MacBeth

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thực tiễn lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới và biện pháp giải quyết





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 2
NỘI DUNG. 3
I. Định nghĩa, phân loại, tác động của lạm phát. 3
1. Định nghĩa. 3
2. Phân loại. 3
3. Tác động của lạm phát. 4
II. Thực tiễn lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1976-2000). 6\
III. Các giải pháp đối phó với lạm phát 8
1. Các giải pháp chung. 8
2. Các giải pháp đặc thù ở nước ta. 10
KẾT LUẬN. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 12
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thực tiễn lạm phát ở việt nam thời kỳ đổi mới
và biện pháp giải quyết
mục lục
lời mở đầu. 2
nội dung. 3
I. Định nghĩa, phân loại, tác động của lạm phát. 3
1. Định nghĩa. 3
2. Phân loại. 3
3. Tác động của lạm phát. 4
II. Thực tiễn lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1976-2000). 6\
III. Các giải pháp đối phó với lạm phát 8
1. Các giải pháp chung. 8
2. Các giải pháp đặc thù ở nước ta. 10
kết luận. 11
tài liệu tham khảo. 12
Lời mở đầu
Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế xã hội ở cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, cũng như của các hoạt động kinh doanh vi mô, lạm phát đã có tác động trực tiếp hay gián tiếp, nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực, ở mức độ này hay ở mức độ khác… đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân… Vì vậy, nghiên cứu lạm phát luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tế.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lạm phát. Bởi vậy, bài tiểu luận nhỏ này của em viết lên không nhằm mục đích đóng góp thêm những tư liệu nghiên cứu mà chỉ có thể là sự đúc kết những kiến thức mà các nhà khoa học đi trước đã để lại. Lạm phát là một đề tài rộng lớn, tổng hợp và luôn mới nên trong dung lượng của một bài tiểu luận, em xin đề cập đến tính hai mặt của lạm phát, cũng như các giải pháp đối phó với lạm phát trong nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
I. Định nghĩa, phân loại, tác động của lạm phát.
1. Định nghĩa.
Từ những lý thuyết về lạm phát trước đây, cũng như thực tế cho thấy, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về lạm phát khác nhau. Ví dụ như:
- Từ điển kinh tế của Liên Xô ghi: “lạm phát là tình trạng khối lượng tiền giấy tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ vượt quá các nhu cầu kinh tế thực tế làm cho tiền tệ mất giá, là phương tiện phân phối lại thu nhập quốc dân…”
- Trường phái tiền tệ ở Đức và Mỹ quan niệm: lạm phát là sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ…, là sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên.
Dù cho có nhiều quan điểm khác nhau nhưng một định nghĩa ngắn gọn và xác đáng nhất về lạm phát là: “lạm phát là hiện tượng giá cả chung tăng lên và giá trị, đúng hơn là sức mua thực tế của đồng tiền giảm xuống”.
2. Phân loại.
Có thể phân lạm phát ra nhiều dạng khác nhau theo những tiêu chí khác nhau.
2.1. Căn cứ vào tốc độ lạm phát, người ta chia lạm phát ra làm 3 loại: - Lạm phát vừa phải.
- Lạm phát phi mã.
- Siêu lạm phát.
2.2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát, người ta chia ra: - Lạm phát “cầu dư thừa tổng quát”.
- Lạm phát “chi phí đẩy”.
- Lạm phát “cơ cấu”.
- Lạm phát “nhập khẩu”.
2.3. Căn cứ vào tính chất chủ động – bị động từ phía Chính phủ đối với lạm phát, người ta chia ra:
- Lạm phát cân bằng và có thể đoán trước.
- Lạm phát không cân bằng và không đoán trước.
2.4. Căn cứ vào quá trình bộc lộ lạm phát người ta chia ra:
-Lạm phát “ngầm”.
-Lạm phát “công khai”.
3. Tác động của lạm phát.
3.1. Các tác động tiêu cực của lạm phát.
Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát, với mức độ các tiến triển không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của Chính phủ. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát là những tai hoạ khủng khiếp cho đời sống kinh tế xã hội của một nước. Nhìn chung, lạm phát gây ra các tác động tiêu cực sau:
- Vì làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát xuyên tạc bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của Chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, thậm chí bị vô hiệu hoá, do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kỳ phi mã hay siêu lạm phát.
- Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận. Lạm phát kiềm hãm các đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư ngắn hạn thường là vào các tài sản mang lại lãi vốn, có tính đầu cơ (các bất động sản, các kim loại quý…) gây ra tình trạng khan khiếm hàng hoá không bình thường và lãng phí. Các nhà kinh doanh tiêu phí nhiều nỗ lực vào hoạt động dự báo và đầu cơ theo tỷ lệ lạm phát hay ngăn ngừa những bất ổn kèm theo.
- Làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng. Sự bất ổn định giá cả trong tương lai làm suy giảm lòng tin, động cơ và gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của cả người gửi tiền lẫn của các thể chế tài chính – tín dụng, lạm phát còn có thể gây tác động xấu đến các ngân hàng tiết kiệm, cộng đồng những người để dành, thị trường trái phiếu, các quỹ an sinh xã hội, hưu trí, bảo hiểm và các công cụ nợ của Chính phủ. Lạm phát thường tạo ra tình huống lãi suất thực tế âm, khiến tiết kiệm giảm sút và chuyển hướng ra khỏi đầu tư sản xuất. Bởi vậy, lạm phát thường đi kèm suy thoái kinh tế.
- Việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát. Một số người nắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến trở nên giàu có nhanh chóng, và ngược lại, những người có các hàng hoá, tài sản mà giá cả không tăng hay tăng chậm bị cùng kiệt đi, mức lương thực tế cũng sụt giảm làm tổn hại đến mức sống thực tế của người có thu nhập thấp và cố định.
- Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ, làm tăng chi phí dịch vụ nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp lẫn Chính phủ, do lạm phát thường kéo theo việc điều chỉnh nâng tỷ giá và lãi suất đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm phát.
- Sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ còn làm môi trường kinh doanh trong nước xấu đi, khiến dòng đầu tư nước ngoài đổ vào bị chậm, chững lại, thậm chí suy giảm, đi đôi với sự ra đi của những dòng vốn trong nước. Lạm phát kéo theo giá cả hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hạn chế việc nhập những hàng hoá, vật tư cần thiết. Lạm phát cao (thường xuyên trên 40%) luôn gắn với thâm hụt tài chính lớn và làm thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách.
3.2. Lợi ích của lạm phát.
Song không phải bao giờ lạm phát cũng gây ra những tác hại to lớn nêu trên. Với tốc độ lạm phát vừa phải (thường là từ 2% đến dưới 5%/năm ở những nước phát triển và dưới 10%/năm ở những nước kém phát triển) và với việc “chỉ số hoá” lạm phát cùng các kỹ thuật thích ứng khác, lạm phát có thể có một số lợi ích sau:
- Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp “bôi trơn” nền kinh tế. Lạm phát có...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M [Free] Lạm phát và thực tiễn lạm phát ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Lạm phát với tăng trưởng kinh tế trong thực tiễn kinh tế ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
N LẠM PHÁT TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 2
W Tiểu luận: LẠM PHÁT VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG THỰC TIỄN Luận văn Kinh tế 0
T nhờ ad tải giúp em tài liệu "công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn làng trẻ em BIRLA Hà Nội" với ạ. Văn hóa, Xã hội 1
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top