viet_nga

New Member

Download miễn phí Đề tài Tài chính trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam





Mục lục
 
Lời nói đầu 1
I. Tiền đề ra đời và tồn tại của tài chính 2
II. Bản chất của tài chính 2
III. Chức năng của tài chính 4
1. Chức năng phân phối của tài chính 4
2. Chức năng giám đốc của tài chính 5
IV. Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 6
1. Vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN 6
2. Bản chất, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 9
V. Vai trò của tài chính trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường 11
1. Tài chính là công cụ trọng yếu để điều hành vĩ mô của Nhà nước 11
2. Vai trò tài chính có trọng lượng trong điều hành cơ chế thị trường đi theo các mục tiêu kinh tế xã hội đã được xác định 11
VI. Các công cụ tài chính trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp 12
1. Ngân sách nhà nước 12
2. Thuế 17
3. Tiền tệ - tín dụng 24
4. Dự trữ tài chính và bảo hiểm 28
Kết luận 32
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

òng, ngoại giao, xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế – xã hội (đường giao thông, liên lạc, giáo dục phổ cập, đào tạo cán bộ) cũng như giải quyết một số vấn đề xã hội…
b. Thực trạng NSNN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng, NSNN đã có những chuyển biến tích cực, xứng đang là một khâu tài chính chủ đạo trong hệ thống tài chính, đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và là một trong những công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những thành tựu đạt được của NSNN thể hiện chủ yếu như sau:
Do có sự tăng trưởng kinh tế và đổi mới chính sách thuế, chúng ta đã chuyển từ một ngân sách chủ yếu dựa vào ngoại viện, thu trong nước không đủ chi thường xuyên; tiến tới thu trong nước đã đảm bảo chi thường xuyên và có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ dắc lực cho mục tiêu chống lạm phát.
Vốn đầu tư từ NSNN đã chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt; phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, thực hiện các chương trình mục tiêu, từng bước giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội.
Chi NSNN từng bước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, xoá bao cấp, tránh dàn trải trong chi tiêu, đáp ứng các nhu cầu xoá đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, củng cố an ninh quốc phòng và giũ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Những thành công trong quản lý thu, chi ngân sách trực tiếp hỗ trợ cho việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Luật NSNN đã được ban hành và thực hiện khá tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu đúng, thu đủ và kịp thời các nguồn thu. Việc chi NSNN cũng được kiểm tra, kiểm soát khá chặt chẽ. Nhà nước tiếp tục thực hiện nguyên tắc cân đối NSNN theo hướng thu từ thuế và phí phải lớn hơn chi thường xuyên, do đó có điều kiện tích luỹ cho đầu tư phát triển, dành chi đầu tư lớn hơn chi thường xuyên và chi NSNN. Việc bội chi NSNN được kiềm chế trong phạm vi Quốc hội cho phép, góp phầnkích thích tăng trưởng kinh tế.
Quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã đựoc xử lý theo hướng tăng quyền chủ động của ngân sách địa phương. Tập trung hoàn thiện hệ thống thuế thông qua việc tiến hành cải cách thuế cấp III thưo hướng vừa đảm bảo nhu cầu chi của ngân sách, vừa tạo mội trường tài chính thuận lợi. Rà soát và chấn chỉnh việc ban hành và thu các loại phí, lệ phí trái quy định.
Nhà nước từng bước cắt giảm các khoản chi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước. Giảm mạnh các đối tượng bao cấp cả NSNN; có cơ chế huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách để đảm bảo mục tiêu phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá.
