duc1712

New Member

Download miễn phí Khóa luận Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài, Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam





Một trong các yếu tố không thể thiếu để thành công trong các vụ kiện chống bán phá giá là yếu tố con người. Nhận thức được sự yếu kém về số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ phụ trách chống bán phá giá, chính phủ Trung Quốc đang tiến hành bồi dưỡng và hình thành đội ngũ cán bộ chuyên gia có trình độ kiến thức sâu rộng về chống bán phá giá. Kiến thức về bán phá giá và chống bán phá giá cũng được phổ biến rộng rãi dến các doanh nghiệp, dần hình thành ý thức sẵn sàng ứng phó và tự bảo vệ mình khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. Bên cạnh đó, Trung Quốc thực hiện cải cách cơ cấu cơ quan quản lí chống bán phá giá. Trước đây, các vấn đề liên quan bán phá giá do Bộ kinh tế đối ngoại, Uỷ ban kinh tế đối ngoại và tổng cục hải quan kết hợp phụ trách, cơ câú này rất phức tạp, thời gian quyết định sách lược và biện pháp dài, tất nhiên là hiệu quả đem lại thấp. Tháng 3/2003, theo phương án cải cách cơ cấu hành chính quốc gia, một cơ quan mới được thành lập để quản lí thống nhất vấn đề chống bán phá giá đó là Bộ Thương Vụ với hi vọng là sẽ nâng cao hiệu quả quản lí vĩ mô.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sự thay đổi tình hình quốc tế, EU nhiều lần bổ sung sửa đổi bộ luật chống bán phá giá của mình, năm 1979 đưa ra tiêu chuẩn bán phá giá đối với hàng hoá đến từ các nước có nền kinh tế phi thị trường, năm 1987 tăng thêm điều kiện chống trốn tránh biện pháp chống bán phá giá, năm 1994 tách riêng chống bán phá giá và chống trợ cấp, lập riêng một bộ luật chống bán phá giá. Cơ quan quản lí chống bán phá giá của EU gồm có Hội đồng thường trực EU, Uỷ ban EU, Uỷ ban cố vấn chống bán phá giá EU, số lượng nhân viên quản lí chuyên trách từ 5-6 người trong những năm 80 hiện đã tăng lên hơn 240 người. Những điều này cho thấy bán phá giá đã trở thành một biện pháp không thể thiếu được của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là trong điều kiện những năm gần đây khi các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới xảy ra liên tục và kinh tế thế giới bắt đầu có dấu hiệu đi vào suy thoái.
1.2/ Các nước lo ngại hàng hoá của Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường.
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, quy mô xuất nhập khẩu của Trung Quốc cũng có những biến đổi lớn. Tốc độ tăng trưởng ngoại thương của Trung Quốc bình quân 15%/ năm, không chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân kinh tế quốc dân cùng kì của Trung Quốc, mà so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại thế giới còn cao hơn gần 8%. Địa vị của Trung Quốc trong thương mại thế giới dần dần được nâng cao, từ vị trí thứ 32 năm 1978 Trung Quốc đã tiến dần lên vị trí thứ 10 vào năm 1997 (trong đó xuất khẩu đứng 9, nhập khẩu đứng thứ 11); đến năm 1999 Trung Quốc xếp thứ 9 và năm 2000 với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 474,3 tỉ USD tăng 31,5% so với năm trước - trong đó xuất khẩu đạt 249,2 tỉ USD tăng 27,8%; xuất siêu cả năm đạt 24,1 tỉ USD- Trung Quốc vươn lên thứ 7, trở thành một nước lớn trong mậu dịch thế giới. Trên cơ sở đó, năm 2001 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc lần đầu đạt mức 500 tỉ USD - trong đó xuất khẩu đạt 266,2 tỉ USD tăng 6,8%, xuất siêu cả năm đạt 32,4 tỉ USD, tăng 34,4%. " Đề cương kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm thứ 15" ở hội nghị lần thứ tư đại hội Đảng 9 đã đề ra đến năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc sẽ đạt 680 tỉ USD tăng 43% so với năm 2000. Ngân hàng thế giới dự báo năm 2020 tỉ lệ kim ngạch ngoại thương Trung Quốc trong tổng kim ngạch thương mại thế giới sẽ gấp hơn 3 lần tỉ lệ này năm 1992 (đạt khoảng 10%) và có hi vọng trở thành nước thương mại lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ 12%). Đối lập với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, các nước phương Tây (trừ Mỹ) mấy năm gần đây tình hình kinh tế không mấy khởi sắc. Do vậy sự tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với thị trường các nước nhập khẩu, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu. Chính vì thế, để bảo vệ thị trường trong nước, ứng phó với khủng hoảng thanh toán quốc tế, các nước bắt buộc phải đưa Trung Quốc vào danh sách những đối tượng chủ yếu của chống bán phá giá.
2/ Nguyên nhân chủ quan.
2.1/ Cơ cấu xuất khẩu còn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lí.
