Chago

New Member

Download miễn phí Đề tài Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành mũi nhọn ở Việt Nam





MỤC LỤC
Phần I Tổng quan tình hình FDI trên thế giới gần đây
Phần II: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số ngành mũi nhọn ở Việt Nam
A - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
I. Tổng quan ngành Da Giày Việt Nam
II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành Da Giày trong giai đoạn 1990-6/2000
2. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
III. Triển vọng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài
vào ngành Da Giày Việt Nam
1Phướng hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày
2. Những biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
B- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam
1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may
2. Hiệu quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May
II. Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt May
1. Dự báo nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001 – 2010
2. Phương hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010
3. Những vấn đề cần thực hiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào
ngành dệt may có hiệu quả
Phần III. Kết luận
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

1990 –6/2000
Loại hình
Số dự án
Tỷ trọng
(%)
Tổng vốn
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
100% vốn nước ngoài
50
73,57
489,993
81,3
Xí nghiệp liên doanh
18
26,47
112,687
18,7
Tổng số
68
100
602,680
100
2. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào ngành da giày Việt Nam
a) Những khó khăn và thách thức đối với ngành Da Giày Việt Nam
Thứ nhất: Cơ sở vật chất còn cũ và lạc hậu về công nghệ, chưa có nhiều dây chuyền hiện đại. Phần lớn máy móc thiết bị là nhập của Đài Loan, Hàn Quốc, tuy có phù hợp với điều kiện tài chính và trình độ quản lý của Việt Nam, song đều đã được đầu tư cách đây 4 năm, thậm chí là 10 năm. Mặc dù sản xuất được một số loại giày dép đủ điều kiện xuất khẩu nhưng thiết kế theo kiểu băng tải dài, tốc độ chậm, tốn nguyên vật liệu, ít hiệu quả. Chính vì vậy, ngay cả khi khách hàng nhiệt tình đặt hàng cao cấp, lợi nhuận cao cững không đủ khả năng thực hiện.
Thứ hai: Do chưa chế tạo được khuôn mẫu, phụ tùng và chưa thiết kế được kiểu dáng đáp ứng thị trường nhập khẩu trực tiếp nên hiệu quả không cao. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành da giày Việt Nam là gia công với mẫu có sẵn kèm theo đơn đặt hàng nước ngoài và phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Vì vậy, có giá tri gia tăng thấp và kim ngạch thực của công nghiệp da giày trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu chỉ vào khoảng 30%. Bên cạnh đó, một lượng hàng hoá xuất khẩu sang Châu Âu phải qua các đối tác trung gian như Đài Loan, Hàn Quốc, làm cho lợi nhuận đã có ít lại còn bị chia sẻ.
Thứ ba: Sức cạnh tranh của sản phẩm da giày Việt Nam vẫn còn thấp trong khi các nước láng giềng như Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc… xuất khẩu da giày lâu năm, nhiều kinh nghiệm, có bạn hàng, thị trường ổn định trở nên có lợi thế hơn. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính Châu á vừa qua không những làm giảm lượng cầu về sản phẩm da giày mà còn làm chững lại dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung. Đồng thời, Việt Nam còn phải chịu sức ép giảm giá sản phẩm khoảng tư 5% đến 10% so với trước, do sự mất giá tiền tệ của các nước trong khu vực. Hơn nữa, do các nước này có dịch vụ vận tải và tài chính tốt hơn, làm khả năng cạnh tranh của ngành da giày Việt Nam cũng giảm.
Thứ tư: Thị trường Mỹ, nơi tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới, trên thực tế vẫn nằm ngoài khả năng của các nhà xuất khẩu Việt Nam do chúng ta vẫn phải chịu mức thuế 22% so với mức 8% của những nước được hưởng quy chế tối huệ Quốc (MFN). Trong vài năm tới, khi xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng, EU cũng có thể áp dụng hạn ngạch đối với hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Để tạo ra một sản phẩm của ngành, thì giá trị của nguyên vật liệu đã chiếm tỷ lệ khoảng 70-80% giá thành sản phẩm, nhưng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành giày hiện nay vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 80%, đây là một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp da giày Việt Nam bị lệ thuộc vào thị