Download miễn phí Đề tài Phương pháp xếp hạng doanh nghiệp và ứng dụng vào Việt Nam





Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 tổ chức chuyên về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đó là CIC và Việt Nam Solution. CIC là trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thành lập vào năm 1999. CIC xây dựng chỉ số xếp hạng tín dụng bằng phương pháp cho điểm. Quy trình phân tích xếp hạng tín dụng tại CIC gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Bước 2: Phân loại doanh nghiệp theo ngành
Bước 3: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Bước 4: Xây dựng các chỉ tiêu phân tích
Bước 5: Tổng hợp kết quả tính điểm
Bước 6: Đưa ra chỉ số xếp loại
Bước 7: Nhận xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.
Nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Như vậy Quyết định 493 đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các TCTD và việc thi hành Quyết định 493 sẽ đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của các TCTD. Những chuẩn mực đặt ra trong quy định này đã hướng tới sự hoà nhập với chuẩn mực thế giới tức là yêu cầu cao hơn. Việc thi hành những quy định mới sẽ đòi hỏi có những thay đổi mới ở các Ngân hàng thương mại và cả Ngân hàng Nhà nước, vì những chi phí phát sinh từ những thay đổi đó sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay sẽ có thể tăng. Các NH cũng sẽ ưu tiên cho việc cho vay có bảo đảm để giảm gánh nặng về dự phòng rủi ro.
1.3.2 Tình hình rủi ro tín dụng ở các NH thương mại Việt Nam
Kể từ khi Quyết định 493 ra đời, giới NH cũng e ngại rằng con số biểu thị nợ xấu của họ sẽ bị đẩy lên cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của các NH không đáng ngại lắm, theo phát ngôn chính thống từ Ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu tổng hợp toàn bộ hệ thống NH tính đến cuối năm 2005 là 4,4%. Phải chăng con số này quá đẹp, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức kiểm tra và làm việc với 5 NH thương mại quốc doanh. Theo Thống đốc Lê Đức Thuý, “kết quả kiểm tra cũng không xấu”. Bình quân tỷ lệ nợ xấu các NH tự xếp theo chuẩn mới là 6,27%, còn theo kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước là 7,7%. Với các ngân hàng quốc doanh, nợ xấu theo chuẩn mới hiện ở mức trên dưới 23 ngàn tỷ (tính đến tháng 11/2005). Với khối NH thương mại cổ phần, nợ xấu dường như không phải là vấn đề lớn khi hầu hết các NH đều có một con số khá đẹp, phần lớn đều nằm dưới mức 1%. Một số NH vừa thoát hiểm như Eximbank cũng có tỷ lệ nợ xấu khả quan dưới 4%; với VP Bank, nợ xấu chỉ ở khoảng 0,8-0,9%....
Sang năm 2006, khi kết thúc hầu hết các NH đều đứng trước những con số lợi nhuận ấn tượng. Có thể nói năm 2006 là năm thành công nhất của ngành NH Việt Nam từ trước đến nay. Nhưng có giá trị hơn, có chiều sâu hơn là những chuyển biến tích cực của việc xử lý nợ xấu. Nợ xấu của NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang ở mức khoảng 2,9-3,0% tổng dư nợ, cao hơn tiêu chí phân loại cũ là 0,6%. Và nếu so với mặt bằng chung cách đây khoảng 5 năm thì đó là một tỷ lệ quá lý tưởng (so với 12-13%). Tỷ lệ nợ xấu của các NH quốc doanh còn lại có mức chênh lệch đáng kể: NH Công thương (Incombank) ở vào khoảng 6% tổng dư nợ, NH Đầu tư và phát triển (BIDV) ở khoảng 9% tổng dư nợ. Với NH thương mại cổ phần, tỷ lệ trên còn thấp hơn nhiều. Theo báo cáo của một số NH cổ phần, tỷ lệ nợ xấu chỉ xoay quanh mức 1%.