Điều này thể hiện ở sự chưa phù hợp của kết cấu sản phẩm xuất khẩu và kết cấu của thị trường xuất khẩu. Về kết cấu sản phẩm, xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là những sản phẩm có hàm lượng sức lao động cao như những sản phẩm công nghiệp nhẹ, dệt và các sản phẩm có giá trị phụ tăng thêm thấp. Các ngành sản xuất này tận dụng được lợi thế về thị trường lao động lớn giá rẻ của Trung Quốc và hoạt động với quy mô lớn nên giá thành hạ. Khi bán ra thị trường thế giới các doanh nghiệp Trung Quốc có thể đưa ra một mức giá cạnh tranh gây cho nước nhập khẩu sự nghi ngờ về bán phá giá. Về kết cấu thị trường, thị trường xuất khẩu của Trung Quốc quá tập trung, 65% xuất khẩu trực tiếp và chuyển khẩu qua Hongkong đều coi thị trường Âu Mỹ là thị trường mục tiêu. Nếu lượng xuất khẩu của một nước nhiều và tăng liên tục đối với một khu vực thị trường thì tất yếu sẽ gây những tác động tiêu cực đến thị trường này, vì vậy hàng xuất khẩu của nước đó dễ trở thành mục tiêu chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Ví dụ như sản phẩm thuộc kim Magiê xuất khẩu vào EU năm 1993 sản lượng chưa đến 100 tấn, năm 1996 thì sản lượng đã lên tới 11000 tấn, với tốc độ sản lượng tăng nhanh như vậy dẫn đến kết quả tất yếu là EU đã kiện Trung Quốc bán phá giá.
2.2/ Doanh nghiệp Trung Quốc chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh quốc tế toàn diện.
Đại bộ phận doanh nghiệp Trung Quốc khi thâm nhập thị trường quốc tế đều không xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn. Các doanh nghiệp Trung Quốc thường không đi sâu tìm hiểu thị trường (dung lượng thị trường, thị phần của các doanh nghiệp nội địa, thị phần của bản thân doanh nghiệp Trung Quốc) và tình hình sản xuất của ngành sản xuất nước nhập khẩu để từ đó đưa ra chiến lược xuất khẩu dài hạn, mà chỉ tính lợi ích trước mắt dẫn đến tình trạng nhiều khi hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu ồ ạt vào một thị trường đe doạ nền sản xuất trong nước nhập khẩu. Mặt khác, các doanh nghiệp quen với cách thức cạnh tranh trong nước dùng giá cả làm vũ khí để đánh bại đối thủ khác nên khi bước ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp không ngừng hạ thấp giá bán để giành giật khách hàng, mà không tính toán liệu giá đó có thấp hơn giá thành sản phẩm không và kết quả tất yếu là bị các doanh nghiệp nước nhập khẩu kiện bán phá giá. Ngoài ra, do thiếu sự hiểu biết về phong tục, tập quán, nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu, doanh nghiệp không đưa ra được những cải tiến về hình thức và chất lượng để đẩy mạnh doanh số tiêu thụ mà chỉ duy nhất dựa vào chiến lược giá cả, hạ thấp giá bán, thu lợi nhuận thông qua tăng số lượng hàng bán được. Chính những yếu tố nêu trên tạo cớ cho các nước nhập khẩu tiến hành kiện bán phá giá.
Bên cạnh đó, có hiện tượng lợi dụng kết quả thắng kiện của một số doanh nghiệp theo kiện, các doanh nghiệp không theo kiện tiếp tục hạ giá để cạnh tranh dẫn đến không tránh khỏi bị nước nhập khẩu chống bán phá giá một lần nữa. Ví dụ năm 26/6/1994 sau khi Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ đưa ra kết luận cuối cùng là sản phẩm Silic chưng khô của Trung Quốc không bán phá giá, khoảng 10 doanh nghiệp không theo kiện vụ kiện trên liền nâng giá thu mua Silic chưng khô với số lượng lớn, làm cho mỗi tấn trong nước lên giá khoảng 200-300 Nhân dân tệ nhưng lại đồng loạt hạ giá bán để cạnh tranh- giá báo cho bạn hàng Mỹ thấp hơn giá thông thường 50-60 USD - do đó một lần nữa sản phẩm này bị kiện chống bán phá giá.
III/ Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá hàng hoá ra nước ngoài.
1/ Hậu quả của các vụ kiện bán phá giá đến nền kinh tế Trung Quốc .
Sau tháng 8 năm 1979 - khi Trung Quốc lần đầu tiên bị EU kiện bán phá giá sản phẩm đường hoá học- đến tháng 10/ 2001 có hơn 30...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng Môn đại cương 0
D Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng cao áp để xác định một số kim loại nặng trong các đối tượng môi trường Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020 Y dược 1
E Tìm hiểu một số phương pháp phát hiện đối tượng đột nhập Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu hiệu quả một số thuốc BVTV đối với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
N Một số biệnpháp nhằm phát triển du lịch đối với di tích Quốc gia Hồ Phú Ninh Luận văn Kinh tế 0
S Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh La Luận văn Kinh tế 0
E Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top