polygon_me

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm điều chỉnh cơ cấu sinh viên đào tạo bậc đại học cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới





Nguồn vốn đầu tư cho khối trường khoa học kỹ thuật trong việc trang bị thiết bị kỹ thuật, công cụ thí nghiệm v.v của chúng ta chưa cao. Khoảng cách giữa nội dung đào tạo và thực tiễn xã hội của chúng ta quá xa. Tình hình bất cập đó bản thân các trường Đại học không tự giải quyết nổi. Trong các trường khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư cho một sinh viên thực chất có cao hơn sơ với mức bình quân là 3 triệu đồng/1 sinh viên/ 1năm/ (GS Lê Thạc Cán. 50702) vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu học tập, thực hành của sinh viên thuộc khối trường này. Điều đó làm cho hiệu quả trong đào tạo của khối trường này không cao, nó còn mang nặng tính lý thuyết.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ời gian trước trong quan niệm học của các cái nhân là để biết đọc, viết theo nghĩa thông dụng liên quan đến cuộc sống hàng ngày chứ không nhất thiết phải học cao. Do đó, trình độ dân trí của chúng ta vẫn ở mức thấp. Sự tăng lên của số lượng sinh viên làm cho tỷ lệ sinh viên trên một tiêu thức dân số tăng lên, làm cho sự nhận thức của người dân tăng lên thông qua sự tác động trực tiếp và gián tiếp của lực lượng có trình độ Đại học này.
- Sự tăng lên của khối lượng sinh viên trong hệ thống cũng thể hiện vai trò của các yếu tố mang tính chất chủ định của Nhà nước nhằm khắc phục các yếu tố khách quan cản trở người học. Sự tăng trưởng cao của số lượng sinh viên cũng phản ánh sự hiệu quả của các chương trình xã hội liên quan đến giáo dục như xã hội hoá giáo dục, mở rộng giáo dục đào tạo bậc Đại học.
* Tỷ lệ tăng liên hoàn của số lượng sinh viên qua các năm luôn ở mức cao. Điều đó góp phần tạo sự cân đối giữa tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo với tấc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Bảng 3 : Tốc độ tăng tỷ lệ sinh viên chính quy
đào tạo bậc Đại học qua các năm
STT
Năm học
Số lượng
1000 người
Tỷ lệ tăng Liên hoàn (%)
Tốc độ tăng GDP (%)
1
2
3
4
5
1993
1994
1995
1996
1997
94,663
104,558
128,739
151,860
194,499
-
10,48
23,13
17,96
8,08
8,07
8,84
9,5
9,34
8,15
(Nguồn:Niên giám thống kê năm 1997
Số liệu thống kê Bộ Đại học )
* Cách tính tốc độ tăng liên hoàn
Pt - P(t-1)
t=
P(t-1)
Trong đó :
t : là tốc độ tăng liên hoàn (%)
Pt : là số lượng sinh viên năm t (người).
P(t-1) : là số lượng sinh viên năm t -1 (người).
Tốc độ tăng liên hoàn của số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học tăng khá cao thúc đẩy sự tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo của chúng ta hàng năm trong việc đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Theo FM Harbison, tốc độ tăng nhu cầu lao động có kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP). Trong một thời gian dài tốc độ tăng việc làm của lao động qua đào tạo thường bằng 2 - 3 lần tốc độ của GDP. Trong giai đoạn 1991 - 1995 và 1996 - 2000 tới với ước tính tốc độ tang trưởng đạt mức tăng trưởng đạt 8,2% và 7% vậy yêu cầu đặt ra tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo phải đạt mức tăng trưởng từ 16,5 đến 24%/năm và 14 - 21%/năm. Trong khi đó nguồn nhân lực đã qua đào tạo trong các giai đoạn trên của chúng ta chỉ đạt mức tăng trưởng 4,45% và 8,4%/năm và chủ yếu là số lượng bậc Đại học. Vậy số lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng nguồn nhân lực qua đào tạo của chúng ta.