Điều đặc biệt, sau khi thống nhất với bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn quy định một số nhóm nợ mà NH thương mại nhà nước được bán cho Công ty mua nợ, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC). Theo công văn số 7129/NHNN-TD ngày 18/8/2006 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản nợ xấu mà NH thương mại nhà nước được bán cho DATC gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
Chương 2: Lý luận về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
2.1 Tổng quan về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm về xếp hạng doanh nghiệp
Xếp hạng doanh nghiệp là thuật ngữ bắt nguồn từ Tiếng Anh là Credit Ratings trong đó Credit là sự tín nhiệm còn Ratings nghĩa là xếp hạng. Thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” do John Moody phát hành. Trong cuốn sách này ông đã nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống các ký hiệu dễ hiểu, đơn giản được sắp xếp theo thứ tự các chữ cái ABC. Sau khi phát hành cuốn sách, Moondy vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho công bố bảng xếp hạng của các doanh nghiệp trong các ngành khác. Một số tiêu chuẩn và những ký hiệu mà Moody đưa ra sau này đã trở thành các chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên trong những năm đầu, việc xếp hạng chỉ mang tính chất ngẫu hứng, lẻ tẻ; trong suốt hơn 50 năm sau khi ra đời hoạt động này cũng chỉ phổ biến ở Mỹ. Hoạt động này chỉ trở nên phổ biến ở các nước phát triển từ những năm 1960 và là một hoạt động rất quan trọng của các TCTD, nhưng ở Việt Nam hoạt động xếp hạng doanh nghiệp chỉ được các TCTD áp dụng từ một vài năm gần đây.
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về hoạt động này nhưng chúng ta có thể hiểu Xếp hạng doanh nghiệp là sự đánh giá hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả nợ (gốc và lãi) đối với khoản nợ của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại khoản nợ đó.
Như vậy việc xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện trong mối tương quan giữa hiện tại và quá khứ để từ đó đưa ra những đoán về tương lai hay nói cách khác việc xếp hạng doanh nghiệp là kết quả của quá trình phân tích tỉ mỉ và kỹ lưỡng tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tư cách khách hàng… tại thời điểm hiện tại và trong quá khứ từ đó đoán thứ hạng tín dụng của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn (gồm cả gốc và lãi) của các TCTD và là cơ sở nền tảng cho việc ra quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không và nếu cấp thì ở mức nào là hợp lý.
Sự cần thiết của công tác đánh giá xếp hạng doanh nghiệp
Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế, hệ thống các NH thương mại ngày càng mở rộng để đáp ứng các nhu cầu trong thanh toán tín dụng và các dịch vụ NH khác. Song song với quá trình đó mức độ rủi ro mà NH gặp phải ngày càng lớn do sự ảnh hưởng của biến động kinh tế Thế giới, số lượng khách hàng ngày càng tăng và khó kiểm soát thông tin về họ. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng của NH, nó ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro và nhiệm vụ vủa NH là hạn chế rủi ro thường gặp phải mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho NH. Khi đưa ra bất kỳ một quyết định cho vay nào, NH cũng phải xem xét đến tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp bởi đây sẽ là nhân tố quyết định đến rủi ro và khả năng thu hồi vốn của NH sau này. Tuy nhiên, không phải lúc nào, việc đánh giá này cũng chính xác, nhất là khi thông tin về doanh nghiệp lại bé nhỏ và không đáng tin cậy. Điều này dẫn đến tình trạng: nhiều doanh nghiệp tốt không có nguồn vốn để phát triển trong khi rất nhiều khoản tín dụng đã được cấp cho những doanh nghiệp làm ăn kém, không có khả năng trả nợ, thậm chí có nhiều trường hợp khoản vốn vay còn được sử dụng sai mục đích ban đầu dẫn đến tổn thất rất lớn cho NH.
Với tư cách một tổ chức kinh tế độc lập, trong quá trình tiến hành các hoạt động của mình, doanh nghiệp đã làm nảy sinh mối quan hệ ràng buộc với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Một trong các mối quan hệ đó chính là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người cho vay trong quá trình tìm ki...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu phương pháp trích và sắp xếp các đặc trưng thể hiện quan điểm Công nghệ thông tin 0
S Phương pháp mới sắp xếp cặp đôi với ghép đảo chỗ Luận văn Sư phạm 0
B Hoàn thiện phương pháp xếp hạng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Trung tâm Thông tin tín dụng ngâ Luận văn Kinh tế 1
K hoàn thiện phương pháp chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ ph Luận văn Kinh tế 2
M Phương pháp xếp hạng khách hàng của phòng Dịch vụ ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Hà Nội Môn đại cương 2
F Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Luận văn Kinh tế 0
M Thiết kế trò chơi xếp gạch bằng ngôn ngữ Java theo phương pháp lập trình hướng đối tượng Tài liệu chưa phân loại 0
A Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Vi Tài liệu chưa phân loại 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Kế toán & Kiểm toán 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top