vu_quocthanh

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp





Nền nông nghiệp Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ, sản xuất theo hình thức lạc hậu, máy móc kĩ thuật chưa được áp dụng nhiều làm cho năng suất không cao và tạo ra một lượng lớn lao động nhàn rỗi sau mùa vụ .chưa tận dụng hết khả năng tăng gia sản xuất, nguồn lao động trong khu vực kinh tế nông thôn dồi dào. Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp còn thấp, tỉ lệ thất nghiệp mùa vụ cao, nhu cầu việc làm cấp thiết dẫn đến hiện tượng di dân gây áp lực việc làm cho khu vực thành thị và tính không ổn định của lớp lao động này làm nguy cơ thất nghiệp càng cao .



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, tiêu tốn thời gian vô nghĩa, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việthu nhập thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử c dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v..).
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
Người thất nghiệp dễ ở trong tình trạng mình là người thừa tuy nhiên sự tác động là khác nhau giữa hai giới. Ở phụ nữ nếu không có việc làm ngoài thì việc nội trợ và chăm sóc con cái vẫn có thể được chấp nhận là sự thay thế thỏa đáng, ngược lại ở người nam, đem thu nhập cho gia đình gắn chặt đến giá trị cá nhân, lòng tự trọng. Nam giới khi mất việc làm thường tự ti, rất nhạy cảm và dễ cáu bẳn, họ có thể tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình[2]. Họ cũng dễ bị rối loạn tâm lý như buồn phiền, mất ngủ, trầm cảm và như đã nói ở trên đôi khi còn dẫn đến hành vi tự sát.
1.2.2. Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế:
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.
1.2.3.Tác động tích cực đến nền kinh tế
Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được minh họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học.
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận
II. Thực trạng thất nghiệp ở nông thôn Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới. Và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế như: thiếu vốn sản xuất, lao động phân bố chưa hợp lí, tài nguyên khai thác chưa hợp lí….Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu lao động rất lớn gây ra sức ép về giải quyết việc làm cho toàn quốc.
Việt Nam hiện nay có tới hơn 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Do điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển kinh tế khác nhau giữa thành thị và nông thôn nên nguồn lao động ở các khu vực đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau:
Bảng: Phân bố dân số và lao động giữa thành thị và nông thôn Việt Nam.
Chỉ tiêu
1/4/1989
1/4/1999
1/7/2004
Nghìn người
Tỷ trọng (%)
Nghìn người
Tỷ trọng (%)
Nghìn người
Tỷ trọng (%)
1.tổng dân số
64.774
100,00
76.653
100,00
82.100
100,00
Nông thôn
52.197
80,58
58.572
76,42
Thành thị
12.577
19,42
18.018
23,58
2.dân số trong độ tuổi lao động
33.496
100,00
43.556
100,00
43.255,3
100,00
Nông thôn
25.625
76,50
32.196
73,92
32.706
75,60
Thành thị
7.870
23,50
11.359
26,08
10.549, 3
24,40
Qua 3 giai đoạn điều tra dân số và dân số trong độ tuổi lao động ta thấy được, dân số nông thôn Việt Nam có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng dân số nhưng tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động lại tăng lên,con số này luôn trong khoảng trên 75%.
Trong năm 2008, tỷ lệ thiếu việc làm của khu vực nông thôn là 6.10%( trong khi đó tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2.34%) cao hơn so với mức 5.10% của cả nước Tỷ lệ thiếu việc làm giữa các vùng trong khu vực nông thôn cũng có sự khác nhau đang kể như: vùng đồng bằng sông Hồng là 8.23% trong khi đó ở trung du và miền núi phía Bắc là 2.56%, đồng bằng sông Cửu Long là 7.11%.......
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng(*)
%
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành thị
Nông thôn
Chung
Thành thị
Nông thôn
CẢ NƯỚC
2.38
4.65
1.53
5.10
2.34
6.10
Đồng bằng sông Hồng
2.29
5.35
1.29
6.85
2.13
8.23
Trung du và miền núi phía Bắc
1.13
4.17
0.61
2.55
2.47
2.56
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
2.24
4.77
1.53
5.71
3.38
6.34
Tây Nguyên
1.42
2.51
1.00
5.12
3.72
5.65
Đông Nam Bộ
3.74
4.89
2.05
2.13
1.03
3.69
Đồng bằng sông Cửu Long
2.71
4.12
2.35
6.39
3.59
7.11
( nguồn : tổng cục thống kê)
Theo tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 15-60 với nam và 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị,  nhưng từ trước đến nay chưa công bố. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Với c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top