kumpie_xjkue

New Member

Download miễn phí Giáo trình Thanh toán quốc tế





cách thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. cách thanh toán tức là chỉ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong buôn bán, người ta có thể
lựa chọn nhiều cách thanh toán khác nhau để thu tiền về hay trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn cách nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

GBP, nên tổng giá trị hợp đồng phải tăng 10%).
- Trong hợp đồng qui định đồng tiền tính toán là một đồng tiền (thường là đồng tiền tương đối ổn định) và thanh toán bằng một đồng tiền khác (tuỳ từng trường hợp vào sự thoả thuận trong hợp đồng). Khi trả tiền căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để tính ra số tiền phải trả là bao nhiêu.
Ví dụ: Trong hợp đồng lấy GBP làm đồng tiền tính toán và tổng giá trị hợp đồng là 1.000.000 GBP và hợp đồng thoả thuận thanh toán bằng JPY. Đến thời điểm thanh toán tỷ giá giữa GPB và JPY là 1GBP = 210JPY thì tổng giá trị hợp đồng phải thanh toán là 1.000.000*210 = 210 triệu JPY. Đây là cách thường dùng trong thanh toán quốc tế hiện nay.
Trong hai cách đảm bảo ngoại hối này, cần chú ý đến vấn đề tỷ giá lúc thanh toán căn cứ vào tỷ giá nào. Thường là lấy tỷ giá trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp vào ngày hôm trước hôm trả tiền. Trong trường hợp hai đồng tiền cùng sụt giá một mức độ như nhau thì điều kiện đảm bảo ngoại hối này mất tác dụng.
Ngoài ra, người ta còn có thể kết hợp cả hai điều kiện đảm bảo vàng và đảm bảo ngoại hối để đảm bảo giá trị của tiền tệ, còn gọi là điều kiện đảm bảo hỗn hợp. Với điều kiện này, trong hợp đồng qui định giá cả hàng hoá căn cứ vào một đồng
tiền tương đối ổn định và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền này. Đến lúc trả tiền nếu hàm lượng đã thay đổi thì giá cả hàng hoá phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Đồng thời trả tiền tính bằng một đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa nó và đồng tiền tính toán tại thị trường của nước có đồng tiền tính toán vào ngày hôm trước hôm thanh toán.
Ví dụ: Giá hàng tính bằng bảng Anh có hàm lượng vàng là 2,13281 gam vàng nguyên chất, trả tiền bằng đồng curon Thuỵ Điển căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa curon và bảng Anh tại London vào ngày hôm trước hôm trả tiền.
c. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ
Trong điều kiện hiện nay, khi mà hàm lượng vàng của tiền tệ không còn có ý nghĩa thiết thực đối với việc xác định tỷ giá hối đoái, hệ thống tỷ giá cố định dưới mọi hình thức đã bị tan vỡ, tỷ giá hoạt động trên thị trường thế giới bị biến động dữ dội và “thả nổi” tự do, sức mua của tiền tệ của nhiều nước giảm sút nghiêm trọng, thì việc áp dụng các điều kiện bảo đảm hối đoái nói trên không còn có ý nghĩa thiết thực nữa (trừ đảm bảo theo giá vàng).
Để khắc phục tình hình trên, người ta phải dựa vào nhiều ngoại tệ của nhiều nước để đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng ngoại tệ trên hợp đồng. Cách đảm bảo đó được gọi đảm bảo hối đoái theo “rổ” ngoại tệ được chọn.
Khi áp dụng bảo đảm hối đoái theo “rổ” tiền tệ này, các bên phải thống nhất lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào “rổ” và cách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc kí kết hợp đồng và lúc thanh toán, để điều chỉnh tổng giá trị của hợp đồng đó.
Đảm bảo ngoại hối theo “rổ” tiền tệ có thể được thực hiện bằng hai cách: Một là, tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “rổ” tiền tệ.
Ví dụ:
Tên ngoại tệ đưa vào “rổ”
Tỷ giá USD
% biến động USD
Ngày kí hợp đồng (1)
Ngày thanh toán (2)
GBP
CHF
CAD
SGD
0,7320
1,2150
1,1230
1,7260
0,6588
1,1178
1,0555
1,6397
-10,00
-8,00
-6,00
-5,00
Cả “rổ”
4,7960
4,4718
-29
Như vậy, mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “rổ” tiền tệ là:
-29 = - 7,25%
4
Và tổng giá trị của hợp đồng mua bán ngoại thương này sẽ được điều chỉnh lên 107,25%.
- Hai là, tổng giá trị hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “rổ” tiền tệ vào lúc thanh toán so với lúc kí kết hợp đồng.
- Cũng với ví dụ trên:
+ Trước hết, tính bình quân của tỷ giá hối đoái của “rổ” tiền tệ vào lúc kí kết hợp đồng:
4,7960 : 4 = 1,199
+ Sau đó, tính bình quân của tỷ giá hối đoái của rổ tiền tệ vào lúc thanh toán:
4,4718 : 4 = 1,11795
Tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái cả “ rổ “ tiền tệ vào lúc thanh toán so với lúc kí kết hợp đồng là:
Như vậy, tổng giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh lên 106, 76%.
d. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế: SDR, EUR.
Tổng trị giá hợp đồng được tính toán và thanh toán bằng một ngoại tệ nào đó, đồng thời chọn SDR (hay EUR) làm tiền tệ đảm bảo đồng tiền của hợp đồng. Tổng trị giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh căn cứ vào mức chênh lệch giữa tỷ giá của SDR (hay EUR) và đồng tiền hợp đồng vào ngày thanh toán so với ngày kí hợp đồng.
Ví dụ:
Tổng trị giá hợp đồng là 100.000 USD
Tỷ giá kí hợp đồng SDR/USD =1,20
Tỷ giá thanh toán SDR/USD = 1,80
Tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh:
100.000 * 1,80/1,20 = 150.000 USD.
e. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả
Điều kiện đảm bảo vàng và ngoại hối không thể đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thu về trong tình hình tỷ giá và hàm lượng vàng được qui định một cách giả tạo. Vì vậy để đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thanh toán, trong hợp đồng còn có thể dùng hai cách qui định điều kiện đảm bảo sau đây:
- Số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà thay đổi một cách tương ứng. Trong ngoại thương ít dùng cách này bởi vì chỉ số giá cả thay đổi không bao giờ phản ánh đầy đủ và chính xác sự biến động tiền tệ, bởi vì có
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cả, trong đó, nhân tố tiền tệ chỉ là một.
- Số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của giá cả hàng hoá đó trên thị trường hay của giá thành sản xuất (toàn bộ hay một phần giá thành sản xuất) loại hàng đó. Trong tình hình lạm phát tiền tệ thường xuyên và phổ biến ở các nước hiện nay, điều kiện đảm bảo này chỉ đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu, đặc biệt là trong việc kí kết hợp đồng dài hạn, nhưng không có lợi cho người nhập khẩu.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỊA ĐIỂM THANH TOÁN
Trong thanh toán quốc tế giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán vì có những điều lợi sau đây:
a. Có thể đến ngày trả tiền mới phải chi tiền ra, đỡ đọng vốn nếu là người nhập khẩu hay có thể thu tiền về nhanh chóng nên luân chuyển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu.
b. Ngân hàng nước mình thu được thủ tục phí nghiệp vụ.
c. Có thể tạo điều kiện nâng cao được địa vị của tiền tệ nước mình trên thế giới.
Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu hay ở nước người nhập khẩu hay ở nước thứ ba. Nhưng trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top