Lazzaro

New Member

Download miễn phí Bài giảng Các khâu tài chính trung gia bảo hiểm tín dụng





Bảo hiểm hoạt động theo quy luật số đông dựa trên nguyên tắc cộng đồng nhằm lập nên một quỹ tiết kiệm tập trung và nguyên tắc phân tán các rủi ro. Hoạt động bảo hiểm là công cụ phân phối lại vốn tiền tệ trong xã hội và được sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả và có tính linh hoạt cao. Hoạt động bảo hiểm đã phân phối lại vốn của nhiều người để bù đắp tổn thất cho một số ít người khi có thiệt hại xảy ra. Nhờ vậy mà những tổn thất xảy ra ở những người tham gia bảo hiểm được khắc phục nhanh chóng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cung cấp máy móc thiết bị để có được những tài sản phù hợp với yêu cầu của mình. Chỉ khi nào bên thuê chấp nhận, bên cho thuê mới thanh toán tiền mua và thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình. Do đó, các máy móc thiết bị mua về hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của đơn vị đi thuê, công suất và hiệu quả sử dụng đạt rất cao.
- Nghiệp vụ thuê mua giúp cho bên đi thuê: tránh được hao mòn vô hình bằng việc đồng thời rút ngắn hạn thuê để chuyển tài sản sang cho bên cho thuê (bán tái thuê), sau đó có thể thuê các công nghệ mới, tiên tiến phù hợp hơn.
- Vì khoản tín dụng là hiện vật, nên các doanh nghiệp không cần có tài sản thế chấp vẫn vay được vốn. Nhưng do sự quản lý chặt chẽ của bên cho thuê, hợp đồng lại không được hủy bỏ trước thời hạn thuê, nên khoản tín dụng được đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh được rủi ro cao hơn so với các loại hình tín dụng khác.
- Do bên đi thuê chỉ phải trả vốn và lãi dần theo mức khấu hao trong quá trình kinh doanh nên bên đi thuê không phải đầu tư vốn ban đầu mà vẫn có tài sản để tiến hành sản xuất kinh doanh bình thường.
- Để đảm bảo cho bên đi thuê thực hiện đúng hợp đồng, bên cho thuê sẽ có trách nhiệm trong việc thẩm định trình độ công nghệ, giá cả, giúp cho các doanh nghiệp một khâu then chốt trong việc lựa chọn và đánh giá chính xác trình độ công nghệ.
- Bên cho thuê còn có trách nhiệm hợp tác để đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giúp bên đi thuê.
Điều kiện cho Tổ chức Tín dụng
Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với một khách hàng không được quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ; Tổng giá trị tài sản cho thuê đối với 10 khách hàng lớn nhất không được quá 30% tổng dư nợ của TCTD.
TCTD chỉ được dùng vốn tự có và quỹ dự trữ, vốn trung và dài hạn vay trong nước và nước ngoài để thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua.
Điều kiện để được thuê máy móc thiết bị và các động sản khác dùng cho sản xuất kinh doanh dưới hình thức tín dụng thuê mua:
- Đối với pháp nhân được thành lập và hoạt động theo Luật pháp hiện hành của Việt Nam.
- Có tình trạng tài chính lành mạnh.
- Có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hiện đại hoá và hợp lý hoá sản xuất.
- Có những đảm bảo thích hợp cho tài sản thuê, khi TCTD yêu cầu (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh...).
- Đối với thể nhân, hộ sản xuất, phải có hộ khẩu cùng địa bàn với TCTD.
5. Tín dụng quốc tế
5.1 Khái niệm
Tín dụng quốc tế là quan hệ tín dụnggiữa các chủ thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau trong quá trình huy động và sư dụng các nguồn vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. Đó là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các nhà nước, các cơ quan nhà nước với nhau hay với các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, giữa các cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các nước khác nhau trong quá trình cho vay và trả nợ.
5.2 Các hình thức tín dụng quốc tế
Căn cứ vào chủ thể tín dụng: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng chính phủ.
- Tín dụng thương mại: là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là các khoản vay mượn do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước cung cấp cho nhau do mua bán hàng của nhau . Hình thức tín dụng này, sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa chứ không phải bằng tiền và quá trình vay mượn xảy ra song song với quá trình mua bán.
- Tín dụng ngân hàng quốc tế: Quan hệ vay và cho vay lẫn nhau giữa hệ thống ngân hàng nội địa với ngân hàng nước ngoài hoặc là những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước ngoài.
- Tín dụng chính phủ: Đây là quan hệ tín dụng giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác, và với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ngân hàng thế giới (WB) quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), các tổ chức phi chính phủ khác.
Căn cứ vào tính bảo đảm:
Tín dụng đảm bảo
Tín dụng không đảm bảo
Căn cứ vào mục đích sử dụng:
Tín dụng sản xuất
Tín dụng phi sản xuất
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
T ín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung hạn
- Tín dụng dài hạn.
5.3 Nguyên tắc cơ bản của tín dụng quốc tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, để quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng quốc tế, cần thực hiện 3 nguyên tắc sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ trên cơ sở chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài; theo dõi giám sát các khoản vay và trả nợ nước ngoài theo kế hoạch; sử dụng các chính sách và công cụ taì chính đảm bảo duy trì cơ cấu, thời hạn và tổng số nợ hợp lý nhằm đảm bảo nhu cầu cân đối kinh tế vĩ mô và nhu cầu phát triển của đất nước.
- Các cơ quan chính quyền đoàn thể và các cơ quan quản lý hành chính các cấp không được trực tiếp vay nước ngoài mà phải thông qua các cơ quan chức năng được phép của chính phủ về quản lý, vay vốn trả nợ nước ngoài.
- Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài phải sử dụng theo đúng dự án được duyệt, có trách nhiệm thu hồi đầy đủ, kịp thời nợ vay từ vốn cho vay lại của chính phủ.
5.4 Ưu nhược điểm:
Ưu điểm: đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội khi mà các nguồn vốn trong nước còn hạn chế.
Nhược điểm: Tín dụng quốc tế còn có rủi ro do bị ảnh hưởng của sự thay đổi tỉ giá hối đoái quốc tế.
6. Tín dụng tiêu dùng
6.1 Cơ sở hình thành
Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài. Bới vì ở nước ngoài việc thanh toán hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.
6.2 Khái niệm
Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính.
Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa. Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào mà chỉ cần chứng minh được thu nhập. Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàng tháng.
Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó. Thời hạn của tín dụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm
Lãi suất tín dụng được tính theo: dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc (tùy theo từng ngân hàng). Tính lãi theo dư nợ gốc là người vay tín dụng sẽ phải trả một khoản tiền lãi cố định từ đầu kì cho đến cuối kì tín dụng. Còn tính theo dư nợ giảm dần là người vay sẽ trả tiền lãi căn cứ vào số dư nợ thực tế trên trong từng kì.
6.3 Đặc điểm và công cụ lưu thông của tín dụng tiêu dùng
Đặc đi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top