Briggere

New Member

Download miễn phí Đề tài Vai trò của Nhà Nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay





Những năm gần đây, đầu tư của nhà nước bước đầu đã có một số thay đổi theo chiều hướng tốt, một số công trình đã phát huy tác dụng làm tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho bước mới thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá. Tuy nhiên nhìn chung việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đến nay vẫn còn rất lãng phí và kém hiệu quả. Quan niệm của nhà nước về đầu tư còn đơn giản, chỉ chú trọng vào đầu tư xây dựng cơ bản để làm tăng tài sản cố định, chưa quan tâm thích đáng và gắn nó với đầu tư xây dựng cơ sở nguyên liệu, đầu tư vào con người và phát triển khoa học kỹ thuật. Đối với cơ cấu đầu tư cũng còn nhiều bất hợp lý: nhà nước chưa chú ý thích đáng đến đầu tư cho kết cấu hạ tầng; hiệu quả vốn đầu tư thấp do không ít trờng hợp đầu tư sai; cơ chế cấp phát vốn của nhà nước vẫn còn mang tính chất bao cấp, thất thoát, lãng phí nhiều. Kết quả tính toán cho thấy hiệu quả vốn đầu tư hiện nay là rất thấp thể hiện qua sự so sánh giữa tổng số vốn đầu tư và giá trị tài sản cố định tăng thêm như sau: thời kì 1986 - 1990 cứ bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì chỉ thu được khoảng 50 đồng giá trị tài sản tăng thêm, năm 1991 là 51, 5 đồng và năm 1992 là 48, 2 đồng, tỷ lệ thất thoát lên đến 30%. Sở dĩ có sự thất thoát lớn nh thế là do cơ chế cấp phát, thanh toán đến giao nhận thầu, nghiệm thu, quyết toán công trình có nhiều cơ quan quản lý nhng lại thiếu sự quy định trách nhiệm cụ thể, không cơ quan nào chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối về số vốn đầu tư của nhà nước.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngành, chưa khai thác và động viên có hiệu quả mọi nguồn lực có sẵn trong nước. Tuy nhà nước ta đã cố gắng tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài phù hợp với khả năng tiếp thu, quản lý và sử dụng công nghệ, nhân lực nhưng không có chính sách kiểm tra giám sát chặt chẽ nên vẫn còn nhiều lãng phí, kém hiệu quả. Nhà nước chưa thúc đẩy nhanh chóng quá trình đổi mới thiết bị, công cụ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là các ngành trọng điểm.
Việc lựa chọn mục tiêu các giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế của nhà nước còn nhiều thiếu sót, chủ quan, nóng vội, duy ý chí, vợt quá khả năng thực hiện.
2.1.2.Thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với bước đi của quá trình công nghiệp hoá:
Nước ta khi bước vào thời kì đổi mới đã phải tiếp nhận thực trạng của một cơ cấu kinh tế mang nặng đặc trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu. Sau nhiều kế hoạch phát triển kinh tế lần lượt các mô hình cơ cấu kinh tế được hình thành, song cho đến cuối những năm 80 nền kinh tế về cơ bản vẫn là cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu và kém hiêu quả mà việc cấu trúc lại không phải là đơn giản. Qua hơn 10 năm đổi mới cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển biến đáng khích lệ: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22, 7% năm 1990 tăng lên 30, 1% năm 1995 ;tỷ trọng ngành dịch vụ từ 38, 6% năm 1990 tăng lên 42, 4% năm 1995. Nước ta đã chuyển hẳn sang một thời kì mới thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá để đến năm 2000 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Tuy vậy nhưng về cơ cấu ngành kinh tế, nhà nước chưa thúc đẩy nhanh các vùng tập chung chuyên canh, chậm đưa công nghệ sinh học và các phương pháp canh tác tiên tiến vào nông nghiệp; công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản xuất khẩu chưa phát triển; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cơ bản thiết yếu còn ít oỉ nhỏ bé. Ngành cơ khí chưa hướng vào sản xuất công cụ thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. v. v.
Nhà nước chưa chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với bước đi của công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao, tỷ suất hàng hoá nông lâm sản thấp, tỷ trọng hàng suất khẩu nhỏ bé manh mún.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP còn quá thấp. Công nghiệp chế biến nông lâm hải sản và công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng để xuất khẩu phát triển chậm.
