ha_anh_p3o

New Member

Download miễn phí Báo cáo Về công tác quản lý vốn tại Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
Phần I: Đặc điểm chung về công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.4
2. Chức năng của công ty. 5
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.6
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất .8
5. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.11
6. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.12
7. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2003 của Công ty.13
Phần II:Thực trạng công tác quản lý vốn của công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội.
1. Một số vấn đề lý luận chung.16
2. Thực trạng công tác quản lý vốn của Công ty.22
Phần III: Một số kiến nghị 28
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng kinh doanh phụ.
Trước đây, Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội mang tên là Xí nghiệp sửa chữa điện dân dụng, thành lập ngày 20-10-1976 theo QĐ số 421/TCCQ trên cơ sở của một Hợp tác xã hợp nhất cũ. Ngày 23-9-1993 xí nghiệp đổi tên thành Công ty thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội theo QĐ số 5497/ QĐUB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Từ khi được thành lập đến nay, Công ty đã tự cân đối với năng lực sản xuất thực tế của mình và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm gửi lên cấp trên duyệt và giao nhiệm vụ chính thức. Vì vậy, Công ty luôn là đơn vị hoàn thành toàn diện kế hoạch nhà nước giao cho. Ngoài ra, Công ty đã chủ động tạo thêm nguồn vật tư, mở rộng thêm một số mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thêm nguồn vốn tự có của Công ty và tích luỹ cho Nhà nước.
Cơ sở sản xuất của công ty ở cây số 13, quốc lộ 1 thuộc xã Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội với hàng chục loại máy móc, thiết bị ngoại nhập và tự chế dùng cho sản xuất.
Dây điện, mặt hàng chính của công ty được chế tạo bởi nguyên liệu nhập khẩu: đồng dây và nhựa hạt PVC. Quá trình sản xuất bắt đầu từ đồng dây ỉ3. Qua máy kéo rút to, nhỏ xuống ỉ 1.5- ỉ 0.2. Sau đó qua máy bện, bện thành các cụm 12,14,16.... 112 sợi tuỳ cỡ to nhỏ. Từ dây bện qua máy đùn nhựa trở thành dây điện các loại, sau qua máy cuốn thành phẩm thành những cuộn dây điện, dây cáp từ 100 đến 1000 m dây thành phẩm.
2. Chức năng chủ yếu của Công ty:
- Sản xuất và kinh doanh các loại dây điện, cáp điện bọc PVC
- Sản xuất các mặt hàng kim khí: lưới B40, lưới cáo, dây thép gai
- Sửa chữa các loại thiết bị điện, lắp đặt điện nội thất
- Được xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết, được nhập khẩu nguyên liệu vật tư hàng hoá phục vụ cho công ty và nhu cầu thị trường
- Được liên doanh, hợp tác mở cửa hàng đại lý, được làm dịch vụ văn phòng thay mặt và nhà khách.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Số lao động trong doanh nghiệp là 114 người, trong đó:
- Công nhân sản xuất là 60 người chiếm 61% trong đó số công nhân bậc cao và kỹ sư là 15 người.
- Nhân viên bán hàng và phục vụ sản xuất là 17 người.
- Cán bộ, nhân viên quản lý: 24 người trong đó 11 người là cử nhân.
Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty:
Giám đốc
Phó GĐ kinh doanh
Phó GĐ kỹ thuật
Cửa hàng GTSP
Tổ tiếp thị
Phòng KCS
Phòng KT
Phòng bảo vệ
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
Phòng tài vụ
Phòng kế hoạch
PX bện rút
PX PVC
PX cơ khí
Cửa hàng động cơ
3
Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo của ban giám đốc. Ban giám đốc lãnh đạo chung và chỉ đạo trực tiếp đến từng phòng ban, phân xưởng. Giám đốc Công ty đứng đầu bộ máy quản lý, là người chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hay quản đốc phân xưởng.
Ban giám đốc Công ty gồm 3 người:
Một giám đốc phụ trách chung.
Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
Cơ cấu phòng ban của Công ty để phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý sản phẩm và lao động phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên gồm:
- Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm nghiên cứu thiết kế những sản phẩm áp dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã, đáp ứng nhu cầu thị trường và có đủ sức cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại.
- Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng, mẫu mã sản phẩm trước khi nhập kho.
- Phòng kế hoạch: Giúp giám đốc nắm bắt về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rõ ràng và kịp thời, lập ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn: ký kết hợp đồng kinh tế, nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường, đề ra các kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, thiết lập các cửa hàng đại lý, giới thiệu sản phẩm. Kho trực thuộc phòng kế hoạch gồm 2 kho: kho vật tư.
kho thành phẩm.
- Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác tài chính. Có trách nhiệm trong việc hạch toán chi phí, ghi chép vào sổ sách kế toán, tổ chức công tác kế toán, tài chính theo chế độ hiện hành của bộ tài chính. Cung cấp thường xuyên và đầy đủ những thông tin về tiền tệ, sản phẩm và chi phí... để phục vụ cho lãnh đạo chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng tài vụ: Cấp phát tiền lương.
Quản lý hoá đơn.
Quản lý tiền.
-Phòng tổ chức: Thực hiện chức năng tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân ở các phân xưởng và toàn Công ty cho phù hợp. Thực hiện chế độ về bảo hộ lao động, an toàn, vệ sinh lao động, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, kỷ luật...theo quy định của nhà nước đối với người lao động. Kiểm tra, theo dõi việc chấp hành kỷ luật lao động và các quy định trong phạm vi Công ty.
Để sản xuất sản phẩm, Công ty có các phân xưởng:
Phân xưởng bện rút.
Phân xưởng PVC.
Phân xưởng cơ khí.
Cửa hàng động cơ.
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Thiết bị kỹ thuật điện Hà Nội:
Dây điện- mặt hàng chính của Công ty được chế tạo bởi nguyên vật liệu nhập khẩu: đồng dây và nhựa PVC. Quá trình sản xuất bắt đầu từ đồng dây f3.2 qua máy kéo rút to, nhỏ xuống f1.5á f 0.2 sau đó qua máy bện, bên thành các cụm 12, 14, 16,..., 112 sợi tuỳ cỡ to nhỏ. Từ dây bện qua máy đùn nhựa trở thành dây điện các loại, sau đó qua máy cuốn thành phẩm thành những cuộn dây điện từ 200á 500m dây thành phẩm.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Dây đồng f3.2
Kéo rút dây
f1.5
Kéo rút dây
f 0.2
Bện
ủ mềm
Bọc PVC
Cuộn thành phẩm
Kho thành phẩm
a.Nguyên công kéo rút:
Trong công nghệ sản xuất dây điện và cáp điện, khâu kéo rút là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào là dây đồng có đường kính lớn được rút xuống kích thước quy định, thông thường qua từ 17-24 khuôn kim cương (tuỳ theo kéo thô hay kéo tinh). Thông thường, việc kéo rút được chia làm 2 bước:
Bước 1: kéo thô từ f3.2 xuống f1.
Bước 2: kéo mịn (kéo tinh) từ f1 xuống f0.2 hay nhỏ hơn nữa.
-Khuôn kéo: có vai trò rất quan trọng (nhất là khâu kéo mịn) trong việc đảm bảo ra sản phẩm có kích thước ổn định, thường dùng khuôn kim cương tự nhiên hay nhân tạo có chất lượng cao.
-Lô kéo: quyết định năng suất và chất lượng dây, bề mặt lô phải chịu được sự mài mòn và có độ cứng vững cao.
-Nước làm nguội và bôi trơn: giữ cho dây luôn sáng bóng và không bị ôxy hoá và làm nguội khuôn thường dùng dung dịch Emulso là loại hoá chất đáp ứng được các yêu cầu trong công nghệ kéo rút.
b.Nguyên công bện dây:
Là công việc kết hợp nhiều s
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top