Bên cạnh, tốc độ tăng chung của lượng sinh viên đào tạo bậc Đại học nhằm thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực qua đào tạo cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế thì tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo trong một số khối trường không có sự cân đối một cách liên tục và chưa phù hợp với tốc độ tăng của nhóm ngành mà nó liên quan. Ví dụ đối với nhóm ngành công nghiệp trong giai đoạn 1993 đến 1997 tấc độ tăng GDP của ngành qua các năm là : 13,13% ; 14,02% ; 13,3% ; 13,85% ; 13,07%. Trong khi đó tốc độ tăng liên hoàn qua các năm của khối trường khoa học kỹ thuật tính từ năm học 1993 - 1994 dến năm học 1997 - 1998 là - 1,7% ; 28,4% ; 18,6% ; 31,7%. Tốc độ tăng không đều qua các năm, đặc biệt trong năm học 1993 - 1994 tốc độ đó là âm. Mặt khác cơ cấu lao động kỹ thuật qua đào tạo của chúng ta luôn có tỷ trọng cao của đào tạo bậc Đại học nên sự tăng trưởng của nó chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của số lượng đào tạo bậc Đại học. Theo FM Harbison thì tốc độ tăng nguồn nhân lực qua đào tạo của khối ngành này phải đạt từ 26,26% đến 39,39% trong năm 1993. Vậy cơ cấu đào tạo của khối trường Kỹ thuật công nghiệp thực sự chưa cân đối với yêu cầu thực tế của ngành liên quan.
Cơ cấu đào tạo bậc Đại học của các khối trường đã tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo của đất nước, nhưng cơ cấu đó vẫn còn tồn tại một số yếu tố hạn chế. Tỷ trọng của cơ cấu sinh viên giữa các khối truờng chưa phù hợp với yêu cầu thực tế về cơ cấu nguồn nhân lực có trình độ cao của các ngành.
Bảng 4 : Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu sinh viên các khối trường qua các năm
Sự chưa phù hợp đó thể hiện qua một số nhóm trường như Nông lâm ngư nghiệp, Khoa học cơ bản, Kinh tế - Luật. Trong điều kiện hiện tại của nước ta và trong thời gian tới ,vai trò của nông nghiệp và các ngành lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong phát triển nền kinh tế, vì số lượng dân số ở vùng nông thôn chiếm 80% và lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp xấp xỉ 72% lực lượng lao động của cả nước. Nhưng cơ cấu đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này lại chiếm tỷ trọng không cao. Số lượng sinh viên đào tạo trong khối trường Nônglâm ngư nghiệp trong năm học 1993 - 1994 chỉ đạt 9701 người trong tổng số 94.636 sinh viên của cả nước, đến năm học 1997 - 1998 con số đó cũng chỉ đạt 16596 người trong tổng 194.499 người. Số lượng đào tạo đó làm cho tỷ trọng của cơ cấu sinh viên đào tạo trong khối trường này chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn hệ thống.Trong thực tế số liệu điều tra, lực lượng lao động có trình độ trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 5,06% lực lượng lao động có trình độ của cả nước. Trong năm 1997, theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển nông thôn - Trường Đại học kinh tế quôc dân Hà Nội tại 8 tỉnh thay mặt thì mỗi tỉnh số lượng cán bộ có trình độ đại học trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp mà Sở quản lý chỉ có 35 người.Mặt khác nhu cầu về nguồn lao động có trình độ bậc Đại học của mỗi Sở nông nghiệp này là trên 50 người. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ở các tỉnh thì có sự thiếu hụt lớn đội ngũ lao động kỹ thuật ở cấp đào tạo trung học chuyên nghiệp , trung cấp theo số liệu điều tra thì số lượng đối tượng này hầu như không có. Điều đó gây ra tình trạng thiếu hụt đội ngũ lao động có trình độ đại học và các cán bộ có trình độ kỹ thuật trong thực tế,ảnh hưởng đến việc xây dụng và thực hiên các chỉ tiêu nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất và xuất khẩu lương thực.
Yếu tố khách quan thị trường tác động đến việc hình thành cơ cấu sinh viên của các khối trường, gây ra tính không hiệu quả trong công tác đào tạo sử dụng lượng sinh viên tốt nghiệp của các khối trường. Với định hướng đi học là kiếm một việc làm ổn định nhằm đảm bảo về điều kiện sống, thu thập, điều kiện thăng tiến trong xã hội thì việc lựa chọn những khối trường có độ hấp dẫn cao là điều tất yếu. Sự lựa chọn đó đã tác động đến nguồn đầu vào trong khối trường này, làm cho cơ cấu đào tạo có sự chênh lệch khá cao so với các khối trường khác.Những khối trường có số sinh viên theo học ngày càng cao và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đào tạo là Kinh tế - Luật. Trong thời gian qua, khả năng tìm kiếm việc làm và m...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
T Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top