trường, đối tác nước ngoài. Các nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của ngành là: da thuộc thành phẩm, simili giả da PU, PVC, vải, đế giày. Các nguyên vật liệu phụ là: pho mũi,pho hậu, keo dán, bao bì, phụ liệu trang trí,thớt chặt, phom giày… Đối với nguyên liệu chính là da thuộc thành phẩm, thị trường trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngành, hàng năm sản lượng khoảng 2 triệu sqft trong đó khu vực quốc doanh chỉ chiếm sản lượng khoảng 3,5 triệu sqft mặc dầu có nhiều xí nghiệp hơn, máy móc thiết bị hiện đại hơn khu vực ngoài quốc doanh. Về giả da PU, PVC chưa có xí nghiệp nào sản xuất ra phục vụ cho thị trường trong nước, có một số xí nghiệp nằm trong khu chế xuất ra các nguyên liệu này họ đều có đơn đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài, nhìn chung nguyên liệu này phải nhập khẩu. Đế giày các loại, năng lực sản xuất toàn ngành là 212 triệu đôi 1 năm, đối với nguyên liệu này cung cấp cho nhu cầu sản xuất tương đối đủ, chỉ phải nhập khẩu chút ít. Vải các loại thì thị trường trong nước có thể sản xuất các loại vải bạt 100% cotton, calico làm phần trên của giày thể thao và giày vải thấp, vải thun, terri làm lót giày và dép đi trong nhà, tuy nhiên để sản xuất những đôi giày cao cấp ta vẫn phải nhập nguyên liệu của nước ngoài.
Đối với nguyên vật liệu phụ: chưa hình thành được những DNNN chuyên cung cấp nguyên vật liệu phụ cho ngành, các doanh nghiệp tư nhân mới chỉ sản xuất cung ứng các phụ liệu có vốn đầu tư nhỏ như ô-dê, rivê, dây giày, bao bì… Các phụ liệu khác như keo dán, pho, dung môi, vật liệu trang trí.. đều phải nhập khẩu.
b) Một số thuận lợi của ngành da giày:
Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, nhưng ngành da giày cũng có một số thuận lợi:
-Môi trường đầu tư: Luật đầu tư nước ngoài ra đời đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho việc thu hút vốn đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã quy định rõ những lĩnh vực, những địa bàn khuyến khích đầu tư với các ưu đãi cho dự án nằm trong diện khuyến khích đầu tư. Chẳng hạn mức thuế lợi tức 20% sẽ áp dụng cho các dự án có một trong những điều kiện sau:
Phải xuất khẩu ít nhất 50% sản phẩm
Sử dụng 500 lao động trở lên, sử dụng công nghệ tiên tiến
Mức 15% áp dụng cho các dự án xuất khẩu 80% sản phẩm; mức 10% áp dụng cho các dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu vùng xa. ngoài ra còn có thể được miễn giảm thuế trong một số năm nhất định. Hiện nay pháp luật Việt Nam còn khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc cho phép họ có thể tự do chuyển lợi nhuận về nước mà không bị đánh thuế.
Các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành da giày đều thuộc diện được khuyến khích vì sản chủ yếu là để xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách quốc gia hàng năm. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao đông được thu hút vào khu vực làm việc có thu nhập cao hơn so với khu vực khác trong ngành. Ngoài ra , ngành da giày lại từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân và nâng cao được kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý.
Doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành da giày ước tính chiếm tới 30,7% trong tổng doanh thu của toàn ngành và số tiền trích nộp ngân sách của khu vực này chiếm khoảng 13% trong tổng số nộp ngân sách của toàn ngành da giày.
Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày và cũng tăng lên rất nhanh. Năm 1996, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu 171,56 triệu USD, chiếm 32,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, nhưng đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đã lên tới 547,03 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 1996 và chiếm tới 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Đồng thời với hoạt động đầu tư trực tiếp nước...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thực hiện các lĩnh vực quản trị của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
D VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIẾN Ở VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Kiến trúc, xây dựng 0
N Tình hình hoạt động tại công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Hà Minh Anh Luận văn Kinh tế 0
H Tình hình hoạt động tại công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Đầu tư xây dựng và Sản xuất vật l Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top