ Để tiếp nhận hay chi phí trong thanh toán vãng lai;
+ Để giao dịch vốn;
+ Để đầu tư trực tiếp;
+ Để đầu tư vào các giấy tờ có giá;
+ Để vay, trả nợ nước ngoài;
+ Để cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.
Việc mở tài khoản ở nước nào, ngân hàng đại lý nào, cho mục đích gì đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải đảm bảo an toàn tài sản tiền gửi thông qua sự lựa chọn ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Còn thủ tục mở tài khoản này thì tùy thuộc vào thông lệ quốc tế và sự ký kết thoả ước giữa ngân hàng nước ta và ngân hàng đại lý.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sử dụng các tài khoản sau để ghi chép kế toán:
Tài khoản nội bảng
Tên tài khoản
Tính chất tài khoản
Cấp I
Cấp II
Cấp III
20
Tiền gửi, cho vay và thanh toán với Ngân hàng nước ngoài
Dư nợ, tiểu khoản mở theo đối tác
201
Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
2011
Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
2012
Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
207
Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính quốc tế
Dư Nợ (hay dư Có) - mở theo đối tác
2071
Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
2072
Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài
Dư Nợ - mở theo đối tác
* Kết cấu của các tài khoản tiền gửi ngoại tệ:
- Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN gửi ở nước ngoài
- Bên Có: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN lấy ra
- Dư nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ NHNN đang gửi tại nước ngoài
* Kết cấu tài khoản "Thanh toán với ngân hàng nước ngoài":
- Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ chi hộ NH nước ngoài; giá trị ngoại tệ NH nước ngoài thu hộ và thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả ch...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top