2.2. Phát triển công nghệ
2.2.1.Phát triển công nghệ sản xuất
Đất nước ta đang chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế thị trường với nền kinh tế mở, phải cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Chúng ta đã thấy được chính sách và cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp của nhà nước đã kìm hãm việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất ở nước ta như thế nào. Chính vì vậy mà những chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế mới ban hành nhằm kích thích đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ đã nhanh chóng tìm được sự hưởng ứng và đón nhận, đem lại kết quả ban đầu đáng khích lệ. Những chính sách và cơ chế mới ban hành cuả nhà nước trong thời gian qua nhằm tạo quyền chủ động cho các đơn vị sản xuất trong việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất đã có tác dụng giúp nhiều cơ sở sản xuất đứng vững được trong cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trờng, bước đầu làm ăn có hiệu quả. Ví dụ như nghị quyết số 217-HĐBT ngày 14/11/98 về các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (ban hành theo nghị định số 50-HDBT ngày 22/3/1998) đã có những tác động tích cực, làm các doanh nghiệp nhà nước độc lập hơn tự chủ hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Luật đầu tư nước ngoài vào việt nam ; luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào việt nam và một loạt các thông tư quyết định cụ thể khác của nhà nước đã tạo điều kiện ban đầu thuận lợi cho các doanh nghiệp nhà nước nhanh chóng đôỉ mới công nghệ sản xuất. Những quy định trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước đã:
- Tạo ra nhu cầu bức thiết cho các doanh nghiệp phải đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ.
- Tạo quyền chủ động cho chủ thể sử dụng (các doanh nghiệp ) quyết định lựa chọn mua bán công nghệ kể cả việc trực tiếp quan hệ với bạn hàng nước ngoài.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh chủ động sử dụng có hiệu quả hơn những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
- Mở ra những hình thức mới không những tiếp cận mà còn thu hút đợc công nghệ tiên tiến của thế giới.
Báo cáo tại hội thảo kinh tế việt nam, bộ trưởng bộ khoa học công nghệ và môi trường Đặng Hữu đã đánh giá: ”xem xét lại trong 363 dự án với tổng số vốn gồm 2, 7 tỷ USD và các hợp đồng chuyển giao công nghệ khác thấy rằng nhiều công nghệ mới được đưa vào việt nam đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ chung của sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm”.
Đồng thời bên cạnh những mặt tích cực những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước với việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ phục vụ công nghiệp hoá cũng còn có những mặt hạn chế tồn tại. Đó là:
-Thiếu sự định hướng rõ rệt trong đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ. Hiện nay, nhà nước vẫn chưa xác định được chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia làm cơ sở định hướng cho các hoạt động khoa học công nghệ và hoạch định chính sách công nghệ. Do thiếu định hướng hoạt động và chính sách công nghệ, cụ thể hoá định hướng thành các quy định quản lý nên phải thừa nhận rằng hiện tại các hoạt động để phát triển công nghệ đang diễn ra một cách tự phát, thiếu sự quy hoạch và phối hợp tổng thể cả trong ngành lẫn ở địa phương.
-Thiếu sự an tâm tin tưởng từ phía người đầu tư cho phát triển công nghệ đối với tính ổn định nhất quán của các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự tin tưởng an tâm từ phía người đầu tư trong và ngoài nước là một yêu cầu rất quan trọng khi hợp tác. Những đổi mới trong những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Nhiều văn bản của đảng nhà nước, quốc hội đều nhận xét về môi trường kinh tế hiên nay là “ chính sách quản lý vĩ mô có nhiều sơ hở và thiếu sót, kỉ luật phép nước không ngiêm”. Nhà nước cần đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế nhằm tạo ra niềm tin cho các hoạt động đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá.
-Thiếu sự khuyến khích phát triển dịch vụ công cộng và kết cấu hạ tầng để đảm bảo tiếp nhận và khai thác có hiệu quả công nghệ mới phục vụ công nghiệp hoá. Sự ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top