Download miễn phí Khóa luận Tìm hiểu về đời sống văn hóa – tinh thần của các dân tộc ở thành phố Buôn Ma Thuột





• Hoạt động văn hóa và thông tin, thể dục thể thao
- Nhiều hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước và của tỉnh.
- Tổ chức Ngày hội văn hoá thể thao các buôn đồng bào dân tộc Êđê Thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ VI năm 2011
- Tuyên truyền công tác tuyển quân năm 2011; kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2011); kỷ niệm 36 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 – 10/3/2011) và Tuyên truyền lễ hội Festival cà phê lần thứ III năm 2011
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ính Buôn Ma Thuột, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ và Buôn Ma thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Daklak.
Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1905.
Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1918
Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1930
Sau đó, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để thực hiện chính sách thống trị lâu dài. Trong nội thị đã xây cất các công sở của Pháp, bệnh viện, nhà tù, trường học, cửa hàng, khách sạn, chợ, nhà máy, rạp hát, sân vận động, bể bơi, nhà kho, nhà để xe. Khu dân cư của người Việt và người Âu xen kẽ với với một số buôn làng của người Ê Đê.
Ngày 05 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột tọa lạc trên các làng Buôn Ma Thuột và Buôn Sô.
Ngày 28/8/1945, tổng khởi nghĩa diễn ra ở Daklak, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt và tuyên bố xóa bỏ chế độ thống trị của Nhật, Pháp. Hệ thống chính quyền cách mạng được thành lập.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến đánh bất ngờ vào Thành phố Buôn Ma Thuột, giải phóng Thành phố và cũng là thời khắc mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thị xã Buôn Ma Thuột được Nhà nước quyết định nâng lên Thành phố Buôn Ma Thuột (theo Nghị định 08-NĐ/CP ngày 21/01/1995).
Đến năm 2005, Thành phố Buôn Ma Thuột lại tự hào được nâng cấp thành đô thị loại II (Quyết định 38/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005) và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại I.
Nguồn trích dẫn :
Diện tích và dân số
hành phố rộng khoảng 370 km², dân số 340.000 người(2005) diện tích trung tâm khoảng 50 km².
Dân số nội thị khoảng 230.000 người.(2005)
Thành phố có 43.469 người Ê Đê (2005), sinh sống tại 33 buôn, trong đó có 7 buôn trong trung tâm.
Số lượng người Kinh di cư năm 1954 tăng đáng đáng kể đã làm tăng dân số của Buôn Ma thuột
Hành chính
Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau :
Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành
Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An;
Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân.
Các xã phường thuộc TP Buôn Ma Thuột
Kinh tế
Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, cùng kiệt nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 20%
Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 1500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp : 747 tỷ đồng
Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 3.067 tỷ đồng
Thu nhập bình quân đầu người: 1.326 USD/người/năm.
Tỷ trọng các ngành: 42% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 11% nông-lâm nghiệp.
Theo báo cáo quý I năm 2011 thì tình hình kinh tế- xã hội của thành phố có chuyển biến tích cực và tăng trưởng khá:
Giá trị công nghiệp – TTCN thực hiện được hơn 503 tỷ đồng, bằng 22,8% kế hoạch,  tăng 32,47%
Ngành thương mại - dịch vụ đạt trên 3.554 tỷ đồng, bằng 29,8% kế hoạch và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010
Về sản xuất nông, lâm nghiệp, mặc dù không thuận lợi nhưng tính đến thời điểm này thành phố vẫn chủ động được nguồn nước tới, nên các loại cây trồng phát triển tốt;  công tác thu ngân sách thực hiện được 268 tỷ 085 triệu đồng, bằng 23,96% kế hoạch tỉnh giao cả năm, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước
Các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội được thành phố triển khai đầy đủ, kịp thời và đạt được một số kết quả bước đầu; công tác cải cách hành chính có bước tiến đáng kể; công tác chăm lo cho hộ cùng kiệt và đối tượng chính được triển khai hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng
Công tác chăm sóc sức khỏe được bảo đảm, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững
Nguồn trích dẫn: Buôn Ma Thuột và sơ kết quý I năm 2011 của thành phố
Văn hóa – xã hội
Buôn Ma thuột là trung tâm tỉnh Daklak, vì vậy mà nơi đây cũng là nơi hội tụ,là nơi gìn giữ văn hóa của các dân tộc bản địa, những dân tộc đã có mặt ở vùng đất Tây Nguyên từ rất lâu như Ê-đê, Mơ-nông, Ba Na.. Văn hóa mang nghĩa rất rộng, mà ta khó có thể nói hết được, nhưng giữ gìn văn hóa truyền thống của các dân tộc là một vấn đề rất quan trọng. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có bản sắc văn hóa riêng, việc tìm hiểu , nghiên cứu và bảo tồn sẽ rất khó khăn. Qua bài viết này em sẽ nêu lên những nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên đồng thời nói tới những nét đặc trưng văn hóa của thành phố Buôn Ma Thuột.
Văn hóa phi vật thể của các dân tộc Tây Nguyên
Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai; đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ bỏ mả. Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là thay mặt tiêu biểu nhất. Sử thi có mặt hầu hết ở các tộc người nơi đây, dân tộc Êđê gọi là khan, M’nông là ot ndrong, Bana là h’mon... Sử thi Tây Nguyên được tập trung nghiên cứu, sưu tầm nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ với Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên mà Viện Khoa học xã hộ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top