Nhìn chung, chính sách động viên của Nhà nước vào NSNN là nhất quán, hướng tới sự công bằng, chú trọng bồi dưỡng nguồn thu lâu dài, đảm bảo cho NSNN đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước. Chính sách động viên đã bám sát quan điểm của Đảng là phải có tầm nhìn dài hạn trong chính sách thu, giải quyết hợp lý quan hệ gữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tập trung vào NSNN và khả nưng tích tụ vốn, tái đầu tư của các doanh nghiệp. Chính sách khai thác các nguồn lực ngoài NSNN được chú trọng, thực hiện xã hội hoá đầu tư, xã hội hoá một số khoản chi NSNN nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá. Những cơ chế, chính sách và pháp luật về NSNN đã tạo điều kiện thuận lợi để thức đẩy chuyển dịch cở cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đúng tiến độ và có hiệu quả, khuyến khích đầu tư xã hội, mở rộng thị trường, phục vụ có hiệu quả cho chiến lược con người, phát triển khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Bên cạnh những kết quả nêu trên, hoạt động NSNN vẫn đứng trước những khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định trong quá trình hội nhập và phát triển. Điều đó thể hiện tập trung ở mấy điểm sau:
Thứ nhất, cơ sở, nền tảng để động viên GDP vào NSNN chưa thật vững chắc. Cụ thể là cơ cấu nguồn thu trong nước tăng chậm do hiệu quả kinh tế còn thấp; nguồn thu của NSNN chưa thật sự bắt nguồn từ kết quả sản xuất, kinh doanh, từ hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế mà vẫn bi chi phối bởi các khoản thu có tính bấp bênh, thiếu chắc chắn, phụ thuộc yếu tố bên ngoài (như thu từ bán dầu thô, thu thuế xuất nhập khẩu…) đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổn thu NSNN; ngân sách địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ đất, từ xổ số kiến thiết và trợ cấp của ngân sách cấp trên.
Thứ hai, chính cách thuế đang tiếp tục hoàn thiện và còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế quyền sử dụng đất. Chính sách động viên chưa khuyến khích sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng… Việc làm cho các chính sách thuế đơn gian, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa đạt được. Việc hướng dẫn các văn bản pháp lật còn máy móc, thiếu thực tế nên thường xuyên diễn ra tình trạng trùng chéo, không rõ ràng, vừa gây khó khăn cho người thực hiện, vừa gây cản trở cho công tác thanh tra, giám sát.
Thứ ba, công tác quản lý và điều hành thu NSNN còn tồn tại tình trạng thất thu, trốn thuế, lậu thuế, nhất là việc thoái trả thuế giá trị gia tăng. Kiểm soát thu nhập cá nhân để làm cơ sở thu thuế thu nhập chưa thực hiện được.
Thứ tư, công tác quản lý và giám sát tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo dẫn đến chất lượng công trình không cao và tình trạng tiêu cực, thất thoát, lãng phí diễn ra khá phổ biến. Nợ xây dựng cơ bản lớn (năm 2003 là trên 11.000 tỷ đồng) và kéo dài có nguyên nhân do công tác lập dự án, chuẩn bị đầu tư, quản lý vốn còn hạn chế trong điều kiện phải đi vay vốn, từ đó dẫn đến việc xử lý nợ không dứt điểm, không triệt để, tạo ngánh nặng phải trả nợ cho NSNN.
Thứ năm, sức ép tăng chi NSNN vẫn còn lớn do nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế – xã hội ngày càng cao, trong khi sự phân bố NSNN còn dàn trải, chưa chú ý hiệu quả kinh tế – xã hội. Do sự hạn hẹp của NSNN mà định mức chi NSNN mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ duy trì mà chưa mang tính thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội.
Thứ sáu, chủ trương xã hội hoá một số khoản chi (như giáo dục, y tế, văn hoá) chưa được nhận thức đầy đủ, quán triệt kịp thời, phổ biến rộng rãi, dẫn đến triển khai chậm, quản lý chưa tốt. Công tác quản lý và giám sát tài chính thiếu tập trung, chưa chặt chẽ. Quan hệ giữa NSNN và doanh nghiệp Nhà nước còn lẫn lộn giữa bao cấp và tài trợ hợp lý dẫn đến sự bảo hộ quá mức của NSNN, tạo ra tư tưởng thụ động, ỷ lại, trong chờ, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập.
Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên, chủ yếu là chưa giải quyết được mâu thuẫ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng thủ tục kiểm toán để phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Deloitte Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ Y dược 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
D Áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích tài chính tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) Luận văn Kinh tế 0
N Vận dụng thủ tục phân tích với kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top