Valentin

New Member

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh ở công ty Xuất nhập khẩu Cung ứng Vật tư Thiết bị Đường Sắt (VIRASIMEX)





MỤC LỤC
Lời mở đầu 7
Chương I: Lý luận chung về quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 10
1.1. Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh 10
1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh 10
1.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh 20
1.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh 21
1.2.1. Lập kế hoạch về vốn kinh doanh 21
1.2.2. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh 25
1.2.3. Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh 32
1.2.4. Giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh 35
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 40
1.3.1. Nhân tố khách quan 41
1.3.2. Nhân tố chủ quan 42
Chương II: Phân tích thực trạng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 45
2.1. Khái quát về công ty Virasimex 47
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 47
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 49
2.1.3. Các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh 52
2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 64
2.2.1. Hoạt động lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty Virasimex 64
2.2.2. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh của công tyVirasimex 68
2.2.3. Sử dụng vốn kinh doanh vào các hoạt động của công ty Virasimex 71
2.2.4. Giám sát và kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Virasimex 75
2.3. Nhận xét và đánh giá về quản trị vốn kinh doanh ở công ty Virasimex 83
2.3.1. Những ưu điểm 83
2.3.2. Những nhược điểm 85
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 88
Chương III: Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 90
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virsimex 90
3.1.1. Quan điểm phương hướng 90
3.1.2 Mục tiêu chiến lược 92
3.1.3. Phương hướng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex trong những năm tới 93
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 95
3.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới 95
3.2.2. Giải pháp về huy động 97
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí kinh doanh 100
3.2.4. Giải pháp về bảo toàn vốn, quản lí kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn kinh doanh 104
3.3 Các điều kiện đảm bảo cho các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 112
3.3.1. Với Nhà nước và các ngành liên quan 112
3.3.1. Với nghành 115
Kết luận 117
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lưu động rất lớn bằng vốn dự trữ của Nhà nước và vốn ngân sách Nhà nước cấp.
Vốn dự trữ Nhà nước là các khoản đầu tư, viên trợ của nước ngoài dành cho chính phủ ta từ trước, cho nên công ty có thể tranh thủ nghiên cứu hiệu quả sử dụng để thu hồi vốn nhanh nhất. Nếu thu hồi vốn nhanh và sử dụng có lãi, Công ty có thể xin phép Bộ cho tiếp nhận và sử dụng hay có thể giao lại cho đơn vị khác trong ngành sử dụng. Với cách này Công ty chỉ thực hiện thương vụ và thu phí dịch vụ uỷ thác ( khoảng 1,5% giá trị hợp đồng), giao nhận, thanh toán. Do quá trình tạo dựng và củng cố mối quan hệ làm ăn với bạn hàng nước ngoài trong nhiều năm liền Công ty đã tạo dựng được uy tín và khách hàng tin tưởng cho thanh toán chậm, cho vay. Với cách này Công ty đã nhận hàng rồi bán cho đơn vị sử dụng, có thể thu hồi tiền ngay và tận dụng thêm thời gian chưa đến hạn quay vòng vốn sinh lời hay cho khách hàng nợ.
Tổng vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm từ 1999 đến 2002. Đặc biệt là vốn cố định có tốc độ tăng rất cao, giai đoạn công ty mới thành lập lại thì vốn cố định chỉ đạt gần 5,6 tỉ đồng, nhưng đến năm 2002 thì con số này tăng lên khoảng 6 lần (đã trừ khấu hao). Điều này có thể giải thích bởi công ty được ngân sách nhà nước cấp, hoạt động kinh doanh có hiệu quả…
Bảng 2.2. Tình hình vốn kinh doanh của công ty Virasimex giai đoạn 1993-2002
1993
1999
2000
2001
2002
Tổng VKD (trđ)
94.456
101.151,96
119.125,46
130.888,41
133.535,52
Vốn CĐ (trđ)
5.571
18.409,51
18.215,97
28.163,27
32.981,27
% tổng VKD
6
18
15
22
25
Vốn LĐ(trđ)
88.855
82.742,45
100.909,49
102.725,14
100.554,25
% tổng VKD
94
82
85
78
75
Nguồn: báo cáo tài chính công ty Virasimex giai đoan 1993-2002.
Tuy nhiên, do đặc điểm của công ty chủ yếu tham gia hoạt động thương mại, nên vốn cố định chỉ chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Năm 1993 sau khi thành lập lại, vốn cố định của công ty chỉ chiếm 6% trong tổng vốn kinh doanh của toàn công ty. Suốt quá trình từ đó đến nay, vốn cố định của công ty đã được liên tục bổ xung mua mới đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng cao nên đến năm 1999 vốn cố định của công ty chiếm 18% vốn kinh doanh của công ty. Và đến năm 2002 tỉ lệ này đã đạt tới 25% cho thấy tốc độ bù đắp khấu hao và mua mới của doanh nghiệp là rất cao trong giai đoạn vừa qua.
Và vốn lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty gấp khoảng ba lần vốn cố định và khoản đầu tư dài hạn. Đó là do công ty tham gia kinh doanh các mặt hàng là thiết bị chuyên dùng của ngành đường sắt giá trị nhập khẩu và sản xuất các loại vật tư cao, mức dự trữ cũng tương đối lớn. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức vốn cố định chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng vốn của công ty.
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của công ty được Nhà nước giao cho chủ yếu là xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị cho ngành Đường Sắt cho nên trong các mặt hoạt động của công ty thì hoạt động mua bán vật tư hàng hoá cung ứng cho ngành và sản xuất vật tư ngành Đường Sắt chiếm vị trí và vai trò quan trọng nhất.
Tình hình kinh doanh các mặt hàng chính của công ty
Là đơn vị sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên dùng của ngành Đường Sắt trong những năm qua công ty đã cung ứng nhiều loại vật tư thiết bị cho ngành để nâng cao tốc độ chạy tàu, từ đó nâng cao được chất lượng phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa ngày một tốt hơn. Cụ thể ta theo dõi các danh mục mặt hàng chủ yếu của công ty sản xuất và kinh doanh đã được bán ra từ năm 1999- 2002 tại bảng 2.3:
Thông qua bảng 2.3 ở trên ta giá trị hàng hoá được sản xuất tại công ty và các sản phẩm mua về kinh doanh có giá trị rất lớn, tổng giá trị kinh doanh đều có xu hướng tăng theo từng năm. Giá trị hàng hoá kinh doanh năm 1999 đạt trên 68 tỉ đồng thì đến năm 2002 tổng giá trị hàng hoá đã đạt tới 238,7 tỉ đồng. Trong vòng 4 năm tổng trị giá sản xuất và kinh doanh đã tăng gấp gần 4 lần. Điều này cho thấy mức độ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn vừa qua.
Bảng 2.3: Danh mục mặt hàng sản xuất và kinh doanh của công ty Virasimex từ năm 1999-2002
Danh mục vật tư
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
I. Tổng trị giá
Tr.đ
72.144,55
290.789,75
202.081,3
290.789,75
II. Mặt hàng chủ yếu
Thiết bị
Cái
3
41
212
174
Kim khí
Tr.đ
11.960
15.500
30.780
36.241
Thép các loại
Tấn
832
1.183
1.479
2.408
Ray, ghi các loại
Tấn
2.822
3.788
4.680
4.840
Vật liệu xây dựng
Tr.đ
9.500
16.700
17.600
17.010
Nguồn: báo cáo bán hàng của công ty Virasimex 1999-2002
Bảng 2.3 cho biết tổng giá trị sản xuất, xuất nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 1999-2002 theo mặt hàng. Trên đây là những mặt hàng chủ lực của công ty Virasimex đã tiến hành kinh doanh trong thời gian qua. Các mặt hàng như thiết bị, kim khí, ray, ghi là những mặt hàng phục vụ cho nghành đường sắt. Xét ở góc độ giá trị và khối lượng thì các mặt hàng này tăng đều qua các năm do nghành đường sắt đang tiến hành hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ hoạt động vận tải để nâng cao sức cạnh tranh so với các nghành vận tải khác. Mặt hàng vật liệu xây dựng công ty cũng tham gia kinh doanh một mặt phục vụ cho hoạt động xây dựng trong nghành, một mặt bán cho các tổ chức cá nhân khác để thu lợi nhuận.
Và nếu xét ở góc độ từng nhánh hoạt động theo lĩnh vực uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh trong nước trong giai đoạn này ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và giá trị sản xuất của công ty Virasimex giai đoạn 1999-2002
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tổng trị giá
72.144,55
111.966.5
202.081,3
290.789,75
- Xuất khẩu
0
2.300
8.580
20.970
- NK uỷ thác
27.000
50.000
115.700
168.000
- NK để bán trong nước
23.000
31.000
45.200
83.000
- Uỷ thác xuất khẩu
4.508,15
5.200,5
5.600
10.893,75
- Sản xuất trong nước
10.100
12.200
13.420,3
15.750
- Kinh doanh XK LĐ
3.000
4.500
7.500
4.500
- Các mặt KD khác
6.536,4
6.766
6.081
5.676
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty Virasimex 1999-2002
Năm 1999, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty Virasimex không có, hoạt động uỷ thác xuất khẩu đạt 4.508,15 triệu đồng. Giá trị sản xuất trong nước đạt 10.100 triệu, các sản phẩm đều dùng cho nghành đường sắt. Kinh doanh xuất khẩu lao động trong năm đầu tiên (1999) cũng đạt tới 3.000 triệu đồng.
Kim ngạch nhập khẩu uỷ thác thiết bị vật tư của công ty Virasimex là rất lớn, có xu hướng tăng đều qua các năm. Nhập khẩu uỷ thác thiết bị vật tư cho các công ty trong nghành đường sắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong hầu hết các năm từ 1999 đến 2002. Giá trị nhập khẩu uỷ thác năm 1999 là 27.000 triệu thì đến năm 2002 đã lên tới 168.000 triệu đồng. Trong đó, toàn bộ giá trị trên là nhập khẩu uỷ thác cho các cơ sở của nghành thuộc phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Hiện mặc dù là nghành đã cho phép các đơn vị trực thuộc có thể nhập khẩu trực tiếp, nhưng với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng thiết bị vật tư nên, các đơn vị
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top