ice_heart97

New Member

Download miễn phí Các thuật ngữ kinh tế thường dùng





International Monetary Fund (IMF) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Trụ sở tại Washington, D.C., có chức năng giám sát nguồn cung tiền tệ của các nước thành viên, với mục đích ổn định việc trao đổi quốc tế và khuyến khích thương mại cân bằng và có trật tự.
 
Junk bond – Trái phiếu bấp bênh.
Thuật ngữ bình dân dùng để mô tả các loại chứng khoán có lãi suất cao nhưng nhiều rủi ro, do các công ty bị nợ nần chồng chất phát hành để có thể thanh toán các khoản vay ngân hàng, để mua quyền quản lý cổ phần hay để tài trợ cho các vụ mua lại công ty.
 
Leverage – Đầu cơ vay nợ.
Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi nhuận trên số tiền đi vay.
 
Leveraged buyout – Sự mua lại công ty, được cấp vốn bằng nợ.
Việc mua lại một công ty của một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, chủ yếu được cấp vốn bằng nợ. Cuối cùng, các khoản vay của nhóm này được thanh toán bằng các quỹ phát sinh từ hoạt động của công ty mua được hay việc bán tài sản của công ty đó.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (A-B)
Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot, do Pamela Hollie Kluge biên soạn. Nhiều thuật ngữ cần được điều chỉnh cho phù hợp với các nền kinh tế và thông lệ tại các quốc gia khác nhau. Accounts payable – Nợ phải trả. Khoản nợ của một doanh nghiệp cần thanh toán sớm, thường là trong vòng 1 năm. Accounts receivable – Khoản thu. Khoản doanh nghiệp được nhận từ khách hàng cho hàng hóa bán ra hay dịch vụ cung cấp. Antitrust laws – Luật chống độc quyền. Luật bảo vệ cạnh tranh bằng cách không cho phép các thông lệ độc quyền hay chống cạnh tranh. Appreciation – Tăng giá trị của tài sản. Các nhà đầu tư, ví dụ như những người sở hữu nhà, đầu tư để chờ tăng giá, và điều này có thể làm cho giá ngang bằng với mức lạm phát, làm tăng nhu cầu nhà cửa hay thiếu nhà cửa. Arbitrage, arbitrager (risk arbitrager) – Kinh doanh chênh lệch giá hay tỷ giá. Một thủ thuật mua và bán chứng khoán để tranh thủ mức chênh lệch nhỏ về giá – chẳng hạn mua một cổ phiếu với giá 50$ trên thị trường chứng khoán và đồng thời bán nó hay một cổ phiếu tương đương với giá 51$ cho người khác. Thuật ngữ kinh doanh chênh lệch rủi ro xuất hiện để áp dụng cho những người kinh doanh đầu cơ mua cổ phiếu của các công ty có tin đồn là mục tiêu bị mua lại, với hy vọng kiếm lợi khi việc chuyển nhượng hoàn tất. Balance of trade – Cán cân thương mại. Chênh lệch giữa hàng hóa-dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Có thể áp dụng cho thương mại giữa hai quốc gia hay giữa một quốc gia và những nước khác trên thế giới. Nếu xuất khẩu thấp hơn nhậu khẩu thì có nghĩa là thâm hụt mậu dịch. Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu có nghĩa là thặng dư mậu dịch. Balance of payments – Cán cân thanh toán. Thống kê giao dịch kinh tế giữa một quốc gia và các nước khác trên thế giới. Về cơ bản, nó là toàn bộ nguồn tiền vào-ra của một đất nước. Bank reserves – Dự trữ ngân hàng. Khoản tiền mặt của các ngân hàng để bảo đảm cho số tiền gửi của khách hàng. Bank reserves requirement – Yêu cầu dự trữ ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng mà các ngân hàng thương mại phải giữ bằng tiền mặt để bảo đảm số tiền gửi, theo quy định của chính phủ. Tăng yêu cầu dự trữ sẽ làm giảm lượng tiền gửi mà một ngân hàng có thể cho vay hay đầu tư; còn giảm yêu cầu dự trữ có tác động ngược lại. Barter – Chuyển đổi hàng hóa. Buôn bán hàng hóa không cần dùng tiền. Đây là một trong những thông lệ buôn bán sớm nhất, nhưng vẫn được sử dụng tại các nền kinh tế mà người dân không tin hay ít tin tưởng vào hệ thống ngân hàng hay giá trị của đồng tiền. Trong buôn bán quốc tế, chuyển đổi hàng hóa là thông lệ phổ biến giữa các nước có đồng tiền không hấp dẫn. Bear market – Thị trường đầu cơ hạ giá. Giai đoạn giá cổ phiếu giảm kéo dài, thông thường là hậu quả của việc hoạt động kinh tế giảm sút hay đoán kinh tế sẽ đi xuống. Blue-chip stocks – Cổ phiếu thượng hạng. Cổ phiếu của các công ty nổi tiếng là luôn đạt lợi nhuận cao và luôn thanh toán cổ tức đúng hạn. Bond – Trái phiếu. Chứng nhận do một công ty hay một chính phủ phát hành cho người nào đó mà công ty hay chính phủ đó vay tiền. Trái phiếu ghi rõ số tiền vay, lãi suất phải trả, thời hạn thanh toán và thế chấp nếu không thanh toán được. Thời hạn thanh toán thường lâu, khoảng 7 năm trở lên. Book value – Giá trị trên sổ sách. Trong các công ty, giá trị trên sổ sách của cổ phiếu là chênh lệch giữa các tài sản của công ty và các khoản nợ. Nó có thể không liên quan đến giá bán của cổ phiếu. Bottom line – Lợi nhuận hay khoản lỗ tịnh của một giao dịch hay hoạt động kinh doanh của một công ty. Nó thường đề cập đến thông báo thu nhập của các công ty và có nghĩa là thu nhập tịnh, hay lợi nhuận sau thuế, chi phí và các khoản chi bất thường. Broker – Người môi giới. Một đại lý chuyên xử lý các lệnh phát hành công khai để mua và bán chứng khoán, hàng hóa, bất động sản hay các tài sản tài chính hay hữu hình khác. Người môi giới thường hoạt động theo kiểu hưởng hoa hồng. Bull market – Thị trường đầu cơ tăng giá. Giai đoạn giá cổ phiếu tăng kéo dài, thông thường do hoạt động kinh tế tăng mạnh hay đoán kinh tế sẽ đi lên.
Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (C-D)
Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot, do Pamela Hollie Kluge biên soạn. Capital gain – Lợi nhuận vốn. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán một cái gì đó được mua như là khoản đầu tư – ví dụ như bất động sản hay cổ phiếu. Capital flight – Di chuyển vốn. Sự di chuyển của một khoản tiền lớn từ quốc gia này sang quốc gia khác để tránh biến động chính trị hay kinh tế hay để kiếm lợi từ các khoản đầu tư với lợi nhuận cao. Capitalism – Kinh tế thị trường tự do/Chủ nghĩa tư bản. Một hệ thống kinh tế dựa trên giả định rằng thị trường quyết định lượng hàng hóa sản xuất ra cũng như giá của các hàng hóa này. Trung tâm của nền kinh tế thị trường tự do là sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất và tài sản, và sự tham gia tối thiểu của chính phủ. Một nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn không tồn tại mà nói chung được pha trộn, với sự can dự đến chừng mực nào đó của chính phủ. Cartel – Cácten. Một nhóm các doanh nghiệp hay các quốc gia thỏa thuận gây tác động đến giá cả bằng cách tác động đến sản xuất và việc đưa một loại sản phẩm ra thị trường. Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) là cácten đương đại nổi tiếng nhất. Cash cow – “Bò cái” tiền mặt. Một doanh nghiệp tạo được nguồn tiền vào ổn định và có thể đoán trước được. Một doanh nghiệp như vậy thường có tên hiệu lâu đời và được người tiêu dùng thừa nhận. Cổ phiếu của những doanh nghiệp này có mức cổ tức đáng tin cậy. Cash flow – Lưu kim (Nguồn tiền vào). Đối với hầu hết các công ty nghĩa là khoản thu nhập tịnh sau thuế nhưng trước khi khấu hao. Central bank – Ngân hàng trung ương. Cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của một quốc gia và được phép ban hành tiền tệ. Centrally planned economy – Nền kinh tế kế hoạch tập trung. Ngược lại với nền kinh tế thị trường tự do vì không phải thị trường mà chính quyền trung ương mới chịu trách nhiệm về nền kinh tế, kể cả việc sản xuất cái gì với khối lượng bao nhiêu và bán cho người tiêu dùng với giá nào. Closely held – Đề cập đến những công ty mà cổ phiếu và quyền kiểm soát bỏ phiếu tập trung trong tay một vài nhà đầu tư, nhưng cổ phiếu vẫn được giao dịch tới một mức độ hạn chế. Collateral – Thế chấp. Cổ phiếu hay tài sản mà người vay phải trao cho người cho vay nên không có khả năng thanh toán một khoả...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top